Giá heo hơi hôm nay 20/5: Giá heo hơi tăng do nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu thị trường. (Nguồn: Vietnambiz) |
Giá heo hơi hôm nay 20/5
* Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc tương đối ổn định.
Thương lái tại hầu hết các tỉnh đang thu mua heo hơi với giá trung bình là 67.000 đồng/kg.
Riêng tỉnh Lào Cai tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên 66.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc trong khoảng 66.000 - 67.000 đồng/kg.
* Thị trường heo hơi miền Trung - Tây Nguyên tăng nhẹ 1.000 đồng/kg ở nhiều nơi.
Sau điều chỉnh, thương lái tại Thanh Hóa và Nghệ An thu mua heo hơi ở mức cao nhất khu vực là 66.000 đồng/kg.
Cùng lúc, heo hơi tại hai tỉnh Quảng Bình và Khánh Hòa được triển khai chung mức 64.000 đồng/kg - ngang với Quãng Ngãi, Bình Định, Đắk Lắk và Ninh Thuận. Các tỉnh thành còn lại trong khu vực không có biến động mới.
Hiện tại, giá heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 63.000 - 66.000 đồng/kg.
* Tại miền Nam, giá heo hơi cũng tăng nhẹ theo xu hướng chung của thị trường.
Cụ thể, sau khi tăng nhẹ 1.000 đồng/kg, heo hơi tại các tỉnh thành gồm Bình Phước, TP. Hồ Chí Minh, Tây Ninh và Hậu Giang được thương lái thu mua chung mức 65.000 đồng/kg.
Cùng mức tăng trên, hai tỉnh Đồng Nai và Kiên Giang triển khai giá heo hơi chung mức cao nhất là 66.000 đồng/kg - ngang với Vũng Tàu và Long An.
Các tỉnh, thành còn lại có giá heo hơi đi ngang so với cùng thời điểm khảo sát sáng qua.
Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 63.000 - 66.000 đồng/kg.
* Ông Clemens Tan, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam nhìn nhận, giá heo ở mức cao do nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu thị trường, song tình trạng này chỉ diễn ra trong ngắn hạn. Một thời gian dài trước đó, nguồn cung heo quá lớn trong khi nhu cầu rất thấp đã đẩy giá heo rớt thê thảm.
Ông nói: "Từ trước Tết đến nay, Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam đã giảm khoảng 40% lượng heo nái. Chúng tôi cũng thiết kế lại hệ thống chăn nuôi heo, rà soát toàn bộ hệ thống trang trại, mạnh tay tạm dừng hoạt động những trang trại không bảo đảm yếu tố môi trường để sửa chữa hoặc đóng cửa hẳn. Như vậy, trong ngắn hạn, chúng tôi vừa giảm đàn vừa giảm số lượng trang trại".
Theo ông, năm 2024 là năm bản lề, vì vậy, doanh nghiệp đang tối ưu hóa chi phí, chuẩn bị tốt nhất cho nguồn lực để sẵn sàng tăng tốc phát triển. Đồng thời, sẽ làm việc chặt chẽ hơn với khách hàng và nhà cung cấp, tìm kiếm nguồn hàng tốt.
"Doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều tiền để bảo đảm an toàn dịch bệnh cũng như đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật để phòng chống dịch bệnh. Thói quen tiêu dùng cũng thay đổi sau dịch Covid-19 khi khách hàng quan tâm nhiều hơn đến thực phẩm an toàn, muốn mua hàng chất lượng với giá rẻ hơn. Đây cũng là thách thức với các doan nghiệp chăn nuôi", ông Clemens Tan nêu thực tế.