Nhỏ Bình thường Lớn

Để các chính trị gia không mắc sai lầm trước báo giới

Charlie Agatep, Chủ tịch của Hiệp hội Quan hệ công chúng Philippines cho rằng các quan chức chính phủ nên có một khóa học về truyền thông khi mới bắt đầu nhiệm kỳ để có thể tránh tối đa những sự việc tiêu cực trên báo chí.
TIN LIÊN QUAN
de cac chinh tri gia khong mac sai lam truoc bao gioi Philippines muốn lực lượng Mỹ rời khỏi đảo Mindanao
de cac chinh tri gia khong mac sai lam truoc bao gioi Philippines sẽ theo đuổi đường lối đối ngoại độc lập

Từ trường hợp của Tổng thống Duterte

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo giới tại Vientiane, Lào ngày 5/9 liên quan cuộc chiến chống ma túy tại Philippines, Tổng thống Duterte đã có phát biểu xúc phạm đối với người đứng đầu Nhà Trắng và cho biết sẽ "không bận tâm ông ấy nghĩ gì" về chính sách mạnh tay chống tội phạm ma túy mà ông đang áp dụng ở Philippines.

de cac chinh tri gia khong mac sai lam truoc bao gioi
Tổng thống Duterte đã phải hối tiếc về phát ngôn của mình. (Nguồn: AP)

Chỉ có 5 phóng viên phỏng vấn Tổng thống Duterte nhưng ý tứ trong lời nói của ông được truyền đi mọi nơi trên thế giới và đáp lại, Nhà Trắng đã ngay lập tức hủy kế hoạch gặp song phương giữa Tổng thống Obama với ông Duterte, dự định diễn ra vào chiều 6/9 bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN.

Trong tuyên bố xin lỗi của mình, Tổng thống Duterte nói: “Vì những phát biểu mạnh mẽ của tôi khi trả lời các câu hỏi của báo chí gây ra sự quan ngại và lo lắng, tôi lấy làm tiếc vì điều đó đã trở thành một sự công kích cá nhân đối với Tổng thống Mỹ".

Ông Duterte bày tỏ mong muốn giải quyết những bất đồng nảy sinh ngoài những ưu tiên và quan điểm quốc gia, đồng thời cùng hợp tác có trách nhiệm đối với cả hai nước. Ông cũng đề xuất hai bên nên đàm phán trực tiếp "vào một ngày nào đó sau này".

Sau sự việc này của ông Duterte, ông Charlie Agatep, Chủ tịch tập đoàn truyền thông tích hợp Grupo Agatep, Giáo sư PR, báo chí và truyền thông tại Đại học Santo Tomas và Chủ tịch của Hiệp hội Quan hệ công chúng Philippines cho rằng ông Duterte cũng như nhiều quan chức chính phủ và người phát ngôn trên thế giới nên có một khóa học về truyền thông khi mới bắt đầu nhiệm kỳ của mình để có thể tránh tối đa những sự việc tiêu cực trên báo chí.

Kỹ năng làm chủ truyền thông

Một khóa học về truyền thông báo chí giúp các chính trị gia có được kỹ năng trong việc làm chủ truyền thông và phát triển lập luận cũng như quan điểm của mình. Sau đây là một vài lời khuyên mà ông Charlie Agatep cho rằng các chính trị gia nên đảm bảo để được một cuộc trả lời phỏng vấn truyền thông hiệu quả.

Trước hết, người được phỏng vấn cần có phong thái thoải mái. Họ nên có một cuộc trò chuyện với các phóng viên trước khi trả lời phỏng vấn để hai bên có thể hiểu được nhau và xóa khoảng cách. Người được phỏng vấn cần chắc chắn về những gì mình sẽ nói, những vấn đề mà phóng viên có nêu ra trong quá trình phỏng vấn và trả lời chúng một cách rõ ràng, chính xác.

Tất cả những gì các chính trị gia nói trong cuộc phỏng vấn đều cần có người chuyên trách ghi âm lại. Bất cứ từ nào chính trị gia nói với phóng viên đều có thể được cho là tuyên bố của họ nếu chúng đã được phỏng vấn và ghi âm. Các chính trị gia hãy cảnh giác với hành vi, ngôn ngữ cơ thể và ngữ điệu giọng nói khi đứng trước camera, hơn nữa, cũng cần phải tránh các chuyển động gây mất tập trung như gãi cổ, đưa tay lên xuống… Các chính trị gia cũng không nên khoanh tay lại vì điều đó giống như họ đang phòng thủ.

Người trả lời phỏng vấn cũng không nên trình bày lan man, câu trả lời càng lan man thì phóng viên càng khó khăn trong việc theo dõi và phóng viên càng dễ mắc sai lầm trong quá trình làm bài. Do đó, người trả lời cần phải cân đối để câu trả lời ngắn gọn, ngay cả khi họ muốn phát triển thêm ý. Duy trì thái độ khách quan và bình tĩnh là điều người trả lời phỏng vấn nên nhớ nếu như phóng viên tỏ ra không hợp tác hay đánh lạc hướng. Nếu như mất bình tĩnh, người trả lời có thể sẽ bị dẫn dắt bởi người phỏng vấn.

Bên cạnh đó, người trả lời cần biết lúc nào nên dừng lại, hít thở từ từ và trả lời câu hỏi mà không bộc lộ rõ cảm xúc cá nhân. Không nguyền rủa, cao giọng và tránh nói xấu một đối tượng nào đó với những từ ngữ xúc phạm. Các chính trị gia cần phải luôn tự nhắc mình là một nhà chính trị nghiêm túc. Nếu người trả lời phỏng vấn không chắc chắn về câu trả lời của mình thì nên đề nghị với phóng viên có thêm thời gian hoặc đề xuất phóng viên hỏi người chuyên trách và có thẩm quyền phát ngôn về vấn đề đó. Đừng bao giờ cố gắng tỏ ra mình là chuyên gia trong một lĩnh vực của người khác.

Cũng không nên suy đoán nếu không có cơ sở. Phóng viên luôn muốn bạn đưa ra dự đoán về tương lai và thường nêu ra những câu hỏi như “Điều gì sẽ xảy ra nếu…”. Đây thực sự là cái bẫy cho người trả lời phỏng vấn nếu như họ tỏ ra giận dữ hoặc có những bình luận chủ quan về một vấn đề mà người phỏng vấn không có phông kiến thức vững.

de cac chinh tri gia khong mac sai lam truoc bao gioi Bóng đen trong quan hệ Mỹ - Philippines

Những lời nói không hay về Mỹ của Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, mà sau đó ông đã công khai thừa nhận sai lầm, đã ...

de cac chinh tri gia khong mac sai lam truoc bao gioi Tổng thống Philippines “lấy làm tiếc” vì xúc phạm ông Obama

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte ngày 6/9 “bày tỏ hối tiếc” vì đã có những lời lẽ xúc phạm Tổng thống Mỹ Barack Obama.

de cac chinh tri gia khong mac sai lam truoc bao gioi Tổng thống Philippines kêu gọi một Cộng đồng ASEAN không ma túy

“Nền tảng cho việc đảm bảo an ninh khu vực nằm ở sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên. Chúng tôi kêu gọi ...

Thu Hiền (theo Inquirer.net)