BẢNG CẬP NHẬT TRỰC TIẾP GIÁ VÀNG HÔM NAY 13/4 và TỶ GIÁ HÔM NAY 13/4
Cập nhật diễn biến giá vàng hôm nay 13/4/2023
Giá vàng thế giới giữ vững trên mốc 2.000 USD/ounce trong bối cảnh giới đầu tư đang đón đợi số liệu lạm phát của Mỹ để tìm kiếm manh mối về đường hướng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Ghi nhận của TG&VN lúc 19h ngày 12/4, giá vàng thế giới trên sàn giao dịch Kitco neo ở mức 2.008 - 2.009 USD/ounce, tăng 4,3 USD so với phiên giao dịch liền trước.
Tại thị trường châu Á, giá vàng cũng bật tăng nhẹ. Vào lúc 14h (theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay và giá vàng kỳ hạn đều tăng 0,7% lên các mức lần lượt 2.017,09 USD/ounce và 2.032,60 USD/ounce.
Thị trường đang hướng sự chú ý đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ dự kiến được công bố trong hôm nay, vì số liệu này sẽ ảnh hưởng đến quyết định lãi suất của Fed. Theo công cụ FedWatch của công ty, thị trường đang dự đoán xác suất Fed nâng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm vào tháng 5 là 67,2%.
Trong nước, kết phiên giao dịch ngày 4/12, Công ty Vàng Bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội ở mức 66,40-67,02 triệu đồng/lượng (mua vào-bán ra), đi ngang so với phiên giao dịch hôm qua (3/12).
Giá vàng hôm nay 13/4/2023: Giá vàng nhận dòng tiền lớn, Fed sẽ điều hướng thị trường? Khó giữ mức 2.000 USD/ounce. (Nguồn: Shutterstock) |
Tổng hợp giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên ngày 11/4:
Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 66,40 – 67,02 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 66,40 – 67,00 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 66,40 – 67,00 triệu đồng/lượng.
Hệ thống PNJ niêm yết tại: 66,35 – 66,95 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 66,42 – 66,98 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 55,51 – 56,46 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 55,20– 56,30 triệu đồng/lượng.
Vàng khó giữ mức 2.000 USD/ounce trong dài hạn?
Bà Kristalina Georgieva, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo rằng, trong vòng 5 năm tới, nền kinh tế toàn cầu sẽ phải đối mặt với thời kỳ tăng trưởng yếu nhất kể từ thập niên 90.
IMF dự báo, trong năm nay, GDP toàn cầu sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng dưới 3%. Năm ngoái, tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm gần một nửa sau đợt phục hồi hậu đại dịch vào năm 2021.
Bà Kristalina Georgieva nhấn mạnh: "90% nền kinh tế phát triển sẽ bị giảm tốc tăng trưởng trong năm nay. Những dự báo bi quan về triển vọng kinh tế toàn cầu đã thúc đẩy dòng tiền chảy vào vàng, vốn được coi là một tài sản trú ẩn an toàn".
Tuy nhiên, theo ông Philip Newman, Giám đốc điều hành tại Metals Focus, vàng khó giữ mức 2.000 USD/ounce trong dài hạn, trừ khi Fed đưa ra thông điệp xoay trục rõ ràng trong chính sách tiền tệ.
Vàng tăng mạnh sau cuộc khủng hoảng ngân hàng và giá tiếp tục giao dịch tốt trên ngưỡng 2.000 USD/ounce. Nhưng xu hướng đó sẽ không kéo dài đến nửa cuối năm nay.
Ông Newman nói: "Vàng trên 2.000 USD/ounce được thúc đẩy bởi cách thị trường nhìn nhận chính sách lãi suất của Fed. Ngoài ra, với loạt sự cố của các ngân hàng Mỹ và châu Âu, thị trường đã chứng kiến đà mua mạnh của các nhà đầu tư".
Thị trường vàng vẫn rất nhạy cảm với việc công bố dữ liệu từ Mỹ và một số dữ liệu tiếp theo có khả năng chống lại kỳ vọng của thị trường rằng, Fed đã sẵn sàng bắt đầu hạ lãi suất. Trong kịch bản này, vàng có thể nhanh chóng giảm xuống.
"Chúng tôi nghi ngờ rằng, vàng sẽ giữ ở mức hiện tại trong một thời gian. Fed chưa nói rằng, họ đã sẵn sàng giảm lãi suất. Nửa cuối năm 2023, thị trường sẽ hướng nhiều hơn đến lập trường của Fed", ông Newman nhấn mạnh.