Giá cà phê trong nước hôm nay 8/1, quay đầu tăng 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. |
Cập nhật giá cà phê hôm nay 8/1
Giá cà phê giao dịch trên hai sàn phái sinh tăng trở lại trong phiên cuối tuần sau nhiều phiên suy yếu liên tiếp của robusta và đi ngang của arabica, bất chấp báo cáo tồn kho mới nhất do hai sàn “chứng nhận” đà tiếp tục sụt giảm.
Theo các nhà quan sát, áp lực bán phòng hộ hàng vụ mới từ các quốc gia sản xuất cà phê tiếp tục đè nặng lên hai sàn giao dịch kỳ hạn. Tuy các thị trường có sự hỗ trợ của một số báo cáo xuất khẩu giảm nhưng không loại trừ lực bán phòng hộ khá mạnh từ các nhà sản xuất chính trên thế giới, trong khi thu hoạch vụ mùa mới năm 2022 của Brazil cũng sắp tới gần.
Ghi nhận của TG&VN vào giờ đóng cửa phiên giao dịch liền trước (ngày 7/1), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 9 USD (0,39%), giao dịch tại 2.316 USD/tấn; Trong khi, giá cà phê robusta kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 11 USD (0,49%), giao dịch tại 2.266 USD/tấn. Khối lượng giao dịch thấp. Cấu trúc giá đảo thu hẹp khoảng cách.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 3/2022 tăng 6,75 Cent (2,91%), giao dịch tại 238,45 Cent/lb. Trong khi, giá cà phê arabica kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 6,45 Cent (2,78%), giao dịch tại 238,30 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng tốt. Cấu trúc giá đảo thu hẹp khoảng cách.
Tiếp tục giảm 300 đồng/kg trong phiên giao dịch hôm qua (ngày 7/1), khu vực Tây Nguyên hiện đang thu mua cà phê trong khoảng 39.600 - 40.400 đồng/kg.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 8/1, quay đầu tăng 200 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Với suy đoán Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể sớm thu hẹp chương trình kích cầu và nâng lãi suất cơ bản USD không chỉ 3 lần như thị trường đã dự kiến trước đó. Nhiều thị trường hàng hóa bao phủ sắc đỏ do phần lớn các nhà đầu tư cắt giảm vị thế ròng hiện đang nắm giữ để phòng tránh rủi ro trong ngắn hạn.
Áp lực bán phòng hộ hàng vụ mới kết hợp với sự thanh lý, điều chỉnh vị thế đầu cơ khiến giá cà phê trên hai sàn kỳ hạn vẫn còn trì trệ…
Lực bán mạnh tiếp tục đẩy giá của các mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đóng cửa trong sắc đỏ. Tuần qua, giá arabica phiên thứ ba liên tiếp khi “dừng chân” ở mức 231,7 cents/pound. Giá robusta giảm về 2.307 USD/tấn. Cả hai mặt hàng cà phê đều đang ở trong giai đoạn giảm điều chỉnh từ mức đỉnh 10 năm. Trước đây, giá arabica đã giảm mạnh hơn, nên trong giai đoạn này, lực bán trên thị trường robusta sẽ nhỉnh hơn. Ngoài ra, vì tiến độ thu hoạch ở Việt Nam đang rất thuận lợi, làm giảm tâm lý lo ngại về nguồn cung nên các nhà đầu tư cũng tăng cường bán ra.
Giãn cách xã hội được nới lỏng, hoạt động thông quan thuận lợi hơn, nhu cầu thế giới tăng là những yếu tố giúp xuất khẩu cà phê của Việt Nam phục hồi cuối năm 2021.
Theo ước tính, xuất khẩu cà phê của Việt Nam tháng 12/2021 đạt 130 nghìn tấn, trị giá 305 triệu USD, tăng 21% về lượng và tăng 26,2% về trị giá so với tháng 11/2021, so với tháng 12/2020 giảm 6,5% về lượng, nhưng tăng 20,3% về trị giá. Tính chung cả năm 2021, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt 1,52 triệu tấn, trị giá xấp xỉ 3 tỷ USD, giảm 2,7% về lượng, nhưng tăng 9,4% về trị giá so năm 2020.
Theo ước tính, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt mức 2.344 USD/tấn – mức cao nhất kể từ tháng 6/2017, tăng 4,3% so với tháng 11/2021 và tăng 28,7% so với tháng 12/2020. Tính chung cả năm 2021, giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam ước đạt mức 1.969 USD/tấn, tăng 12,4% so với năm 2020, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương).