Giá vàng hôm nay 13/11, Giá vàng băng băng leo dốc, hưởng lợi kép từ bệ phóng mới, vàng SJC gây bất ngờ

Hải An
Giá vàng hôm nay 13/11, Giá vàng trải qua tuần thành công khi ghi nhận mức tăng mạnh nhất từ tháng 7/2020. Sự đảo chiều ngoạn mục của giá kim loại quý trùng hợp với một đợt bán tháo lớn trên thị trường tiền điện tử. Vàng SJC không tăng mạnh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

BẢNG CẬP NHẬT TRỰC TIẾP GIÁ VÀNG HÔM NAY 14/11 TỶ GIÁ HÔM NAY 14/11


Cập nhật diễn biến giá vàng hôm nay 13/11

Giá vàng thế giới và trong nước tuần này ghi nhận tín hiệu tích cực.

Giá vàng hôm nay 13/11 abc
Giá vàng hôm nay 13/11, Giá vàng phăng phăng leo dốc, có bệ phóng từ thị trường tiền điện tử, vàng SJC gây bất ngờ. (Nguồn: Shutterstock)

Giá vàng SJC trong nước mở cửa giao dịch đầu tuần 7/11 tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 66,6 – 67,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 100 nghìn đồng/ lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên cuối tuần qua.

Sang phiên 8/11, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI niêm yết là 66,2 - 67,2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), giảm 200 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên ngày hôm qua.

Phiên sáng 9/11, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI niêm yết ở ở mức 66,5 - 67,5 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 400 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.

Đến phiên 10/11 giao dịch trên mốc 67,3 triệu đồng/lượng, giảm 100 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.

Sáng 11/11, tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 66,3 - 67,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không thay đổi ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên hôm trước.

Chốt phiên cuối tuần 12/11, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 66,6 – 67,6 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra), không đổi so với chốt phiên hôm qua.

Với diễn biến này, giá vàng cả tuần tăng 120 nghìn đồng/lượng, tương đương mức tăng hơn 0,15% về giá trị. Mức tăng khá thấp so với giá vàng thế giới này gây ngạc nhiên cho thị trường. Chính vì vậy, khoảng cách giữa giá vàng trong nước và thế giới thu hẹp đáng kể.

Trên thị trường thế giới, giá vàng đi lên trong hầu hết các phiên giao dịch của tuần này và đã có tuần giao dịch tốt nhất trong hai năm rưỡi qua.

Sự suy yếu của đồng USD đã khiến giá vàng “vọt” lên gần mức cao nhất trong ba tuần ngay trong phiên giao dịch mở màn tuần này (ngày 7/11) và tăng hơn 2% trong phiên giao dịch liền sau đó, phá ngưỡng quan trọng 1.700 USD/ounce.

Tới phiên giao dịch cuối tuần ngày 11/11, vàng tiếp tục nối dài đà đi lên nhờ thông tin đáng khích lệ về lạm phát của Mỹ.

Kết thúc phiên này, giá vàng giao ngay tăng 0,7% lên 1.766,39 USD/ounce, sau khi chạm mức cao nhất kể từ ngày 18/8/2022 vào đầu phiên.

Tính chung cả tuần qua, giá vàng thế giới tăng 5%. Trong khi đó, giá vàng giao kỳ hạn tiến 0,9%, lên 1.769,4 USD/ounce.

Ghi nhận của TG&VN, giá vàng thế giới chốt tuần giao dịch (11/11) trên sàn Kitco tại 1.772,3 USD/ounce.

Tin liên quan
Khủng hoảng năng lượng: Trả đũa trừng phạt, Nga dùng chiêu bài khí đốt, châu Âu ‘ngấm đòn’, chạy đua tìm Khủng hoảng năng lượng: Trả đũa trừng phạt, Nga dùng chiêu bài khí đốt, châu Âu ‘ngấm đòn’, chạy đua tìm 'trái ngọt' ở miền đất hứa

Tổng hợp giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên 12/11:

Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 66,6 – 67,6 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 66,5 – 67,5 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 66,7 – 67,6 triệu đồng/lượng.

Hệ thống PNJ niêm yết tại: 66,6 – 67,6 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 66,62 – 67,58 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 53,46 – 54,41 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 53,10 – 54,20 triệu đồng/lượng.

Quy đổi theo giá USD tại Vietcombank ngày 12/11, 1 USD = 24.860 VND, giá vàng thế giới tương đương 53,08 triệu đồng/lượng, thấp hơn giá vàng SJC bán ra 14,52 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tăng vọt, điều gì sẽ đến?

Vàng đang nhanh chóng trở thành tài sản cần theo dõi khi lạm phát bắt đầu chậm lại và thị trường tiền điện tử trải qua một giai đoạn suy thoái. Kim loại quý này đã tăng hơn 80 USD - hiệu suất hằng tuần tốt nhất kể từ tháng 7/2020. Nhưng các nhà phân tích vẫn chưa nghiêng về một thị trường tăng giá mới.

Giá vàng giao ngay bắt đầu tuần ở mức 1.681 USD/ounce và giao dịch cuối tuần ở mức 1.765 USD/ounce. Đây là hiệu suất tốt nhất kể từ tuần kết thúc vào ngày 24/7/2020.

Hợp đồng tương lai Comex tháng 12 được giao dịch gần mức cao nhất hằng ngày là 1.767,60 USD/ounce.

Sự đảo chiều ngoạn mục của giá vàng diễn ra sau khi dữ liệu lạm phát mới nhất của Mỹ cho thấy áp lực giá đang chậm lại. Bài học lớn nhất đối với thị trường là khả năng có một Cục Dự trữ Liên bang (Fed) linh hoạt hơn trong những tháng tới. Tin tức này đã khiến đồng USD giảm giá, tạo cơ hội cho vàng tăng giá.

Nhà phân tích Carsten Fritsch của Commerzbank cho biết: "Giá tiêu dùng tháng 10 của Mỹ tăng thấp hơn nhiều so với dự kiến, do đó làm giảm kỳ vọng tăng lãi suất của Fed, gây áp lực lên đồng USD và khiến lợi suất trái phiếu Mỹ giảm đáng kể".

Các nhà phân tích đang chú ý đến sự trở lại của vàng sau 7 tháng thua lỗ liên tiếp - chuỗi giảm giá dài nhất trong hơn 5 thập niên.

Chiến lược gia thị trường cấp cao Frank Cholly của RJO Futures nói: "Vàng đã có bước nhảy giá đột phá vào thứ Năm với mức đóng cửa rất tích cực. Đà tăng vẫn tiếp tục vào cuối tuàn. Đối với các nhà giao dịch, biểu đồ này vẫn rất mạnh. Không có lý do gì để tôi nói rằng giá vàng sẽ quay đầu và đi xuống. Giá kim loại quý sẽ tiến gần hơn tới mốc 1.775 – 1.800 USD/ounce trước khi tạm dừng đà tăng”.

Đà tăng giá cũng trùng hợp với một đợt bán tháo lớn khác trên thị trường tiền điện tử khi ​sàn giao dịch tiền điện tử FTX của Sam Bankman-Fried nộp đơn xin phá sản vào thứ Sáu. Sự kiện có nguy cơ lây lan ở mức cao này sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường tiền điện tử và các thị trường khác.

Sự biến động của tiền điện tử có phạm vi rộng hơn nhiều vào thời điểm này, đó cũng là lý do khiến vàng được hưởng lợi.

Everett Millman, chuyên gia kim loại quý của Gainesville Coins, nói: "Tình hình thị trường tiền điện tử hiện nay so với những tháng mùa Hè đã thay đổi. Các nhà đầu tư lo lắng hơn so với hồi đầu năm trong khi lượng vốn tích lũy trên thị trường tiền điện tử là khá lớn. Và vàng có cơ hội phát huy vai trò truyền thống - nó được tin tưởng và coi là nơi trú ẩn an toàn".

Giá vàng có thể phá vỡ mốc quan trọng 1.800 USD/ounce?

Mặc dù vàng đã tăng đáng kể, nhưng các nhà phân tích vẫn cho rằng, giá kim loại quý này sẽ tăng cao hơn nữa.

Chuyên gia Cholly nhận định: “Về mặt kỹ thuật, giá vàng có thể đạt mức 1.830 USD/ounce vào tuần tới. Vẫn còn động lực tăng. Chúng tôi có thể thấy thị trường quay trở lại mức 1.830 USD trước khi vàng rơi vào ngưỡng kháng cự nặng hơn”.

Quá sớm để mong Fed xoay trục

Đối với vàng, tất cả phụ thuộc vào tốc độ xoay trục của Fed. Nhưng các nhà phân tích cho rằng, còn quá sớm để ngân hàng trung ương Mỹ bắt đầu “bẻ khóa” trở lại. Đó là lý do tại sao kim loại quý này phải kiên nhẫn lâu hơn một chút trước khi chứng kiến ​​tâm lý thị trường tăng mới.

Chuyên gia Millman nói: “Tôi không tin rằng thị trường sẽ ghi nhận vàng tăng lên 1.900 USD/ounce chỉ dựa trên việc Fed báo hiệu một giai điệu ôn hòa hơn và sự sụp đổ của thị trường tiền điện tử".

Trong khi đó, nhà phân tích Cholly nói thêm, đây không phải là thời điểm để Fed xoay trục, đồng thời lưu ý, chỉ hai tuần trước, Chủ tịch Fed Jerome Powell nói với các phóng viên rằng, còn quá sớm để thay đổi chính sách và lãi suất có thể tăng cao hơn dự kiến.

"Lạm phát đang chậm lại, vì vậy Fed nhìn thấy kết quả dự kiến ​​của mình. Và có lẽ sẽ hợp lý nếu chậm lại (tốc độ tăng lãi suất) một chút. Nhưng Fed thà sai lầm ở khía cạnh lạm dụng việc tăng lãi suất hơn là tạm dừng quá sớm”, nhà phân tích trên nhận định.

Ông Cholly dự kiến ​​sẽ chỉ thấy Fed ôn hòa hơn vào đầu năm sau. "Sẽ là quá sớm để nói về việc tạm dừng tăng lãi suất. Chủ tịch Powell không thể mâu thuẫn với những gì ông đã nói hai tuần trước. Rất khó để chứng kiến vàng sẽ lên tới 1.900 USD hay 1.950 USD/ounce".

Tuần tới, xu hướng của giá vàng sẽ chủ yếu phụ thuộc vào đồng USD, đây là động lực có trọng số lớn nhất đối với khả năng tiếp tục tăng giá của vàng.

"USD là yếu tố chính mà tôi đang theo dõi bởi vì chúng tôi đã thấy một động thái lớn. Việc USD giảm hay tăng giá sẽ đóng một vai trò lớn trong việc liệu vàng có thể giữ được đà tăng hay không”, nhà phân tích Millman lưu ý.

Nhà phân tích chiến lược vĩ mô cấp cao Mike McGlone của Bloomberg Intelligence cho biết, trong dài hạn, vàng đang tìm cách lấy lại mức trên 1.700 USD/ounce và vượt trội so với hầu hết các mặt hàng trong năm tới.

Chuyên gia McGlone nói hôm thứ Sáu: "Búa tạ tăng lãi suất của Fed trong năm nay có thể đã củng cố nền tảng cho một thị trường tăng giá kéo dài của vàng.

Lãi suất tăng nhanh chóng vào năm 2022 và sự sụt giảm mạnh nhất trong tương lai trái phiếu kho bạc Mỹ kể từ năm 1982 so với mức trung bình 200 tuần của nó có thể tạo cơ sở để vàng tiếp tục thực hiện những gì nó thường làm, đó là luôn vượt trội so với hầu hết các loại hàng hóa".

Khủng hoảng năng lượng: Trả đũa trừng phạt, Nga dùng chiêu bài khí đốt, châu Âu ‘ngấm đòn’, chạy đua tìm 'trái ngọt' ở miền đất hứa

Khủng hoảng năng lượng: Trả đũa trừng phạt, Nga dùng chiêu bài khí đốt, châu Âu ‘ngấm đòn’, chạy đua tìm 'trái ngọt' ở miền đất hứa

Những đòn trừng phạt qua lại trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine gây ra cuộc khủng hoảng khí đốt khiến châu Âu gánh chịu ảnh ...

Bất động sản mới nhất: Quả bóng ‘không có khả năng phình to và vỡ’, nghịch lý giá tăng dù ế ẩm, Hà Nội ra quyết định liên quan KĐT Thanh Hà

Bất động sản mới nhất: Quả bóng ‘không có khả năng phình to và vỡ’, nghịch lý giá tăng dù ế ẩm, Hà Nội ra quyết định liên quan KĐT Thanh Hà

Thị trường “khó khăn toàn tập”, thiếu nguồn cung trầm trọng; không bán được hàng nhưng giá vẫn tăng tới 10%, Hà Nội dừng điều ...

Tình hình Ukraine: Nga tấn công ở bờ Tây sông Dnipro, Kiev muốn độc lập hơn trong chế tạo vũ khí

Tình hình Ukraine: Nga tấn công ở bờ Tây sông Dnipro, Kiev muốn độc lập hơn trong chế tạo vũ khí

Ngày 11/11, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho hay, các đơn vị quân đội nước này hiện đang tấn ...

Ukraine lần đầu xác nhận hiện diện ở Kherson, Đức tiếp tục ‘bơm’ tiền cho Kiev bất chấp tranh cãi

Ukraine lần đầu xác nhận hiện diện ở Kherson, Đức tiếp tục ‘bơm’ tiền cho Kiev bất chấp tranh cãi

Ngày 11/11, Cơ quan tình báo quốc phòng Ukraine cho biết, các đơn vị nước này đang tiến vào Kherson, khẳng định thành phố miền ...

Kinh tế thế giới nổi bật (4-10/11): Nga cúp nguồn cung khí đốt-EU ‘gõ cửa’ Mỹ, giá năng lượng ở châu Âu sẽ giảm, Trung Quốc ‘miễn nhiễm’ với bão giá

Kinh tế thế giới nổi bật (4-10/11): Nga cúp nguồn cung khí đốt-EU ‘gõ cửa’ Mỹ, giá năng lượng ở châu Âu sẽ giảm, Trung Quốc ‘miễn nhiễm’ với bão giá

Xác suất Mỹ rơi vào suy thoái vào tháng 9/2022 là gần 0%, động lực thúc đẩy tăng trưởng của EU “biến mất”, Trung Quốc ...

(theo Kitco News)

Bài viết cùng chủ đề

Thị trường 24h

Đọc thêm

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Thủ tướng Tây Ban Nha 'hẹn' thời gian công bố từ chức, đảng đối lập nói hành động trong tuyệt vọng

Hàng nghìn người ủng hộ đã tập hợp bên ngoài trụ sở quốc gia của đảng Xã hội ở Madrid hôm 27/4 để kêu gọi Thủ tướng Tây Ban Nha ...
Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Thụy Sỹ tăng gấp 4 lần kinh phí đầu tư cho giải bóng đá nữ EURO 2025

Hạ viện Thụy Sỹ ngày 27/4 đã bỏ phiếu ủng hộ đề xuất phân bổ 15 triệu franc (16,5 triệu USD) để hỗ trợ Giải vô địch bóng đá nữ ...
Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dứt ‘cơn nghiện’ dầu mỏ?

Dầu mỏ hiện chiếm 31% trong cơ cấu năng lượng toàn cầu, vẫn là 'mạch máu của cuộc sống hiện đại' và sẽ duy trì vai trò quan trọng trên ...
Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Giải đáp câu hỏi vì sao con người không có đuôi?

Phát hiện mới cho thấy tổ tiên của chúng ta bị mất đuôi một cách đột ngột chứ không phải dần dần, do một đột biến gene.
Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Nhà máy năng lượng Ukraine hứng chịu tấn công tên lửa từ Nga, phát hiện thương vong

Theo lực lượng không quân Ukraine, Nga đã phóng tên lửa nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine.
Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng Francis làm một việc đầu tiên trong lịch sử G7

Giáo hoàng có ý định tham gia Hội nghị cấp cao G7 năm nay và trực tiếp dự cuộc họp chứ không chỉ gửi một thông điệp.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động