Giá cà phê trong nước hôm nay 7/6 đi ngang tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Getty Images) |
Giá cà phê hôm nay 7/6
Giá cà phê thế giới có xu hướng tăng trở lại. Thị trường xuất hiện một số thông tin tích cực như Thượng Hải, Trung Quốc - cảng biển giao thương hàng hóa sầm uất nhất thế giới, được dỡ bỏ lệnh phong tỏa do dịch Covid-19, giúp thị trường hàng hóa toàn cầu được lưu thông thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, nguồn cung hạn chế cũng góp phần thúc đẩy đà tăng, đồng Real tăng lên mức cao 5 tuần so với đồng USD đã hạn chế người trồng cà phê Brazil bán hàng vụ mới.
Giá cà phê chốt phiên giao dịch đầu tuần (ngày 6/6), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London điều chỉnh, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 3 USD (0,14%), giao dịch tại 2.133 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 1 USD (0,55%) giao dịch tại 2.140 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York kỳ hạn giao tháng 7/2022 quay đầu tăng, 3,9 Cent (1,68%), giao dịch tại 236,3 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 tăng 3,70 Cent/lb (1,59%), giao dịch tại 236,25 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 7/6 đi ngang tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Theo số liệu từ Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), trong quý I, Mỹ đã nhập khẩu 404.449 tấn cà phê, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, nhập khẩu từ Brazil đạt 120.181 tấn, giảm 7,9%; nhập khẩu từ Colombia tăng 1%, từ Việt Nam tăng 11,7%, Honduras tăng 10,8%, Indonesia tăng 58,4%...
Sản lượng của Brazil và Colombia sụt giảm dẫn đến một số nhiều nhà nhập khẩu chuyển sang các nguồn cung thay thế khác từ khu vực châu Á, đặc biệt là Việt Nam, Indonesia.
Tương tự, EU đã nhập khẩu 699.571 tấn cà phê trong 2 tháng đầu năm nay với trị giá hơn 3 tỷ Euro, tăng 10,6% về lượng và tăng 50% về trị giá. Brazil và Việt Nam là 2 thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất vào EU, đạt lần lượt là 178.223 tấn và 83.043 tấn, số liệu từ Eurostat.
Theo Bộ Công Thương, dung lượng thị trường nhập khẩu cà phê của EU rất lớn, Việt Nam còn nhiều dư địa đẩy mạnh xuất khẩu trong năm 2022, nhờ lợi thế về thuế suất thuế xuất khẩu theo Hiệp định EVFTA và nguồn cung cà phê chất lượng cao gia tăng.
Số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam cho thấy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU trong 4 tháng đầu năm nay đã tăng tới 51,7% về lượng và tăng 89% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 304.022 tấn với trị giá 668 triệu USD.
Trong đó, xuất khẩu cà phê sang các thị trường chủ lực như Đức, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha… đều tăng cao. EU hiện là thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm hơn 40% tỷ trọng xuất khẩu.
| Lệnh cấm vận vô hiệu trước 'cỗ máy kiếm tiền' Nga, Anh, EU liên kết 'xuất chiêu độc' như từng làm với Iran Lệnh cấm vận dầu mỏ của EU đã không thể ngăn cản Nga bán dầu cho những khách hàng mới, vì vậy nó đã không ... |
| Tham vọng đoạn tuyệt năng lượng Nga, lục địa già châu Âu lại vấp 'đá tảng' Tính dễ bị tổn thương của châu Âu có thể chưa được bộc lộ đầy đủ trong các chiến lược trên giấy tờ, nhằm hướng ... |