Giá cao su hôm nay: Sàn Trung Quốc tăng giá trở lại. (Nguồn: Pinterest) |
Cập nhật giá cao su thế giới
Tại Sở Giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su giao kỳ hạn tháng 8/2021 trên sàn Osaka giao dịch ở mức 210,3 Yen/kg, tăng giảm 1,7 Yen so với giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 9/2021 đạt mức 214,5 Yen/kg, tăng 1,5 Yen so với phiên giao dịch trước đó; kỳ hạn tháng 10/2021 đạt mức 214,7, tăng 1,3 Yen so với phiên giao dịch trước đó.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa tương lai Thượng Hải (SHFE), giá cao su giao kỳ hạn tháng tháng 8/2021 ở mức 13.585 Nhân dân tệ/tấn, tăng 305 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.
Kỳ hạn tháng 9/2021 ở mức 13.500 Nhân dân tệ/tấn, tăng 90 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó, kỳ hạn tháng 10/2021 ở mức 13.555 Nhân dân tệ/tấn, tăng 75 Nhân dân tệ so với giao dịch trước đó.
Bộ trưởng Thương mại Thái Lan mới đây cho biết, xuất khẩu cao su của nước này trong 5 tháng đầu năm 2021 đã tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trị giá xuất khẩu đạt 70,34 tỷ Baht, tăng 50,8% so với mức 46,65 tỷ Baht trong cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng xuất khẩu cũng tăng từ 1,17 triệu tấn lên 1,39 triệu tấn trong cùng giai đoạn.
Lakchai Kittipol, Chủ tịch Hiệp hội Cao su Thái Lan cho rằng, xuất khẩu cao su tăng đáng kể là do cơ sở xuất khẩu thấp trong năm ngoái. Nền kinh tế toàn cầu đang bắt đầu phục hồi và đơn đặt hàng từ nhiều quốc gia ngày càng tăng, khiến xuất khẩu cao su năm nay được dự kiến sẽ tăng ít nhất 25% (tổng trị giá 136,125 tỷ Baht).
Ông Lakchai Kittipol cũng nói thêm, giá cao su xuất khẩu năm nay cao hơn năm ngoái. Xuất khẩu tiếp tục được mở rộng, nhưng tốc độ tăng trưởng đã chậm lại do các đối tác thương mại đã mua một phần hàng tồn kho.
Cao su là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Thái Lan. Năm thị trường xuất khẩu cao su hàng đầu của nước này là: Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Tất cả các thị trường đều tăng trưởng hai con số. Trong 5 tháng đầu năm nay, thị trường Trung Quốc tăng 33%, Malaysia tăng 61%, Nhật Bản tăng 82%, Mỹ tăng 52% và Hàn Quốc tăng 36%.
Hiệp hội Các quốc gia Sản xuất cao su thiên nhiên (ANRPC) dự báo, đại dịch Covid-19 đang bùng phát ở khu vực Đông Nam Á tiếp tục ảnh hưởng tới ngành sản xuất cao su trong ngắn hạn.
Những quốc gia này có thể góp phần vào sự hồi phục nhu cầu cao su toàn cầu, bởi chỉ riêng Trung Quốc đã chiếm tới 43% thị phần tiêu thụ cao su thế giới và Ấn Độ chiếm 8%.
Hoạt động sản xuất ở Trung Quốc đã được khôi phục, khiến nhu cầu nguyên liệu thô tăng mạnh trở lại. Được hỗ trợ bằng cách dỡ bỏ các hạn chế chống Covid-19, hoạt động sản xuất của Ấn Độ cũng được kỳ vọng sẽ nhanh chóng hồi phục.
Đối với các công ty sản xuất của Ấn Độ, nhập khẩu cao su trở nên đắt đỏ hơn do đồng USD tăng mạnh, vận chuyển toàn cầu bị gián đoạn, các chuyến hàng bị trì hoãn và chi phí vận tải biển tăng bất thường.
Những yếu tố này khiến nguồn cung ứng trong nước trở thành lựa chọn ưu tiên hơn so với hàng nhập khẩu.
Cập nhật giá cao su trong nước
Theo khảo sát, giá mủ cao su tươi hôm nay tại Bình Phước được các thương lái thu mua giao động từ 300 - 315 đồng/ độ mủ.
Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng (Bình Phước) niêm yết ở mức 325 đồng/độ mủ.
Tại Đắk Lắk, giá mủ chén đầu cũng ghi nhận mức 16.000-18.000 đồng/kg tùy loại.