BẢNG CẬP NHẬT TRỰC TIẾP GIÁ VÀNG HÔM NAY 16/5 và TỶ GIÁ HÔM NAY 16/5
Cập nhật diễn biến giá vàng hôm nay 16/5/2024
Giá vàng trong nước tăng thêm 100.000 - 600.000 đồng/lượng, vượt 90 triệu đồng/lượng chiều bán ra.
Cụ thể, chốt phiên giao dịch ngày 15/5, Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn nâng vàng SJC lên 87,7 - 90,2 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 400.000 đồng/lượng so với sáng nay.
Hệ thống PNJ đưa vàng miếng lên 87,7 - 90,1 triệu đồng/lượng (mua - bán), tương đương tăng 400.000 đồng/lượng và 300.000 đồng/lượng.
Hệ thống cửa hàng Bảo Tín Minh Châu cũng điều chỉnh tăng tiếp từ 450.000 - 600.000 đồng/lượng, lên 87,7 - 90,2 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Trong khi đó, Tập đoàn Doji và Tập đoàn Phú Quý niêm yết gần mốc 90 triệu đồng/lượng ở chiều bán.
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục gửi thông báo tổ chức đấu thầu vàng lần thứ 7 vào 9h30 sáng ngày 16/5. Khối lượng đấu thầu dự kiến là 16.800 lượng với giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc là 87,5 triệu đồng/lượng. Khối lượng đặt thầu tối thiểu là 500 lượng và tối đa 4.000 lượng.
Từ ngày 19/4 đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã tổ chức 6 phiên đấu thầu bán vàng miếng ra thị trường.
Trong 6 phiên đấu thầu bán vàng miếng SJC tăng cung ra thị trường, có 3 phiên đấu thầu thành công với tổng khối lượng trúng thầu là 14.900 lượng, 3 phiên còn lại không thành công do không có đủ số lượng thành viên đặt cọc và bỏ thầu.
Giá vàng thế giới tăng nhờ đồng USD yếu và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ thấp hơn, trong khi các nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu lạm phát Mỹ để có thêm manh mối về lộ trình chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Lạm phát cơ bản trong tháng 4 được dự đoán sẽ tăng 0,3% so với tháng trước, giảm từ mức 0,4% của tháng 3, dựa trên cuộc thăm dò của hãng tin Reuters.
Ricardo Evangelista, nhà phân tích tại ActivTrades, cho biết: “Trọng tâm của thị trường tài chính tập trung vào chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ sau khi dữ liệu giá sản xuất ngày hôm trước dường như đã giảm bớt sức nóng của đồng USd và lợi tức trái phiếu kho bạc, đồng thời hỗ trợ cho vàng”.
Ghi nhận của TG&VN lúc 19h ngày 15/5, giá vàng thế giới trên sàn giao dịch Kitco ở mức 2.362,4 - 2.363,4 USD/ounce, tăng 4,8 USD/ounce so với phiên giao dịch liền trước.
(Nguồn: Kitco) |
Giá vàng miếng SJC tại các cửa hàng kinh doanh lớn trong nước chốt phiên ngày 15/5 như sau:
Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết tại 87,70 - 90,22 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Doji hiện niêm yết tại: 87,70 - 89,40 triệu đồng/lượng.
Hệ thống PNJ niêm yết tại: 87,70 - 90,10 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý niêm yết tại 87,50 - 89,50 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 87,80 - 90,00 triệu đồng/lượng.
USD - lực đẩy vững chắc của vàng
Gần đây, giá vàng tăng mạnh nhờ lực mua mạnh mẽ từ các ngân hàng trung ương - một tín hiệu cho thấy kim loại quý này ngày càng được xem là một “hàng rào” bảo vệ trước những rủi ro địa chính trị.
Bà Gita Gopinath, Phó Giám đốc điều hành của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã chỉ ra vai trò của vàng trong bối cảnh tiềm ẩn khả năng phân mảnh trật tự kinh tế và tài chính toàn cầu.
"Nhu cầu vàng tăng lên vì kim loại quý này được coi là tài sản an toàn trung lập về chính trị, có thể được lưu trữ trong nước và tránh được các lệnh trừng phạt hoặc tịch thu", bà nhấn mạnh.
Theo một báo cáo gần đây của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), các ngân hàng trung ương chiếm một phần tư nhu cầu vàng trong năm 2022 và 2023, khi các định chế này mua hơn 1.000 tấn vàng mỗi năm.
WGC thông tin, các ngân hàng trung ương trên thế giới vẫn đang tiếp tục mua vàng, tích lũy 290 tấn vàng trong quý đầu tiên của năm nay. Đây là màn khởi đầu mạnh mẽ nhất nhất trong lịch sử cho một năm.
Những lo ngại về tầm ảnh hưởng sức mạnh quá lớn của đồng USD trong nền kinh tế thế giới đã âm ỉ trong nhiều năm. Các lệnh trừng phạt chưa từng có tiền lệ của phương Tây và việc "vũ khí hóa đồng USD" nhằm vào Nga vì xung đột với Ukraine đã đẩy mạnh tiến trình "phi USD hóa".
Nhưng các quốc gia trên khắp thế giới đang đang tăng cường phòng ngừa rủi ro chính trị bằng cách tích trữ các tài sản thay thế, đặc biệt là vàng.
Bà Gopinath nhận thấy, với trường hợp của Trung Quốc, tỷ trọng vàng trong dự trữ ngoại hối của nước này đã tăng từ dưới 2% vào năm 2015 lên 4,3% vào năm 2023. Trong khi đó, tỷ trọng nắm giữ trái phiếu chính phủ Mỹ của Trung Quốc giảm từ 44% xuống khoảng 30%.
Bên cạnh Trung Quốc, ngân hàng trung ương các nước khác cũng đang tích trữ vàng như Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ.
Một điều chắc chắn là cơn sốt vàng hiện nay không chỉ do các yếu tố địa chính trị, mà còn nhờ lực đẩy từ sự mạnh lên của đồng USD.
Sức mạnh của “đồng bạc xanh” đã thúc đẩy một số nước đang phát triển tìm cách phòng ngừa rủi ro cho đồng tiền của họ. Tại Trung Quốc, người dân cũng đang tích cực mua vàng để phòng ngừa rủi ro từ những bất ổn kinh tế trong nước.
| Giá vàng hôm nay 15/5/2024: Giá vàng 'rơi tự do', Bộ Công an vào cuộc ngay tuần này; giới đầu tư thế giới đổ xô chốt lời, chuyên gia nói gì? Giá vàng hôm nay 15/5/2024, giá vàng trong nước đang lặp lại những kịch bản cũ, tăng vọt rồi lao dốc. Giá vàng miếng SJC ... |
| Phản ứng về 'đòn' mới của Mỹ, Nga nói không ai có thể khiến các doanh nghiệp hạt nhân 'quỳ gối' Lệnh cấm nhập khẩu urani từ Nga vào Mỹ sẽ ảnh hưởng đến chính Washington, trong khi Moscow vẫn thực hiện các dự án ở ... |
| EU tính bước đi cứng rắn với Nga, nhắm thẳng vào LNG, Moscow đã 'sẵn trong tay' cách đối phó Kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, châu Âu và các đồng minh đã tìm cách hạn chế ... |
| Mỹ tăng thuế sốc với xe điện, Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện 'mọi biện pháp cần thiết' Ngày 14/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên bố, nước này sẽ thực hiện “mọi biện pháp cần thiết” ... |
| Tổng thống Biden 'nhấn ga', ông Trump 'gật gù' ủng hộ, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chính thức 'tăng nhiệt'? Trong động thái nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước và giải quyết các hoạt động thương mại không công bằng, Tổng thống ... |