📞

Giá tiêu hôm nay 5/7, vẫn đi ngang, nguồn cung cạn kiệt, tiêu Việt có 'cơ hội vàng' tăng giá?

Hải An 05:12 | 05/07/2022
Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 69.000 – 72.000 đ/kg.
Giá tiêu hôm nay 5/7, vẫn đi ngang, nguồn cung cạn kiệt, tiêu Việt có cơ hội vàng để tăng giá? (Nguồn: ElmarSpices)

Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương, giao dịch từ 69.000 – 72.000 đ/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai, Đồng Nai, thấp nhất thị trường khi ở mức 69.000 đ/kg.

Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đắk Nông, Đắk Lắk (70.500 đ/kg); Bình Phước (71.000 đ/kg) và Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất là 72.000 đ/kg.

Theo nhận định của chuyên gia, giá cả hầu hết các thị trường hàng hóa đang tạm thời chùng lại, do đầu cơ rút vốn vì lo ngại rủi ro sẽ tăng cao trước phiên họp chính sách tiền tệ tháng 7 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Nhiều nguồn tin cho biết Fed sẽ tiếp tục điều chỉnh tăng lãi suất trong phiên họp tới.

Việc tăng lãi suất của sẽ làm giảm nhu cầu tiêu dùng của người dân, cũng như làm suy yếu nhu cầu mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp. Do đó, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam có thể sẽ chậm lại trong những quý tới do người tiêu dùng tại các thị trường xuất khẩu chủ chốt như Mỹ và châu Âu thắt chặt chi tiêu.

Về trung hạn, có ý kiến nhận định thị trường sẽ tăng trở lại vào giữa quý III, khi nhu cầu nhập khẩu cho những kỳ lễ hội cuối năm và dịp Tết ở các quốc gia tăng cao. Ngoài ra, xuất khẩu của Việt Nam còn kỳ vọng từ thị trường Trung Quốc hấp thụ thêm khoảng 30.000 - 40.000 tấn hồ tiêu trong nửa còn lại của năm 2022.

Tại Ấn Độ, tuần trước, giá tiêu kỳ hạn tăng nóng trở lại do một số hoạt động đầu cơ diễn ra trong bối cảnh nguồn cung tiếp tục thắt chặt và nhu cầu vẫn rất mạnh.

Do đồng Rupee giảm mạnh nên việc nhập khẩu hạt tiêu trở nên đắt đỏ, buộc các nhà nhập khẩu phải mua từ các nguồn trong nước. Những hiện tượng này kết hợp với nhu cầu trong nước tăng mạnh đã đẩy giá lên cao.

Mưa lớn tại các khu vực trồng tiêu chính của các bang Kerala và Karnataka đã khiến việc thu hoạch bị tạm dừng. Nhiều thương lái địa phương đã mua một số lượng rất hạn chế trước đó dự đoán giá sẽ giảm khi hàng hóa vụ mùa mới được tung ra thị trường. Tuy nhiên, trái với kỳ vọng của họ, giá đã ổn định trong suốt thời gian qua.

Việt Nam được cho là đã xuất khẩu khoảng 85.000 tấn hạt tiêu trong 6 tháng đầu năm nay. Do đó, giá tiêu có thể không giảm nữa do nguồn cung hàng hóa cũng đã cạn kiệt.

Indonesia vẫn trầm lắng vì sản phẩm của vụ mùa mới dự kiến ​​sẽ được tung ra thị trường vào giữa tháng Bảy. Brazil cũng vậy, vụ mùa mới chỉ có thể ra thị trường vào khoảng cuối tháng 9, đầu tháng 10.

Với tình hình đó, nguồn cung chính hiện nay ngoài Việt Nam là Ấn Độ và nếu giá tiêu Ấn Độ vẫn cạnh tranh, một số doanh nghiệp có thể đến Malabar tìm hàng trong những ngày tới.

Đồng thời, sự thiếu hụt nguồn cung có sẵn có thể là một vấn đề. Tình hình hiện tại có thể giúp giá tiêu tồn đọng tại các kho của các sàn giao dịch trong tháng 12 năm ngoái tăng lên mức mà các chủ hàng mong đợi.

Trong tuần trước, trên Sàn giao dịch hàng hóa quốc gia (NMCE), các hợp đồng giao tháng 7, tháng 8 và tháng 9, mỗi tạ tăng tương ứng 2.112 Rupee, 2.106 Rupee và 1.962 Rupee đóng cửa ở mức 40.929 Rupee/tạ, 41.000 Rupee/tạ và 40.701 Rupee/tạ vào ngày thứ Bảy.

Tương tự, trên sàn IPSTA, ba hợp đồng giao dịch tăng lần lượt mỗi ta 3.000 Rupee, 2.940 Rupee và 2.940 Rupee, đóng cửa ở mức 40.435 Rupee/tạ, 40.313 Rupee/tạ và 40.314 Rupee/tạ (tương đương 6.797 USD/tấn). 6.776 USD/tấn và 6.776 USD/tấn).

Giá giao ngay tăng vọt, đóng cửa ở mức 39.500 Rupee/tạ (6.639 USD/tấn) đối với tiêu xô và 41.000 Rupee/tạ (6.892 USD/tấn) đối với tiêu chọn lọc, do nhu cầu tăng mạnh trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm. (1 USD = 59,4932 Rupee).