📞

Giá tiêu hôm nay 16/6: Thế giới giảm, cao nhất 73.500đ/kg; 3 kịch bản thị trường hồ tiêu Việt Nam 6 tháng cuối năm

HOÀNG NAM 05:12 | 16/06/2021
Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15 ngày 16/6, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 41.888,9 Rupee/tạ (cao nhất), 41.823,1 Rupee/tạ (thấp nhất).
(Nguồn: Spice Factors)

Cập nhật giá tiêu thế giới

Trên thị trường thế giới, kết thúc phiên giao dịch gần nhất, tính đến 0h15 ngày 16/6, giá tiêu giao ngay tại sàn Kochi - Ấn Độ ở mức 41.888,9 Rupee/tạ (cao nhất), 41.823,1 Rupee/tạ (thấp nhất), giảm nhẹ so với phiên trước đó.

Tỷ giá tính chéo của Đồng Việt Nam so với Rupee Ấn Độ được Ngân hàng Nhà nước áp dụng tính thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu có hiệu lực kể từ ngày 10-16/6/2021 là 316,9 VND/INR.

Giá tiêu trong nước

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giao dịch ở mức từ 70.000 - 73.500 đ/kg tại các địa phương.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai, Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 70.000 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (71.500 đ/kg); Bình Phước (72.500 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 73.500 đ/kg.

Trong bài viết mới nhất, Peppertrade cho biết, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tháng 5/2021, Việt Nam xuất khẩu 27.963 tấn hồ tiêu, giảm 7,9% so với tháng 5/2020. Trong 5 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu 121.338 tấn với kim ngạch 379,6 triệu USD, giảm 17,1% về lượng nhưng kim ngạch tăng 23,0% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong đó, hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu sang châu Mỹ trong 5 tháng đạt 27.398 tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ. Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất từ ​​Việt Nam với 24.636 tấn, giảm 0,4%.

Lượng hồ tiêu châu Phi nhập từ Việt nam giảm 38,4%, trong đó Ai Cập giảm 48,4% từ 6.035 tấn xuống 3.114 tấn.

Lượng tiêu Việt xuất khẩu sang các nước châu Á giảm 25,1%, trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, giảm 29,4% xuống còn 23.657 tấn so với lượng nhập 33.508 tấn cùng kỳ năm ngoái.

Một số thị trường khác cũng có lượng nhập khẩu tiêu Việt Nam giảm như Ấn Độ, Philippines, Thái Lan, Saudi Arabia, Bangladesh. Các thị trường tăng nhập khẩu tiêu của Việt Nam bao gồm Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Hàn Quốc, Iran, Nhật Bản...

5 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu tiêu Việt Nam sang các nước châu Âu như Đức, Nga, Ba Lan, Ukraine, Israel giảm còn sang các nước Anh, Pháp, Ireland, Italy… lại tăng

Dựa trên số liệu tình hình xuất nhập khẩu hạt tiêu trong 3 năm qua, từ 2018 - 2020, của các thị trường lớn, Peppertrade dự đoán các kịch bản thị trường hồ tiêu Việt Nam trong thời gian từ tháng 6-12/2021 theo bảng sau:

(Đơn vị: tấn)

Các thị trường nhập khẩu tiêu của Việt Nam

Quốc gia

2018

2019

2020

Lượng tiêu nhập khẩu trung bình 3 năm 2018-2020

Nhập khẩu 5 tháng đầu năm 2021

Nhu cầu hồ tiêu từ tháng 1-6/2021

Trung Quốc

34.439

57.523

56.050

49.337

23.657

25.680

Mỹ

44.140

49.346

54.991

49.492

24.636

24.856

UAE

9.781

10.359

13.040

11.060

7.317

3.743

Ấn Độ

20.441

20.039

12.598

17.693

5.984

11.709

Tổng

108.801

137.267

136.679

127.582

61.594

65.988

Các nước khác 121.533 147.252 148.613 139.133 60.198 78.935

Các kịch bản thị trường hồ tiêu Việt Nam 6 tháng cuối năm 2021:

Kịch bản 1

Kịch bản 2

Kịch bản 3

Hàng tồn kho (2019 – 2020)

50.000

40.000

40.000

Sản lượng 2021

230.000

200.000

170.000

Tổng nhập khẩu 2021

30.000

30.000

30.000

Xuất khẩu 5 tháng đầu năm 2021

121.000

121.000

121.000

Tiêu thụ trong nước

10.000

10.000

10.000

Lượng hao hụt khi chế biến tiêu trắng

10.000

10.000

10.000

Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc, Mỹ, UAE, Ấn Độ trong 7 tháng cuối năm 2021

65.988

65.988

65.988

Nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường khác từ tháng 6-12/2021

78.935

78.935

78.935

Lượng hàng tồn kho trong 7 tháng tới

24,077

-15,923

-45,923

Theo bảng trên có thể thấy rằng, trừ kịch bản 1, còn theo kịch bản 2 và 3 thì lượng hàng tồn kho của năm 2021 cũng sẽ giảm mạnh và dự báo tiếp tục giảm vào năm 2022.

Do đó, các hộ nông dân và đại lý không chịu áp lực bán hàng khiến giá tiêu có xu hướng tiếp tục ổn định hoặc tăng trong ngắn hạn và trung hạn.

(theo Peppertrade, tổng hợp)