Giá vàng hôm nay 10/8: Giá vàng tăng đều đặn, đọ 'ghế nóng' với USD; Fed tiếp tục tăng lãi suất mặc lạm phát sẽ hạ nhiệt?

Minh Anh
Giá vàng hôm nay 10/8 đang tăng đều đặn và bật lên mức cao nhất 4 tuần. Vàng nhận được lực đẩy nhẹ bởi hoạt động mua kỹ thuật, khi chỉ số USDX yếu hơn và một số nhu cầu trú ẩn an toàn. Giá vàng đang trải qua một giai đoạn "hết sức thú vị", khi thị trường cố gắng đánh giá vàng hay đồng USD mới là yếu tố thống trị thị trường?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cập nhật giá vàng hôm nay 10/8: Tin giá vàng mới nhất, vàng SJC giảm, thế giới tăng

Mở cửa phiên giao dịch sáng 10/8, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại 66,10 - 67,10 triệu đồng/lượng, cùng giảm 100.000 đồng/lượng so với cuối phiên giao dịch ngày 9/8. Chênh lệch giá bán duy trì cao hơn giá mua 1 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng ở mức 66,10 – 67,10 triệu đồng/lượng, cùng giảm 50.000 đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với cuối phiên giao dịch 9/8. Chênh lệch giá mua và bán là 1 triệu đồng/lượng.

Cùng thời điểm, giá vàng thế giới tiếp tục tăng, giao dịch trên sàn Kitco đang là 1.792 USD/ounce.

Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá USD tại Vietcombank sáng 10/8: 1 USD = 23.530 VND, giá vàng thế giới tương đương 50,80 triệu đồng/lượng, thấp hơn 16,30 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC bán ra sáng 10/8.

Giá vàng hôm nay 10/8: jgefjes
Giá vàng hôm nay 10/8 đang tăng đều đặn và bật lên mức cao nhất 4 tuần. (Nguồn: WF)

Diễn biến giá vàng hôm nay 10/8: Giữ xu hướng tăng vừa phải

Phiên mở cửa hôm nay (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới trên sàn Kitco bắt đầu giao dịch tại 1.794 USD/ounce, tăng 6 USD so với cuối phiên giao dịch hôm qua, ghi nhận của TG&VN. Giá vàng kỳ hạn tháng 10 tăng 9,20 USD ở mức 1.803,60 USD/ounce.

Giá vàng tiếp tục giữ xu hướng tăng vừa phải với diễn biến đồng USD giảm. Tuy nhiên, đà tăng không thể bật lên khi giới đầu tư vẫn có e ngại lớn cho tới khi báo cáo lạm phát của Mỹ được công bố. Vì vậy, một kết quả lạm phát cao khác rất có khả năng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới vàng.

Các thị trường quan trọng thường có tác động tới thị trường kim loại quý, giá dầu thô Nymex suy yếu và giao dịch quanh mức 90,25 USD/thùng. Chỉ số USD Mỹ thấp hơn một cách khiêm tốn trong giao dịch tại Mỹ. Đồng USD giảm so với các đồng tiền đối thủ trong rổ tiền tệ đã cung cấp thêm lực đỡ cho thị trường vàng.

Tuy nhiên, căng thẳng địa chính trị và lo ngại suy thoái vẫn đang hỗ trợ vàng. Việc bán USD được dự báo có thể tăng tốc với số lượng yếu hơn dự kiến do thị trường lặp lại kỳ vọng tăng lãi suất trong tương lai. Việc thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu đã khiến giới đầu tư hoài nghi về triển vọng của kim loại quý, vì lãi suất cao hơn làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng.

Theo một số dự báo, các số liệu thị trường mới có thể không ảnh hưởng lớn đến hành động của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại cuộc họp FOMC tiếp theo diễn ra từ ngày 20-21/9. Theo công cụ FedWatch của CME, Fed sẽ bắt đầu đợt tăng lãi suất 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp, với xác suất 69,5%; tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản, với xác suất 30,5%.

Các nhà giao dịch đang chờ đợi hai báo cáo lạm phát quan trọng của Mỹ được công bố trong ngày hôm nay và ngày mai. Báo cáo chỉ số giá tiêu dùng tháng 7 sẽ được công bố ngày hôm nay (10/9), được cho là sẽ hạ nhiệt còn 8,7% so với cùng kỳ năm ngoái, sau khi tăng 9,1% trong báo cáo tháng 6. Báo cáo chỉ số giá sản xuất tháng 7 sẽ được công bố vào ngày mai (11/8), được dự báo tăng 0,2% so với tháng 6. Báo cáo tháng 6, mức tăng là 1,1% so với tháng 5.

Lợi tức trên trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm đang đạt 2,783%.

Trong khi đó, căng thẳng Mỹ-Trung Quốc về vấn đề Đài Loan (Trung Quốc) chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Vấn đề địa chính trị này có thể sẽ góp phần thúc đẩy tâm lý về một số nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng, đặc biệt là từ người châu Á.

Giá vàng trong nước

Từ đầu năm, Hội đồng Vàng thế giới (WGC) đã ghi nhận sức mua vàng của người dân Việt Nam vẫn có xu hướng tăng. Chỉ tính riêng trong quý II, nhu cầu vàng của người tiêu dùng tại Việt Nam đã lên tới 14 tấn, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước. Nguồn cầu lớn nhưng nguồn cung hạn hẹp là lý do rấ hợp lý giải thích cho việc giá vàng trong nước tăng cao hơn nhiều so với thế giới.

Giá vàng SJC, chốt phiên giao dịch ngày 9/8 quay đầu giảm khoảng 200.000 - 300.000 đồng/lượng sau khi vừa bật tăng vào đầu phiên. Trong khi đó, hệ thống PNJ biến động mạnh nhất, khi giá vàng SJC điều chỉnh tăng 300.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào bán ra.

Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn, Tập đoàn Doji và Tập đoàn Phú Quý, cùng ghi nhận mức giảm 200.000 đồng/lượng ở hai chiều mua vào và bán ra. Mức giảm 200.000 đồng/lượng ở chiều mua vào cũng được ghi nhận tại Bảo Tín Minh Châu, nhưng chiều bán ra giảm nhiều hơn là 230.000 đồng/lượng.

Tổng hợp giá vàng SJC tại các thương hiệu lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên chiều ngày 9/8:

Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 66,20 – 67,3 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 66,15 – 67,15 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 66,20 – 67,20 triệu đồng/lượng.

Hệ thống PNJ niêm yết tại: 66,20 – 67,20 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 66,21 – 67,15 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 52,51 – 53,26 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 52,00 – 53,10 triệu đồng/lượng.

Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng giá nhiều hơn trong ngắn hạn

Phân tích biểu đồ kỹ thuật, giá vàng kỳ hạn tháng 10 đạt mức cao nhất trong 4 tuần trong ngày hôm nay. Xu hướng giảm giá của vàng tương lai vẫn có lợi thế kỹ thuật tổng thể nhẹ, trong ngắn hạn. Tuy nhiên, một xu hướng tăng giá còn non trẻ đang diễn ra trên biểu đồ thanh hàng ngày, cho thấy xu hướng tăng giá nhiều hơn trong ngắn hạn.

Thị trường đang giằng có giữa mục tiêu tăng giá tiếp theo của xu hướng tăng là tạo ra mức đóng cửa trên mức kháng cự vững chắc ở mức 1.850 USD/ounce. Nhưng mục tiêu giá giảm trong ngắn hạn tiếp theo của xu hướng giảm sẽ có nguy cơ đẩy giá vàng thế giới xuống dưới mức hỗ trợ kỹ thuật vững chắc ở mức 1.750 USD/ounce.

Dự báo, mức kháng cự đầu tiên được nhìn thấy ở mức cao nhất ngày hôm nay là 1.806 USD/ounce và sau đó là 1.825 USD. Mức hỗ trợ đầu tiên được nhìn thấy ở mức thấp nhất hôm nay là 1.788,5 USD và sau đó là mức thấp nhất của tuần này là 1.776,2 USD.

Cuối tuần qua, Thượng viện Mỹ đã thông qua Đạo luật Giảm lạm phát, nhằm mục tiêu giảm nhẹ mức lạm phát kỷ lục thời gian qua. Dự luật bao gồm 430 tỷ USD chi tiêu mới, bao gồm 300 tỷ USD dành cho biến đổi khí hậu và năng lượng sạch. Dự luật hiện đang được gửi tới Hạ viện, nơi nó dự kiến ​​sẽ sớm được thông qua để tới bàn của Tổng thống Joe Biden ký ban hành Luật.

Mặc dù là Đạo luật tên là Giảm lạm phát, nhưng vẫn còn khá nhiều tranh cãi. Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) phi đảng phái dự báo, các biện pháp của đạo luật sẽ có tác động không đáng kể đến lạm phát; Các đảng viên Đảng Dân chủ cho rằng, dự luật sẽ giải quyết tình trạng tăng giá; Trong khi, các đảng viên Đảng Cộng hòa cho rằng, chi tiêu mới sẽ làm trầm trọng thêm lạm phát.

Dự luật cũng bao gồm các nỗ lực tăng thuế, mà Văn phòng Ngân sách Quốc hội dự đoán sẽ giúp giảm thâm hụt một chút. Tuy nhiên, đối với cựu nghị sỹ Ron Paul, hành động này là quá ít, quá muộn.

Giá cà phê hôm nay 9/8: Tăng mạnh, động lực tăng giá của robusta vẫn còn; Cơ hội cho cà phê Việt Nam tại thị trường EU?

Giá cà phê hôm nay 9/8: Tăng mạnh, động lực tăng giá của robusta vẫn còn; Cơ hội cho cà phê Việt Nam tại thị trường EU?

EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới và được đánh giá là thị trường giàu tiềm năng cho các nước ...

Đừng sợ lạm phát, dù không nên chủ quan!

Đừng sợ lạm phát, dù không nên chủ quan!

Ám ảnh lạm phát đang tạo áp lực đến cả người dân và doanh nghiệp. Áp lực ngày càng lớn khi tình hình lạm phát ...

(theo Kitco News)

Bài viết cùng chủ đề

Giá vàng hôm nay

Đọc thêm

Gia Lai và Kon Tum cần nỗ lực để đạt mục tiêu tăng trưởng cả trước mắt và lâu dài

Gia Lai và Kon Tum cần nỗ lực để đạt mục tiêu tăng trưởng cả trước mắt và lâu dài

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Gia Lai và Kon Tum về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư xây ...
Tài sản Nga bị phong tỏa: Sau EU, tới lượt Anh có hành động mới nhất

Tài sản Nga bị phong tỏa: Sau EU, tới lượt Anh có hành động mới nhất

Anh đã phong tỏa hơn 25 tỷ Bảng Anh (khoảng 32 tỷ USD) tài sản của Nga kể từ khi cuộc xung đột ở Ukraine bùng phát cách đây hơn ...
Giá cà phê hôm nay 22/3/2025: Giá cà phê chịu áp lực điều chỉnh, thị trường đã 'cắt cơn sốt'?

Giá cà phê hôm nay 22/3/2025: Giá cà phê chịu áp lực điều chỉnh, thị trường đã 'cắt cơn sốt'?

Giá cà phê hôm nay 22/3/2025: Giá cà phê chịu áp lực điều chỉnh, thị trường đã 'cắt cơn sốt'?...
Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin không đạt kết quả như trông đợi, nhưng gợi mở những vấn đề hệ trọng.
Một quốc gia EU lên tiếng về kế hoạch sáp nhập Dải Gaza và Bờ Tây

Một quốc gia EU lên tiếng về kế hoạch sáp nhập Dải Gaza và Bờ Tây

Pháp tuyên bố nước này phản đối bất kỳ hình thức sáp nhập nào của Israel đối với Dải Gaza hoặc Bờ Tây.
Cập nhật lịch nghỉ Hè năm 2025 của một số trường đại học

Cập nhật lịch nghỉ Hè năm 2025 của một số trường đại học

Một số trường đại học đã có lịch nghỉ Hè năm 2025. Dưới đây là cập nhật chi tiết lịch nghỉ của sinh viên cả nước...
Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ: Hai giờ kịch tính, tín hiệu mở đường và ai mới là 'trùm cuối'

Cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin không đạt kết quả như trông đợi, nhưng gợi mở những vấn đề hệ trọng.
Thủ tướng New Zealand thăm Ấn Độ: Chuyến công du bắc cầu

Thủ tướng New Zealand thăm Ấn Độ: Chuyến công du bắc cầu

Rời New Delhi với nhiều văn bản được ký kết, nhưng thỏa thuận tái khởi động đàm phán FTA với Ấn Độ là kết quả mà Thủ tướng New Zealand hài lòng nhất.
Chính trường Đức: Cái bắt tay suôn sẻ giữa CDU/CSU và SPD

Chính trường Đức: Cái bắt tay suôn sẻ giữa CDU/CSU và SPD

Với cái bắt tay giữa CDU/CSU và SPD, Đức dự báo sẽ có chính phủ mới vào dịp lễ Phục sinh tới, với Thủ tướng là ông Friedrich Mer...
Thỏa thuận ngừng bắn tạm thời ở Ukraine và con đường đến hòa bình

Thỏa thuận ngừng bắn tạm thời ở Ukraine và con đường đến hòa bình

Việc Ukraine đồng ý với đề xuất thỏa thuận ngừng bắn 30 ngày của Mỹ không bất ngờ. Bất ngờ có thể xuất hiện trong cuộc gặp Mỹ-Nga và động thái của các bên liên ...
Kế hoạch tái vũ trang châu Âu, toan tính và hệ lụy

Kế hoạch tái vũ trang châu Âu, toan tính và hệ lụy

Quyết định tái vũ trang châu Âu cho thấy thay đổi trong chính sách an ninh của khối giữa thời điểm quan hệ xuyên Đại Tây Dương đang xuất hiện nhiều rạn nứt...
Ukraine, những sự lựa chọn và suy ngẫm về Việt Nam

Ukraine, những sự lựa chọn và suy ngẫm về Việt Nam

Từ cuộc tranh luận ồn ào tại Nhà Trắng, tình hình trở nên xấu đi một cách nhanh chóng với Ukraine. Rất nhiều câu hỏi đặt ra...
Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland: 'Quân cờ chiến lược' trong cạnh tranh địa chính trị tại vùng cực Bắc

Greenland đã trở thành điểm nóng địa chính trị, thu hút sự quan tâm lớn từ các cường quốc toàn cầu.
Ấn Độ 'lội ngược dòng' sóng ngầm chính trị Nam Á

Ấn Độ 'lội ngược dòng' sóng ngầm chính trị Nam Á

Trước sự trỗi dậy của Ấn Độ, cùng với việc Mỹ chuyển trọng tâm sang châu Á, khu vực Nam Á có thể chứng kiến sự leo thang đối đầu thời gian tới.
Cựu quan chức Lầu Năm Góc phân tích chi tiết 'phao sinh tồn' của Ukraine

Cựu quan chức Lầu Năm Góc phân tích chi tiết 'phao sinh tồn' của Ukraine

Trong một bài phân tích gần đây trên Foreign Affairs, ông Celeste Wallander, cựu quan chức cấp cao của Lầu Năm Góc (Mỹ) đã đánh giá về khả năng phòng thủ của Ukraine trong trường ...
Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Dư địa phát triển quan hệ Nga-Triều Tiên sau xung đột ở Ukraine

Nga và Triều Tiên dường như đã xích lại gần nhau hơn bởi xung đột tại Ukraine và mối quan hệ này có thể tiếp tục duy trì vững chắc trong tương lai.
Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc 'đua nhau' phát triển thế hệ tàu mới, Thái Bình Dương 'nóng' nguy cơ chạy đua vũ trang trên biển

Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc 'đua nhau' phát triển thế hệ tàu mới, Thái Bình Dương 'nóng' nguy cơ chạy đua vũ trang trên biển

Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc lên kế hoạch chế tạo các tàu chiến tên lửa lớn, được trang bị vũ khí hạng nặng cho một cuộc đối đầu tiềm tàng trên biển.
Thỏa thuận Mỹ-Ukraine: Nga không lạ với 'bẫy' của phương Tây, nhưng Tổng thống Putin vẫn phải 'đặt lên bàn cân' vì một yếu tố

Thỏa thuận Mỹ-Ukraine: Nga không lạ với 'bẫy' của phương Tây, nhưng Tổng thống Putin vẫn phải 'đặt lên bàn cân' vì một yếu tố

Nga đã rút ra được bài học từ thỏa thuận Minsk, không muốn để Ukraine và phương Tây lợi dụng các thỏa thuận để 'câu giờ'.
Phiên bản di động