📞

Giá cao su hôm nay 18/6: Sàn Trung Quốc quay đầu tăng nhẹ, yếu tố mùa vụ tác động mạnh đến cao su Malaysia

Việt An 05:12 | 18/06/2021
Giá cao su hôm nay (18/6) ghi nhận tại sàn giao dịch Nhật Bản tiếp đà giảm giá, trong khi đó, tại Trung Quốc, giá đã dần phục hồi.
Giá cao su hôm nay 18/6: Sàn Nhật Bản đỏ sắc. (Nguồn: Vinanet)

Cập nhật giá cao su thế giới

Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 6/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 243,7 Yen/kg, giảm 1,4 Yen với giao dịch trước đó.

Kỳ hạn tháng 8/2021 đạt mức 244,9 Yen/kg, giảm 2,5 Yen so với phiên giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 9/2021 đạt mức 236,8, giảm 3 Yen so với phiên giao dịch trước đó.

Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su giao kỳ hạn tháng tháng 6/2021 ở mức 12.250 Nhân dân tệ/tấn, giảm 50 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.

Kỳ hạn tháng 8/2021 ở mức 12.745 Nhân dân tệ/tấn, tăng 40 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 9/2021 ở mức 12.780 Nhân dân tệ/tấn, tăng 25 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.

Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, đầu tháng 6/2021, giá cao su tại châu Á có xu hướng giảm.

Giá cao su tại thị trường châu Á giảm do lo ngại kinh tế khu vực phục hồi chậm lại bởi dịch Covid-19 bùng phát mạnh. Hoạt động sản xuất tại Nhật Bản tăng trưởng chậm nhất trong tháng 5/2021 do tăng trưởng sản lượng và đơn hàng mới giảm.

Hoạt động sản xuất tại Trung Quốc cũng tăng trưởng chậm lại trong tháng 5/2021 do chi phí nguyên vật liệu tăng mạnh.

Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên (ANRPC) dự báo, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu trong tháng 6/2021 sẽ tăng 15,8% so với tháng 5/2021.

Tuy nhiên, do dịch bệnh trên cây cao su và sự bùng phát mạnh của dịch COVID-19 nên sản lượng cao su tự nhiên trong quý II/2021 tại các nước: Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia và Sri Landka sẽ thấp hơn so với quý I/2021; nhưng sản lượng tại Việt Nam, Trung Quốc, Campuchia và Philippines lại tăng.

Theo Cục Thống kê Malaysia (DoSM), sản lượng cao su tự nhiên của nước này trong tháng 4/2021 đạt 23.013 tấn, giảm 33,5% từ mức 34.616 tấn trong cùng tháng năm 2020, do yếu tố mùa vụ khiến cây trồng kém năng suất hơn.

Cũng trong tháng 4 này, dự trữ cao su tự nhiên chỉ đạt 259.355 tấn, giảm 7,9% so với mức 281.729 tấn trong tháng trước đó. Sự sụt giảm trong kho dự trữ do chịu ảnh hưởng bởi nguồn cung thấp.

Trong khi đó, tiêu thụ cao su tự nhiên của Malaysia tăng 31,1% so với cùng kỳ năm ngoái lên 47.096 tấn – mức cao nhất so với mức thay đổi trong quý 1/2021.

Việc sử dụng cao su tự nhiên trong sản xuất găng tay cao su tiếp tục dẫn đầu với 34.716 tấn, tương đương 73,7% tổng lượng tiêu thụ cao su nội địa trong tháng 4/2021, tăng 10% so với mức 31.456 tấn sử dụng trong tháng 4/2020.

Xuất khẩu cao su tự nhiên của Malaysia trong tháng 4/2021 chỉ đạt 55.696 tấn, giảm 5,4% so với mức 58.852 tấn xuất khẩu trong tháng 3/2021, với Trung Quốc chiếm 57,4%, Đức chiếm 8,1%, Mỹ chiếm 3,9%, Thổ Nhĩ Kỳ chiếm 2,6% và Phần Lan chiếm 2,4%.

Găng tay cao su là mặt hàng xuất khẩu chính của Malaysia thu về trị giá xuất khẩu 6,7 tỷ ringgit trong tháng 4/2021, tăng 4,7% so với tháng trước đó (6,4 tỷ ringgit). Mỹ là nhà nhập khẩu găng tay cao su nhiều nhất, tiếp theo là Đức và Anh.

Cập nhật giá cao su trong nước

Theo khảo sát, giá cao su hôm nay ở Bình Phước dao động trong khoảng 382 - 385 đồng/độ đồng/độ mủ.

Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 380 đồng/độ mủ.

Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu tháng 6 cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại, tăng so với mức 13.000-14.000 đồng/kg cùng kỳ năm trước.