Giá cà phê trong nước hôm nay 7/1 tiếp tục giảm thêm 300 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 7/1
Giá cà phê robusta tiếp tục suy yếu do lo ngại các quốc gia châu Âu sẽ tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội vì biến thể Omicron lây lan nhanh, khiến các quán cà phê phải đóng cửa đồng loạt khiến nhu cầu tiêu thụ sụt giảm. Trong khi đó, giá cà phê arabica có xu hướng điều chỉnh giảm thường thấy ngay sau phiên tăng rất mạnh trước đó. Tuy đã có sự hồi phục nhẹ vào cuối phiên nhưng thị trường vẫn còn tâm lý lo ngại do Brazil xuất khẩu sụt giảm trong tháng 12.
Ghi nhận của TG&VN vào giờ đóng cửa phiên giao dịch liền trước (ngày 6/1), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 tiếp tục giảm thêm 14 USD (0,6%), giao dịch tại 2.307 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 giảm 15 USD (0,66%), giao dịch tại 2.255 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp. Cấu trúc giá đảo thu hẹp khoảng cách.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York điều chỉnh nhẹ, kỳ hạn giao tháng 3/2022 giảm 0,05 Cent (0,02%), giao dịch tại 231,7 Cent/lb. Trong khí, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng nhẹ 0,05 Cent (0,02%), giao dịch tại 231,85 Cent/lb. Khối lượng giao dịch trung bình. Cấu trúc giá đảo cũng thu hẹp khoảng cách.
Giá cà phê trong nước tiếp đà đi xuống tại các địa phương trọng điểm thuộc khu vực Tây Nguyên. Hiện tại, giá thu mua theo ghi nhận hiện nằm trong khoảng 39.900 - 40.700 đồng/kg.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 7/1 tiếp tục giảm thêm 300 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Rủi ro thị trường bị đánh giá tăng lên sau công bố biên bản họp của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho thấy dấu hiệu cắt giảm các biện pháp kích thích và việc nâng lãi suất cơ bản USD có thể nhanh chóng hơn dự đoán của thị trường trước đó.
Nhập khẩu cà phê của EU được dự báo sẽ giảm 1,1 triệu bao xuống còn 42,5 triệu bao và chiếm gần 40% lượng cà phê nhập khẩu của thế giới. Các nhà cung cấp hàng đầu cho EU bao gồm Brazil (34%), Việt Nam (24%), Honduras (8%) và Colombia (6%). Dự trữ cuối kỳ của EU niên vụ 2021-2022 dự kiến giảm 2,5 triệu bao, xuống còn 11,3 triệu bao nhằm đáp ứng mức tăng của nhu cầu tiêu thụ.
Mỹ sẽ là nhà nhập khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới với lượng nhập khẩu dự kiến tăng 700.000 bao lên 25 triệu bao trong niên vụ 2021-2022. Trong đó, các nhà cung cấp cà phê hàng đầu cho Mỹ bao gồm Brazil (30%), Colombia (21%), Việt Nam (11%) và Nicaragua (5%). Dự trữ cuối kỳ tại Mỹ được dự báo sẽ giảm 200.000 bao xuống 5,8 triệu bao.
Mặc dù nhập khẩu của Mỹ và EU tăng giảm trái chiều nhưng nhìn chung tiêu thụ cà phê của 2 thị trường này được dự báo sẽ tăng 1,1% và 1,8% so với niên vụ trước, đạt lần lượt là 41,4 triệu bao và 26,4 triệu bao.
Tương tự, tiêu thụ cà phê của Brazil và Nhật Bản cũng được dự báo tăng 1,3 – 1,5% trong niên vụ 2021-2022.