Giá heo hơi hôm nay 7/9: Tăng nhẹ ở hai tỉnh phía Bắc là Lào Cai và Phú Thọ, đạt lần lượt 65.000 và 66.000 đồng/kg. (Nguồn: VIncom) |
Giá heo hơi hôm nay 7/9
*Giá heo hơi tại miền Bắc:
Sáng 7/9, thị trường heo hơi miền Bắc ghi nhận tăng một giá ở Lào Cai và Phú Thọ, đạt lần lượt 65.000 và 66.000 đồng/kg.
Như vậy, khu vực miền Bắc hiện chỉ còn tỉnh Ninh Bình đang giao dịch với giá 64.000 đồng/kg.
Các địa phương còn lại dao động trong khoảng 65.000 - 67.000 đồng/kg.
*Giá heo hơi tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên
Khu vực Miền Trung - Tây Nguyên tiếp tục giữ sự ổn định.
Cụ thể, giá heo tại Thanh Hóa đang được thương lái thu mua cao nhất khu vực với giá 65.000 đồng/kg. Các tỉnh Quảng Trị, Bình Định, Khánh Hòa, Đắk Lắk và Ninh Thuận cùng giao dịch tại giá 62.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực.
Các địa phương còn lại giữ giá trong khoảng 63.000 - 64.000 đồng/kg.
Đắk Lắk chi gần 29 tỷ đồng để tổ chức phòng chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm. Sở Nông Nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk cho biết, tỉnh chi gần 29 tỷ đồng ngân sách để các địa phương tổ chức các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trong năm.
Trong đó, một nửa kinh phí dành để mua các loại vaccine phòng bệnh, còn lại là dành cho các hoạt động: tập huấn, tuyên truyền, mua hóa chất khử trùng tiêu độc, hỗ trợ công tiêm phòng, xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch, mua vật tư, mua sắm dụng cụ, trang thiết bị tiêm phòng, chống dịch
Tại Đắk Lắk, tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi diễn biến phức tạp, nhất là sự xuất hiện các ổ dịch tả heo châu Phi, bệnh viêm da nổi cục ở nhiều địa phương.
*Giá heo hơi tại khu vực miền Nam
Thị trường heo hơi khu vực miền Nam hôm nay đứng giá, không ghi nhận sự điều chỉnh mới.
Các tỉnh, thành đang giao dịch trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg. Trong đó, heo hơi tại Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, An Giang, Cần Thơ và Cà Mau đang được thu mua với giá 64.000 đồng/kg.
* Không bị dịch tả heo châu Phi nhờ an toàn sinh học chặt chẽ.
Trong giai đoạn hiện nay chăn nuôi an toàn sinh học là hướng đi bền vững cho ngành chăn nuôi và đó cũng là định hướng phát triển chăn nuôi của ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, không phải người chăn nuôi nào cũng biết về khái niệm chăn nuôi an toàn sinh học và các biện pháp thực hành chăn nuôi an toàn sinh học.
An toàn sinh học đối với các cơ sở chăn nuôi là việc thực hiện đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, vệ sinh thú y nhằm ngăn ngừa và hạn chế sự lây nhiễm của mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào các cơ sở chăn nuôi và tiêu diệt mầm bệnh tồn tại ở bên trong của cơ sở chăn nuôi đó. Nhằm mục đích ngăn cản sự xâm nhập của mầm bệnh từ bên ngoài trại vào trong trại, không để mầm bệnh lây lan giữa các khu vực chăn nuôi trong trại, không để vật nuôi trong trại phát bệnh. Ngăn cản sự lây lan mầm bệnh từ trong trại (nếu có) ra ngoài trại.