Giá cà phê trong nước hôm nay 9/4 đảo chiều tăng mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Freepik) |
Giá cà phê hôm nay 9/4
Giá cà phê trên cả hai sàn bất ngờ tăng mạnh sau nhiều phiên giảm. Nhiều tin tức cơ bản đã gây áp lực không hề nhỏ lên các thị trường cà phê kỳ hạn, góp phần thu hẹp khoảng cách giá nghịch đảo, dự đoán cũng sẽ kết thúc trong tháng này.
Trước đó, việc thị trường hàng hóa giảm là điều không quá ngạc nhiên khi USDX tiếp nối đà tăng trở lại khiến lo ngại rủi ro ngày càng nhiều hơn, trong khi lãi suất cơ bản USD sắp được nâng lên sẽ là áp lực với hầu hết giá cả hàng hóa. Theo các nhà quan sát, giá cà phê hai sàn bị kéo giảm vào lúc này không chỉ vì đáo hạn hợp đồng quyền chọn kỳ hạn tháng Năm mà còn do nguồn cung từ Việt Nam tăng mạnh. Trong khi đó, các chỉ báo kỹ thuật cho thấy thị trường arabica đã rơi vào vùng “quá mua”, giới đầu cơ cần phải thanh lý, điều chỉnh vị thế.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/4, giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London bất ngờ tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 27 USD (1,31%), giao dịch tại 2.091 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 30 USD (1,45%) giao dịch tại 2.096 USD/tấn. Khối lượng giao dịch trung bình.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng tăng mạnh, kỳ hạn giao tháng 5/2022 tăng 5,50 Cent (2,43%), giao dịch tại 231,65 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 7/2022 tăng 5,40 Cent (2,39%), giao dịch tại 231,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng rất mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 9/4 đảo chiều tăng mạnh 500 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương, các thị trường cung cấp cà phê chính cho Trung Quốc gồm Malaysia, Colombia, Ethiopia, Italy, Nhật Bản,…
Việt Nam là nguồn cung cà phê lớn thứ 9 cho Trung Quốc. Số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, trong tháng 2/2022, nước này nhập khẩu cà phê từ Việt Nam với kim ngạch 995 nghìn USD, giảm 88,2% so với tháng 2/2021.
Tính chung hai tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 3,92 triệu USD, giảm mạnh 72,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Bên cạnh những khó khăn do tác động của dịch Covid-19 làm cản trở xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn chưa khai thác tốt thị trường Trung Quốc. Thị phần cà phê của Việt Nam tại Trung Quốc đang bị thay thế dần bởi các nguồn cung cấp khác như Malaysia, Italy, Ethiopia, Nhật Bản.
Mới đây, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, tháng 2, nước này nhập khẩu cà phê từ Việt Nam với kim ngạch 995 nghìn USD, giảm 88,2% so với tháng 2/2021. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc nhập khẩu cà phê từ Việt Nam đạt 3,92 triệu USD, giảm mạnh 72,3% so với cùng kỳ năm 2021.
Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm mạnh từ 20,92% trong 2 tháng đầu năm 2021 xuống còn 6,62% thị phần trong 2 tháng đầu năm 2022.
"Có thể nói, bên cạnh những khó khăn do tác động của dịch Covid-19 làm cản trở xuất khẩu, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn chưa khai thác tốt thị trường Trung Quốc. Thị phần cà phê của Việt Nam tại Trung Quốc đang bị thay thế dần bởi các nguồn cung cấp khác như Malaysia, Italy, Ethiopia, Nhật Bản. Trong 2 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc cũng giảm mạnh nhập khẩu cà phê từ Brazil, mức giảm 47,5%, đạt 3,85 triệu USD", Cục Xuất nhập khẩu nhận định.
Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu cà phê của nước này trong tháng 2 đạt 25,33 triệu USD, giảm 15,7% so với tháng 2/2021. Tính chung 2 tháng đầu năm 2022, kim ngạch nhập khẩu cà phê của Trung Quốc đạt 59,32 triệu USD, giảm 12,5% so với cùng kỳ năm 2021. Các thị trường cung cấp chính cà phê cho Trung Quốc gồm: Malaysia, Colombia, Ethiopia, Italy, Nhật Bản…
Trong khi theo Hiệp hội Cà phê Trung Quốc (CCAB), tiêu thụ cà phê tại nước này đang tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 15%. Do đó, Trung Quốc đang phụ thuộc nhiều vào nguồn cung nhập khẩu. Tuy nhiên, chính sách ‘Zezo Covid” của Trung Quốc đã ảnh hưởng tiêu cực lên thị trường cà phê.