Giá tiêu hôm nay 25/4, giảm nhẹ, thị trường phản ứng trái chiều, giá tiêu còn tiếp tục giảm đến khi nào? (Nguồn: Borneo Talk) |
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương, giao dịch từ 75.500 – 78.000 đ/kg.
Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai thấp nhất thị trường khi ở mức 75.500 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Gia Lai (76.000 đ/kg); Đắk Nông, Đắk Lắk (77.000 đ/kg); Bình Phước (77.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 78.000 đ/kg.
| Ảnh ấn tượng tuần (18-24/4): Xung đột Nga-Ukraine, pháo kích ở Mariupol, cháy nhà máy lọc dầu Lysychansk, chạy trốn khỏi Lviv và tên lửa ở Gaza |
Như vậy tuần qua, giá tiêu giảm không đồng đều tại các địa phương. Trong đó, giảm mạnh nhất ở Đông Nam Bộ, mất 1.500 đồng/kg; giảm ít hơn là các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông; còn giá tiêu giữ nguyên tại tỉnh Gia Lai.
Theo nhận định, giá tiêu còn tiếp tục xu hướng xấu trong tuần sau, khi mà cận kề kỳ nghỉ lễ 4 ngày 30/4 - 1/5. Nhưng thực tế lượng giao dịch không nhiều, tâm lý giữ hàng năm nay mạnh. Đa phần nông tiêu giữ hàng chờ sang đầu tháng 5/2022 chờ giá lên.
Cũng trong tuần này, Cộng đồng Hồ tiêu thế giới đã niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam giảm đồng loạt 50 USD/tấn, tương ứng với 4.190 USD/tấn tiêu đen loại 550g/l và 5.990 USD/tấn với tiêu trắng.
Cũng theo Cộng đồng Hồ tiêu thế giới, thị trường tuần (18 - 22/4) phản ứng trái chiều với duy nhất giá tiêu Việt Nam tăng. Giá tiêu Ấn Độ giảm 1%. Trong khi đó, cả giá nội địa và giá quốc tế của Indonesia tiếp tục được báo cáo ổn định kể từ giữa tháng 3/2022. Còn giá tiêu nội địa Malaysia giảm nhẹ.
Tuy nhiên, thống kê của Cộng đồng Hồ tiêu thế giới chỉ đến ngày 22/4, còn thực tế thị trường trong nước vẫn liên tiếp giảm vào cuối tuần qua.
Theo nghiên cứu của Trung tâm hỗ trợ nhập khẩu từ các nước đang phát triển (CBI), mặc dù tiêu đen được sử dụng phổ biến nhất trong thực phẩm là tiêu xay tại châu Âu, nhưng hầu hết lại được nhập khẩu dưới dạng nguyên hạt. Gần 90% tiêu đen nhập khẩu là tiêu hạt nguyên hạt, 10% còn lại là tiêu xay.
Các nhà nhập khẩu châu Âu chuộng tiêu nguyên hạt vì dễ kiểm tra, kiểm soát độ an toàn và chất lượng của quả hồ tiêu nguyên hạt. Ngoài ra, hồ tiêu nguyên hạt được sấy khô đúng cách có thể lưu giữ hương vị trong một thời gian dài và được bộc lộ sau khi nghiền.
Hiện nay Việt Nam cũng chủ yếu xuất khẩu tiêu nguyên hạt sang châu Âu (khoảng 80% khối lượng), tuy nhiên Hiệp định Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu ÂU - EU (EVFTA) đã mang đến cơ hội cho hồ tiêu chế biến của Việt Nam vào EU.
Thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), đối với Hiệp định EVFTA, các nước EU cam kết xóa bỏ thuế quan đối với sản phẩm hồ tiêu (mã HS 0904) ngay khi Hiệp định có hiệu lực. EVFTA là đòn bẩy tốt để các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường xuất khẩu vào EU, đặc biệt là đối với các sản phẩm chế biến trước đây có mức thuế từ 5 - 9%.
Trong thời gian tới, Việt Nam được kỳ vọng sẽ tận dụng cơ hội để phát triển ngành chế biến hồ tiêu khi các nhà đầu tư trong khối EU chuyển nhà máy chế biến về Việt Nam để tận dụng nguyên liệu và nhân công giá rẻ, tạo động lực thúc đẩy xuất khẩu hạt tiêu sang đa dạng các thị trường EU.
| Giá vàng hôm nay 24/4, Giá vàng ‘đánh rơi’ gần 2% giá trị, vội bán tháo hay thời cơ tốt nhất để ôm hàng? SJC lấy lại đà tăng Giá vàng hôm nay 24/4 có thể gây thất vọng cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, hành động mạnh tay của Fed có thể khiến ... |
| Ảnh ấn tượng tuần (18-24/4): Xung đột Nga-Ukraine, pháo kích ở Mariupol, cháy nhà máy lọc dầu Lysychansk, chạy trốn khỏi Lviv và tên lửa ở Gaza Xung đột Nga-Ukraine, cuộc sống người dân ở Mariupol, lễ Phục sinh tại Nhà Trắng, chiến sự ở Jerusalem, Covid-19 ở Thượng Hải… là những ... |