Giá cà phê trong nước hôm nay 9/5 giảm tiếp 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm. (Nguồn: Quotesideas) |
Giá cà phê hôm nay 8/5
Trong tuần qua, giá cà phê biến động trái chiều song xu hướng chung là đi xuống. Giá cà phê kỳ hạn phiên cuối tuần trên hai sàn giao dịch London và New York biến động mạnh hơn 2%.
Giá cà phê hai sàn lao dốc khi tâm lý lo ngại rủi ro tiếp tục tăng cao. Ủy ban Chính sách Tiền tệ (Copom) đã nâng lãi suất đồng Real thêm 1% lên mức 12,75/năm và bỏ ngỏ khả năng tăng thêm, đã thu hút dòng vốn ngoại hối ồ ạt chảy vào khiến thị trường chứng khoán Brazil sụt giảm đáng kể.
Tỷ giá đồng Real giảm xuống mức thấp hơn 1,5 tháng đã thúc đẩy người Brazil mạnh tay bán các loại hàng hóa nông sản xuất khẩu do họ sẽ thu về được nhiều nội tệ hơn. Trong khi USDX tiếp nối đà tăng khiến giá cả hàng hóa trở nên đắt đỏ làm giảm sức mua từ các thị trường mới nổi.
Đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần (ngày 6/5), giá cà phê robusta trên sàn ICE Futures Europe - London kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm mạnh 53 USD (2,48%), giao dịch tại 2.083 USD/tấn. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 53 USD (2,44%) giao dịch tại 2.079 USD/tấn. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Giá cà phê arabica trên sàn ICE Futures US - New York cũng biến động mạnh, kỳ hạn giao tháng 7/2022 giảm 6,65 Cent (3,06%), giao dịch tại 210,6 Cent/lb. Trong khi, kỳ hạn giao tháng 9/2022 giảm 6,65 Cent/lb (3,06%), giao dịch tại 210,55 Cent/lb. Khối lượng giao dịch tăng mạnh.
Thông tin thị trường cà phê
Giá cà phê trong nước hôm nay 9/5 giảm tiếp 100 đồng/kg tại các địa phương thu mua trọng điểm.
Đơn vị tính: VND/kg | FOB: USD/tấn FOB một thuật ngữ viết tắt trong tiếng Anh của cụm từ Free On Board, nghĩa là Miễn trách nhiệm Trên Boong tàu nơi đi còn gọi là "Giao lên tàu". Trừ lùi là mức giá mà bên mua trừ vào giá của bên bán. Thường là do vấn đề về chất lượng và thương hiệu. (Nguồn: Giacaphe.com) |
Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong quý I/2022 đạt 581,7 nghìn tấn, trị giá 1,3 tỷ USD, tăng 28,3% về lượng và tăng 60,2% về trị giá so với quý I/2021; so với quý I/2020 tăng 12,8% về lượng và tăng 49,1% về trị giá.
Trong thời gian này, xuất khẩu cà phê sang tất cả các khu vực trên thế giới đều tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, xuất khẩu cà phê sang khu vực châu Âu tăng mạnh nhất, tăng 92,6%.
Tỷ trọng xuất khẩu cà phê sang châu Âu chiếm 54,39% tổng trị giá xuất khẩu trong quý I/2022, cao hơn nhiều so với tỷ trọng 40,71% trong quý I/2021.
Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu cà phê sang châu Á giảm từ 45,62% trong quý I/2021 xuống 32,7% trong quý I/2022, theo báo cáo mới nhất từ Cục Xuất Nhập khẩu, Bộ Công Thương.
Tính chung 6 tháng đầu niên vụ cà phê 2021-2022, xuất khẩu cà phê của khu vực châu Á và châu Đại Dương đã tăng 19,4% so với niên vụ trước, chủ yếu do lực bán ra mạnh mẽ từ Việt Nam. Ấn Độ cũng đang đẩy mạnh bán ra khi các lô hàng xuất khẩu trong tháng 3 của nước này tăng 6,8% lên 725.000 bao và trong 6 tháng đầu niên vụ 2021-2022 tăng 37,6% lên 3,5 triệu bao. Ngoài ra, xuất khẩu cà phê của Indonesia giảm 22,1% trong tháng 3 nhưng tăng 1,6% trong 6 tháng đầu niên vụ 2021-2022 (đạt 3,8 triệu bao).
Trong 6 tháng đầu niên vụ hiện tại, xuất khẩu cà phê của khu vực Nam Mỹ giảm 12,1% xuống 30,1 triệu bao. Trong giai đoạn này, các lô hàng từ Brazil, nước xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới chỉ đạt 20,7 triệu bao, giảm tới 17,5% so với 25,2 triệu bao của cùng kỳ.
Tương tự, xuất khẩu cà phê của nước xuất khẩu lớn thứ ba thế giới là Colombia cũng giảm 8,6% xuống còn 6,5 triệu bao. Mặc dù vậy, trong tháng 3 xuất khẩu cà phê của Colombia đã có sự cải thiện khi tăng 1,3% lên 1,1 triệu bao.
Theo ICO, sản lượng vụ mùa hiện tại của Colombia tương đối thấp do điều kiện thời tiết không thuận lợi, trong khi Brazil cũng thu hoạch vụ mùa nhỏ hơn trong thời kỳ “trái vụ” của cây cà phê arabica. Mặt khác, cả hai quốc gia này còn phải đối mặt với các vấn đề về chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê.
Châu Á và châu Đại Dương đang là khu vực hưởng lợi nhiều nhất từ sự sụt giảm sản lượng của Colombia và Brazil. Trong tháng 3, xuất khẩu của khu vực châu Á và châu Đại Dương đã đạt hơn 5 triệu bao, tăng mạnh 19,4% so với tháng 3/2021.
Theo ICO, đây là lần đầu tiên xuất khẩu cà phê của khu vực châu Á và châu Đại Dương vượt mốc 5 triệu bao và cũng là lần đầu tiên khu vực này chiếm vị trí xuất khẩu hàng đầu của Nam Mỹ kể từ tháng 4/2018.
Tính chung 6 tháng đầu niên vụ 2021-2022 (tháng 10/2021 đến tháng 3/2022) xuất khẩu cà phê toàn cầu giảm nhẹ 0,1%, xuống 66,2 triệu bao từ mức 66,3 triệu bao của cùng kỳ niên vụ 2020-2021.