Nhỏ Bình thường Lớn

Đời sống buộc phải tiết kiệm của người dân châu Âu trước tình trạng lạm phát

Người dân khắp châu Âu buộc phải 'thắt lưng buộc bụng' do khó khăn về tài chính, gây ra bởi giá nhiên liệu và lương thực tăng 'phi mã'.

Theo khảo sát được đăng trên tờ Bild ngày 10/6, gần 1/6 người Đức đã buộc phải bỏ bữa thường xuyên để tiết kiệm chi tiêu. Ngoài ra, 13% khác nói rằng họ lo sợ tình trạng thu nhập không đủ chi tiêu nếu giá lương thực tiếp tục tăng.

Các chính phủ trên khắp thế giới đã đưa ra những dự báo thảm khốc về tình trạng khủng hoảng lương thực do nhiều yếu tố gây ra, một trong số đó là ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc xung đột Nga-Ukraine. (Nguồn: NY Times)
Các chính phủ trên khắp thế giới đã đưa ra những dự báo thảm khốc về tình trạng khủng hoảng lương thực do nhiều yếu tố gây ra, một trong số đó là ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc xung đột Nga-Ukraine. (Nguồn: NY Times)

Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi nhóm những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất của giá lương thực là các hộ gia đình có thu nhập thấp, với thu nhập hàng tháng dưới 1.000 Euro (1.052 USD). 32% số này thường xuyên buộc phải bỏ bữa vì lý do tài chính.

Một phần lớn hơn đáng kể những người trả lời thăm dò (42%) cho biết, họ buộc phải nấu ăn tiết kiệm hơn do khó khăn về tài chính, hoặc bỏ một số nguyên liệu trong bữa ăn hay bỏ món tráng miệng. 41% cho biết họ trông đợi vào các ưu đãi và giảm giá đặc biệt từ các siêu thị để nhận được nhiều giá trị nhất có thể.

Chủ tịch Hiệp hội Các vấn đề xã hội Đức Adolf Bauer, người đã cảnh báo Berlin không nên tham gia đề xuất cấm vận năng lượng trên toàn EU chống lại Nga, nói với tờ Bild rằng, ông “rất lo lắng” trước kết quả cuộc khảo sát. Trước đó, ông đã dự đoán rằng, các nỗ lực trừng phạt kinh tế Nga sẽ dẫn đến giá năng lượng, thực phẩm và chi phí chỗ ở tăng vọt, đồng thời dự đoán rằng, các lệnh trừng phạt sẽ gây ra nhiều tổn thương cho những người dân Đức bình thường hơn là ở Nga.

Trong khi đó, tại Anh, một cuộc thăm dò được công bố vào tháng trước cho thấy, 1/4 số người ở đây cũng đang bỏ bữa do lạm phát ngày càng trầm trọng và mối đe dọa khan hiếm thực phẩm.

Bên cạnh đó, hơn 1 triệu người bắt đầu chuyển sang phương tiện xe buýt kể từ tháng Ba trong khi tỷ lệ sử dụng xe đạp đã tăng gấp đôi mức trung bình thông thường, dấu hiệu cho thấy người tiêu dùng đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế việc lái xe khi giá nhiên liệu tăng mạnh tại nước này.

Theo dữ liệu từ cơ quan giám sát Transport Focus, tỷ lệ người đi xe buýt ít nhất một lần một tuần đã tăng từ 12% trong tuần đầu tiên của tháng Ba lên 15% vào tuần cuối tháng 5.

Giá nhiên liệu tăng cũng dẫn đến sự gia tăng các lượt tìm kiếm ô tô điện và xe đạp trên mạng khi người tiêu dùng sử dụng xe ô tô là phương tiện đi lại tìm kiếm các giải pháp thay thế để tiết kiệm nhiên liệu.

Ngoài Đức và Anh, phần còn lại của châu Âu cũng đang phải chịu đựng tình trạng tương tự. EU năm ngoái đã tìm nguồn cung ứng 4,6 triệu tấn trong số 13 triệu tấn lương thực mà khối này nhập từ hai quốc gia bị trừng phạt.

Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cho rằng, cuộc xung đột tại Ukraine có thể gây ra sự hỗn loạn trong xã hội và kinh tế trên toàn thế giới, làm trầm trọng thêm hậu quả của những cuộc khủng hoảng khác mà toàn cầu đang phải đối mặt như biến đổi khí hậu, Covid-19 và sự bất bình đẳng.

Ông Guterres kêu gọi một giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng Ukraine phù hợp với luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ.

Nga chính thức rút khỏi Công ước châu Âu về Nhân quyền

Nga chính thức rút khỏi Công ước châu Âu về Nhân quyền

Ngày 11/6, Tổng thống Vladimir Putin đã ký thông qua luật về việc không thi hành các quyết định của Công ước châu Âu về ...

Chứng khoán Mỹ và châu Âu 'đỏ lửa', giá dầu lao dốc, giá vàng đi ngược chiều

Chứng khoán Mỹ và châu Âu 'đỏ lửa', giá dầu lao dốc, giá vàng đi ngược chiều

Chốt phiên giao dịch ngày 11/6 theo giờ Mỹ, chỉ số Dow Jones mất 2,7%, S&P500 để vuột mất 2,9%, trong bối cảnh lạm phát ...

(theo RT/Reuters)

Tin cũ hơn

Trung Quốc có động thái đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU Trung Quốc có động thái đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU
Giá vàng hôm nay 11/11/2024: Giá vàng lao dốc vào thời điểm 'mua tin đồn bán sự thật', chuyên gia dự báo không khả quan về thị trường tuần này? Giá vàng hôm nay 11/11/2024: Giá vàng lao dốc vào thời điểm 'mua tin đồn bán sự thật', chuyên gia dự báo không khả quan về thị trường tuần này?
Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế 'khủng' trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế 'khủng' trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD
Nhật Bản đặt mục tiêu khai thác 1,5 triệu kilowatt năng lượng địa nhiệt vào năm 2030 Nhật Bản đặt mục tiêu khai thác 1,5 triệu kilowatt năng lượng địa nhiệt vào năm 2030
Kinh tế tuần hoàn - con đường phát triển bền vững Kinh tế tuần hoàn - con đường phát triển bền vững
Thị trường ẩm thực Trung Quốc: Cuộc đua giành khách hàng độc thân Thị trường ẩm thực Trung Quốc: Cuộc đua giành khách hàng độc thân
Giá vàng hôm nay 10/11/2024: Giá vàng đứt phanh lao dốc, làm đau tim nhà đầu tư, thị trường chao đảo với chiến thắng của ông Trump Giá vàng hôm nay 10/11/2024: Giá vàng đứt phanh lao dốc, làm đau tim nhà đầu tư, thị trường chao đảo với chiến thắng của ông Trump
EU ra Tuyên bố Budapest 'hối hả' tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu độc lập EU ra Tuyên bố Budapest 'hối hả' tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu độc lập
Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump? Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump?
Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng 'nỗ lực' ngược dòng, pha bay màu 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới? Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng 'nỗ lực' ngược dòng, pha bay màu 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới?
Chỉ số giá lương thực thế giới tháng 10/2024 cao nhất trong 18 tháng qua Chỉ số giá lương thực thế giới tháng 10/2024 cao nhất trong 18 tháng qua
Chuyên gia hàng đầu: Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025 Chuyên gia hàng đầu: Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025