Giá vàng hôm nay 14/7/2023: Giá vàng giữ ở mức cao, xuất hiện quyết định chốt lời, Nga xác nhận về một loại bản vị vàng mới

Minh Anh
Giá vàng hôm nay 14/7/2023 đã "thẳng tiến" lên mức cao nhất trong gần một tháng và giữ ở mức đó, nhờ đồng USD suy yếu. Thị trường vàng được dự báo có thể chứng kiến đà tăng giá mới khi thế giới chuẩn bị chứng kiến một loại bản vị vàng mới.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

BẢNG CẬP NHẬT TRỰC TIẾP GIÁ VÀNG HÔM NAY 14/7TỶ GIÁ HÔM NAY 14/7


Cập nhật diễn biến giá vàng hôm nay 14/7/2023

Ghi nhận của TG&VN vào rạng sáng ngày 14/7 (theo giờ Việt Nam), giá vàng giao ngay trên sàn Kitco đang là 1.964,5 USD/ounce, tăng mạnh so với phiên giao dịch liền trước. Giá vàng kỳ hạn tháng 8 được giao dịch lần cuối ở mức 1.958,10 USD/ounce, giảm 0,18% trong ngày.

Giá vàng thế giới biến động nhẹ sau phiên tăng mạnh và đạt mức cao nhất trong 3 tuần vào ngày 12/7, từ khi báo cáo lạm phát của Mỹ cho thấy tình hình kinh tế '"hạ nhiệt", đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong gần một năm, thúc đẩy hy vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tạm dừng chu kỳ nâng lãi suất sớm hơn. Nhờ đó giá vàng trở nên rẻ hơn đối với những người mua bằng các loại tiền tệ khác.

Bộ Lao động Mỹ vừa công bố báo cáo cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại nước này trong tháng 6 tăng nhẹ - 0,2% so với tháng trước đó và tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp nhất kể từ tháng 3/2021. Thị trường vàng không có nhiều phản ứng đối với các con số lạm phát khi một số nhà đầu tư đã quyết định chốt lời sau đột phá về giá này.

Giá vàng hôm nay 14/7/2023: Giá vàng. (Nguồn: Kitco News)
Giá vàng hôm nay 14/7/2023: Giá vàng tăng vọt, xuất hiện hoạt động chốt lời, Nga xác nhận về một loại bản vị vàng mới. (Nguồn: Kitco News)

Lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của Mỹ cũng ở mức thấp nhất trong hơn một tuần, giúp giảm chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lãi như vàng.

Nhà phân tích Carlo Alberto De Casa của Kinesis Money cho biết, chỉ còn hai tuần nữa là đến cuộc họp tiếp theo của Fed và với dữ liệu cho thấy có ít việc làm được tạo thêm trong tháng trước và lạm phát đang chậm lại trong tháng 6, nhiều người kỳ vọng rằng lần tăng lãi suất tiếp theo có thể là lần cuối cùng.

Giá vàng trong nước đã chứng kiến tăng từ đầu phiên đến cuối phiên, với mức tăng trong khoảng 70.000 - 150.000 đồng/lượng tại các hệ thống cửa hàng kinh doanh trên toàn quốc. Chênh lệch giá bán vàng vẫn duy trì ở mức 600.000 đồng/lượng.

Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá USD tại Vietcombank: 1 USD = 23.815 VND, giá vàng thế giới tương đương 56,36 triệu đồng/lượng, thấp hơn 10,99 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC bán ra ở cùng thời điểm.

Tổng hợp giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên giao dịch ngày 13/7.

Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 66,75 – 67,37 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 66,70– 67,35 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 66,45– 67,05 triệu đồng/lượng.

Hệ thống PNJ niêm yết tại: 66,70 – 67,20 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 66,77 – 67,33 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 56,11 – 56,96 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 55,50 – 56,70 triệu đồng/lượng.

Nga xác nhận một loại tiền tệ được bảo đảm bằng vàng?

Chính phủ Nga mới đây đã xác nhận, Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, còn được gọi là các quốc gia BRICS, sẽ giới thiệu một loại tiền tệ giao dịch mới được hỗ trợ bởi vàng. Thông báo chính thức dự kiến sẽ được đưa ra trong Hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 8 tại Nam Phi.

Tin tức mới nhất đang tạo thêm động lực mới cho xu hướng phi USD hóa đang diễn ra trên toàn cầu. Kể từ giữa năm 2022, các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới đã mua vàng với tốc độ lịch sử một phần để đa dạng hóa nguồn dự trữ của họ, đồng thời nỗ lực rời khỏi đồng USD.

Đối với nhiều nhà phân tích, một loại tiền tệ được hỗ trợ bằng vàng là bước phát triển tiếp theo trong quá trình này. Nhiều nhà phân tích đã coi việc mua vàng gần đây của Trung Quốc là một nỗ lực nhằm mang lại uy tín quốc tế cho đồng Nhân dân tệ.

Đồng thời, việc chính phủ Mỹ vũ khí hóa đồng USD trong cuộc cạnh tranh với Nga đã tạo ra một số bất ổn địa chính trị giữa một số quốc gia liên minh với Nga.

Mặc dù triển vọng về một loại tiền tệ BRICS được hỗ trợ bằng vàng sẽ hỗ trợ đáng kể cho vàng, nhưng một số nhà phân tích cho rằng sẽ còn phải mất một khoảng thời gian dài trước khi tác động được cảm nhận trên thị trường.

Chuyên gia Thorsten Polleit, nhà kinh tế trưởng tại Degussa, nhận định, dù đây là một bước đi đúng hướng của BRICS, nhưng vẫn còn một chặng đường dài để mọi thứ trở thành hiện thực. “Thoạt nhìn, một đơn vị giao dịch mới, được hỗ trợ bằng vàng, nghe có vẻ giống như một khoản tiền tốt – và trước hết, nó có thể là một thách thức lớn đối với quyền bá chủ của đồng USD”.

Tuy nhiên, Polleit nói thêm, "để tạo ra loại tiền tệ mới tốt như vàng, một loại tiền tệ thực sự lành mạnh, nó phải được chuyển đổi thành vàng ngay khi được yêu cầu. Tôi không chắc, liệu đây có phải là điều mà Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi đang nghĩ đến hay không".

"Sử dụng vàng làm tiền sẽ là một yếu tố thay đổi "cuộc chơi" thực sự, không nghi ngờ gì về điều đó. Nó có thể là một cú sốc đối với hệ thống tiền định danh toàn cầu. Tôi không chắc đây là điều mà BRICS mong muốn đạt được", Chuyên gia Thorsten Polleit phân tích.

Giá cà phê hôm nay 13/7/2023: Giá cà phê thiết lập xu hướng giảm; Fed sẽ sớm kết thúc chu kỳ tăng lãi suất?

Giá cà phê hôm nay 13/7/2023: Giá cà phê thiết lập xu hướng giảm; Fed sẽ sớm kết thúc chu kỳ tăng lãi suất?

Đồng USD đã giảm xuống mức thấp nhất trong hai tháng so với các loại tiền tệ khác vào phiên giao dịch vừa qua, sau ...

Giá vàng hôm nay 13/7/2023: Giá vàng thế giới nhích nhẹ, SJC 'dễ thở' hơn, phi USD có thể giúp vàng 'phi mã'

Giá vàng hôm nay 13/7/2023: Giá vàng thế giới nhích nhẹ, SJC 'dễ thở' hơn, phi USD có thể giúp vàng 'phi mã'

Giá vàng hôm nay 13/7/2023 duy trì xu thế tăng do đồng USD giảm giá khi nhà đầu tư kỳ vọng số liệu lạm phát ...

Kinh tế Trung Quốc 'tan băng' chứ không bùng nổ, thế giới đừng đợi ‘gánh team’

Kinh tế Trung Quốc 'tan băng' chứ không bùng nổ, thế giới đừng đợi ‘gánh team’

Trải qua tình trạng "đóng băng sâu" để chống chọi với đại dịch Covid-19, kinh tế Trung Quốc đang dần "tan băng" nhưng không có ...

Czech muốn sử dụng tài sản Nga để tái thiết Ukraine, Ba Lan lại đề nghị EC cấm nhập khẩu thêm mặt hàng của Kiev

Czech muốn sử dụng tài sản Nga để tái thiết Ukraine, Ba Lan lại đề nghị EC cấm nhập khẩu thêm mặt hàng của Kiev

Ngày 7/7, Thủ tướng Czech Petr Fiala cho biết, Liên minh châu Âu (EU) đang thảo luận khả năng sử dụng các tài sản bị ...

Lệnh trừng phạt chống Nga: Quyết định ‘dứt tình’ của phương Tây và lời đáp từ… của Moscow?

Lệnh trừng phạt chống Nga: Quyết định ‘dứt tình’ của phương Tây và lời đáp từ… của Moscow?

Cuối cùng, sau những cân nhắc nặng nhẹ, mục tiêu tiếp tục thít chặt vòng “kim cô” trừng phạt chống Nga vẫn được châu Âu ...

(theo Kitco News, Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Giá vàng hôm nay

Xem nhiều

Đọc thêm

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động