Giá heo hơi hôm nay 3/1: Giá heo hơi miền Bắc đi xuống, ngành chăn nuôi chưa thấy động lực rõ ràng. (Nguồn: Vietnambiz) |
Giá heo hơi hôm nay 3/1
* Thị trường heo hơi tại miền Bắc giảm nhẹ 1.000 đồng/kg ở một vài nơi.
Cụ thể, các tỉnh thành gồm Thái Nguyên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang cùng điều chỉnh giao dịch xuống chung mốc 50.000 đồng/kg.
Thương lái tại các tỉnh thành còn lại duy trì giao dịch ổn định so với ngày hôm qua.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc trong khoảng 50.000 - 51.000 đồng/kg.
* Giá heo hơi khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng, giảm không đồng nhất.
Theo đó, tỉnh Quảng Bình tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên mức 50.000 đồng/kg.
Trái lại, heo hơi tại Quảng Nam, Bình Định và Bình Thuận đang được thu mua với giá trong khoảng 48.000 - 49.000 đồng/kg sau khi giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg, tùy khu vực.
Hiện tại, giá heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên trong khoảng 48.000 - 50.000 đồng/kg.
* Ở khu vực phía Nam, giá heo hơi tăng, giảm trái chiều.
Theo đó, khu vực các tỉnh Bình Phước, TP HCM, Bình Dương và Tây Ninh tăng nhẹ 1.000 đồng/kg lên chung mức 50.000 đồng/kg.
Trong khi đó, các tỉnh Vĩnh Long, Kiên Giang, Hậu Giang, Bến Tre và Sóc Trăng hạ giá thu mua xuống mức 49.000 - 50.000 đồng/kg (tùy khu vực), sau khi cùng giảm 1.000 đồng/kg.
Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 49.000 - 52.000 đồng/kg.
* 2023 được đánh giá là năm khó khăn với ngành chăn nuôi khi nhu cầu tiêu thụ và giá bán heo ở mức thấp, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của cả các doanh nghiệp và hộ chăn nuôi.
Sau khi bật tăng lên mức 60.000 - 65.000 đồng/kg vào giữa tháng 7/2023, giá heo hơi nhanh chóng quay đầu giảm và liên tục đi xuống cho đến nay. Cập nhật ngày 1/1/2024, giá heo hơi ba miền khoảng 48.000 – 52.000 đồng/kg, giảm 21 - 27% so với đầu tháng 7/2023.
Ông Tống Xuân Chinh, Phó cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, giá thành sản xuất doanh nghiệp quy mô lớn dao động 50.000 - 55.000 đồng/kg. Điều này có nghĩa thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp đang kinh doanh dưới giá vốn. Cả nông hộ và doanh nghiệp nhỏ đều "hụt hơi" vì kinh doanh dưới giá thành. Các doanh nghiệp lớn cũng ghi nhận lợi nhuận giảm sâu.
Về phía doanh nghiệp, ông Nguyễn Đăng Phú, Phó Tổng giám đốc Vissan nhận định, vấn đề lớn nhất với ngành chăn nuôi lúc này vẫn nằm ở sức cầu yếu, kéo theo hàng loạt hệ lụy và các chi phí phát sinh. Mặt khác, khi tiêu thụ hàng hóa yếu ảnh hưởng doanh thu của hệ thống siêu thị, họ sẽ tăng phần trăm chiết khấu để bù đắp, điều này gây áp lực cho các nhà cung cấp như Vissan.
“Chúng tôi chưa tìm thấy động lực rõ ràng cho ngành chăn nuôi, chỉ hy vọng nhu cầu tiêu thụ, sức mua sẽ cải thiện hơn vào giai đoạn Tết Nguyên đán”, ông Tống Xuân Chinh nói.