Giá vàng hôm nay 19/9: Giá vàng đã chạm đáy? giới đầu tư tháo chạy, tranh thủ bán thanh lý trước cuộc 'hạ cánh' khó khăn của Fed

Minh Anh
Giá vàng hôm nay 19/9 đã mất 400 USD/ounce tương đương 19,45%, trong 6 tháng qua kể từ khi vàng đạt giá trị cao nhất trong năm nay. Giá vàng đã chạm đáy đại dịch năm 2020 khi kỳ vọng tăng lãi suất của Fed tiếp tục đè nặng lên kim loại quý. Tuần này vàng vẫn chưa tìm thấy bất kỳ động lực tăng giá nào.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Cập nhật giá vàng hôm nay 19/9: Thế giới tiếp tục giảm, thấp hơn SJC 19,54 triệu đồng/lượng

Tin giá vàng mới nhất, mở cửa phiên giao dịch sáng 19/9, Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại 65,80 - 66,60 triệu đồng/lượng, cùng giảm 50.000 đồng/lượng so với chốt giá phiên giao dịch cuối tuần trước. Chênh lệch giá bán đang cao hơn giá mua 800.000 đồng/lượng.

Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng ở mức 65,60 – 66,60 triệu đồng/lượng, cùng giảm 50.000 đồng/lượng ở hai chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên cuối tuần vừa qua. Chênh lệch giá mua và bán duy trì ở mức 1 triệu đồng/lượng.

Cùng thời điểm, giá vàng thế giới tiếp tục giảm. Giá vàng giao ngay trên sàn Kitco giảm còn 1.673 USD/ounce.

Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá USD tại Vietcombank sáng 19/9: 1 USD = 23.795 VND, giá vàng thế giới tương đương 47,06 triệu đồng/lượng, thấp hơn 19,54 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC bán ra.

Giá vàng hôm nay 19/9: Giá vàng dfds
Giá vàng hôm nay 19/9 chạm mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020, nhưng vẫn chưa tìm thấy bất kỳ động lực tăng giá nào trong tuần này. (Nguồn: kitco)

Diễn biến giá vàng hôm nay 19/9

Giá vàng thế giới ngập trong sắc đỏ chứng kiến mức biến động 80 USD trong tuần qua, chạm mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020. Sắc xanh chỉ xuất hiện trong những phiên chốt cuối cùng của tuần qua. Như vậy, trong 6 tháng qua kể từ khi vàng đạt giá trị cao nhất trong năm 2022, vàng đã bị mất giá 400 USD/ounce tương đương 19,45%.

Các dữ liệu vĩ mô mới nhất đáng chú ý là - dữ liệu lạm phát vẫn nóng hơn dự đoán và doanh số bán lẻ tốt hơn dự kiến - đang khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có lý do và thời gian để tiếp tục tăng lãi suất một cách mạnh mẽ. Điều này đang đẩy đồng USD và lãi suất kho bạc đi lên, còn vàng tiếp tục đi xuống.

Vàng chịu áp lực từ kỳ vọng tăng lãi suất tích cực khi USD và lợi tức trái phiếu kho bạc tăng mạnh. Kim loại quý đã giảm gần 40 từ mức cao hàng ngày và chạm mức thấp nhất trong hơn hai năm. Sau khi không giữ được ngưỡng kháng cự 1.700 USD/ounce hồi đầu tuần qua, vàng đã lùi sâu hơn nữa, chạm mức thấp nhất từng thấy vào tháng 4/2020.

"Vàng đang chống lại đồng USD và kỳ vọng về một đợt tăng lãi suất cơ bản 75 điểm nữa từ Fed", theo Chiến lược gia trưởng thị trường của Blue Line Futures, Phil Streible. Động thái này được đẩy nhanh khi kim loại quý này giảm xuống dưới mức 1.685 USD/ounce, gây ra các lệnh dừng bán.

Giá vàng thế giới phiên cuối cùng của tuần qua đã quay đầu tăng 10,60 USD so với phiên liền trước, giao dịch tại 1.675,90 USD/ounce sau khi rớt giá mạnh xuống dưới ngưỡng 1.700 USD khá xa, ghi nhận của TG&VN. Giá vàng kỳ hạn tháng 12 ở mức 1.676,90 USD/ounce, giảm 1,88% trong ngày, sau khi chạm mức thấp 1.668,90 USD trước đó. Trong khi đó, chỉ số USDX tăng 109,76 và lợi suất trái phiếu kho bạc 10 năm ở mức 3,45%, trong khi lợi suất 2 năm ở mức 3,84%.

Xem xét dữ liệu kinh tế tuần qua, người ta nghĩ rằng, Fed đang ở một vị trí mà họ có thể rất quyết liệt với các đợt tăng lãi suất tiếp theo. Thêm vào đó, thị trường ngày càng lo lắng rằng một sai lầm chính sách sẽ dẫn đến một phiên giao dịch nghiêm trọng, Nhà phân tích thị trường cấp cao của OANDA, Edward Moya nói.

Theo Công cụ FedWatch của CME, có tới 78% khả năng Fed sẽ tăng 75 điểm phần trăm và 22% khả năng tăng 100 điểm phần trăm vào cuộc họp vào tháng 9 diễn ra ào tuần tới. Thậm chí, chuyên gia Streible cho biết: “Trên cả kỳ vọng của tháng 9, có vẻ như Fed sẽ tiếp tục nâng lãi suất trong thời gian còn lại của năm và điều đó đang đè nặng lên vàng”. Tình hình thị trường đang thúc đẩy mọi người thanh lý rất nhiều vàng để chuyển thành tiền mặt. Họ thực sự lo lắng về một cuộc hạ cánh khó khăn của kinh tế Mỹ. Trong môi trường này, các nhà đầu tư có xu hướng thanh lý các vị thế vàng hơn so với cổ phiếu.

Giá vàng trong nước chênh với thế giới 19 triệu đồng/lượng

Giá vàng thế giới giảm mạnh trong tuần qua, quy đổi tương đương 47,7 triệu đồng/lượng (quy đổi theo tỷ giá USD tại Vietcombank, chưa bao gồm thuế, phí). Trong khi đó, ngoài những phiên giảm theo thị trường thế giới, giá vàng trong nước vẫn có những phiên tăng từ 100.000 đến 300.000 đồng/lượng, khiến chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới hiện trên 19 triệu đồng/lượng.

Tổng hợp giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên giao dịch cuối tuần qua (17/9):

Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 65,85 – 66,65 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 65,65 – 66,65 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 65,85 – 66,65 triệu đồng/lượng.

Hệ thống PNJ niêm yết tại: 65,75 – 66,55 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 65,87 – 66,63 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 50,56 – 51,31 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 50,05 – 51,15 triệu đồng/lượng.

Dự báo giá vàng: Động thái của Fed sẽ quyết định

Thị trường vàng có thể gặp khó khăn, tâm lý giảm giá vẫn đang tăng lên khi giá kiểm tra các mức hỗ trợ quan trọng, sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong hơn hai năm, xung quanh ngưỡng 1.675 USD.

Tuần này, trong 22 chuyên gia Phố Wall tham gia cuộc khảo sát của Kitco News, có tới 14 người (tương đương 63%) dự báo giá vàng giảm; 4 nhà phân tích (18%) chia đều cho hai dự báo giá tăng hoặc trung lập trong thời gian tới.

Về các nhà đầu tư bán lẻ, trong 1.045 người được tham gia cuộc thăm dò trực tuyến, có 395 người (38%) dự đoán vàng tăng giá; 489 (47%) cho rằng giá vàng sẽ giảm; 161 người còn lại 1(5%) cho ý kiến trung lập.

Cùng với sự sụt giảm của vàng, tâm lý giữa các nhà phân tích Phố Wall và các nhà đầu tư bán lẻ đều đã chuyển sang xu hướng giảm, làm nổi bật rủi ro giảm giá trong ngắn hạn. Việc bán tháo vàng trong tuần qua là sự tiếp nối của xu hướng bắt đầu vào đầu tháng 3 khi thị trường phản ứng với hành động chính sách tiền tệ tích cực của Fed nhằm hạ nhiệt lạm phát, vốn vẫn ở mức cao.

Kỳ vọng ngày càng tăng răng Fed sẽ "diều hâu", đã hỗ trợ USD gần mức cao nhất trong 20 năm và đẩy lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm lên 3,5%, mức cao nhất kể từ tháng 4/2011. Trong bối cảnh này, nhiều nhà phân tích cho rằng, giá vàng đã gặp nhiều thiệt hại về mặt kỹ thuật và rất khó để kim loại quý này có thể tìm thấy bất kỳ động lực tăng giá nào trong thời gian tới.

Trong khi tâm lý rõ ràng là đi xuống, câu hỏi đặt ra là giá vàng có thể giảm bao xa, vì nhiều nhà phân tích lưu ý rằng 1,675 USD đại diện cho một mức hỗ trợ đáng kể. Theo đó, việc giảm xuống dưới mức này sẽ báo hiệu sự chấm dứt xu hướng tăng kéo dài 3 năm của vàng. Một số nhà phân tích đã thấy một số hỗ trợ ban đầu xung quanh 1.650 USD.

Tuy nhiên, Colin Cieszynski, Chiến lược gia thị trường trưởng tại SIA Wealth Management Inc cho rằng, có rất ít sự hỗ trợ đối với vàng cho tới mức 1.550 USD/ounce.

Marc Chandler, Giám đốc điều hành tại Bannockburn Global Forex, dự báo, mục tiêu giá vàng tiếp theo của ông là 1.615 đến 1.650 USD và sẽ không loại trừ giá sẽ tiếp tục giảm xuống 1.500 USD vào năm tới.

Mặc dù không có khả năng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 1% vào tuần tới, nhưng các thị trường vẫn chứng kiến ​​những hành động tích cực hơn nữa trong suốt thời gian còn lại của năm. Chuyên gia Chandler lưu ý, các thị trường hiện thấy lãi suất cuối cùng ở mức 4,50%. “Các tài sản rủi ro đang giảm dần. Vàng đang hoạt động như một tài sản rủi ro và nên được đối xử như vậy. Hãy bỏ qua những câu chuyện về phòng tránh lạm phát và trú ẩn an toàn", Marc Chandler nói.

Tuy nhiên, không phải ai cũng dự báo vàng giảm giá vàng. Ole Hansen, người đứng đầu chiến lược hàng hóa tại Ngân hàng Saxo, nói rằng, khả năng vàng sẽ kết thúc tuần trên 1,680 USD có thể báo hiệu một động thái mạnh mẽ trên thị trường.

Chuyên gia Hansen nói thêm rằng, động thái tăng lãi suất 75 điểm cơ bản của Fed có thể cung cấp một chút phục hồi cho vàng. “Tôi cũng đang tự hỏi lượng cổ phiếu cần giảm thêm bao nhiêu nữa trước khi tình trạng lạm phát đình trệ bắt đầu thu hút sự chú ý".

Michael Moor, người sáng lập Moor Analytics, cho rằng tình trạng bán tháo của vàng có thể đang đến mức cạn kiệt. Tuy nhiên, ông nói thêm rằng, ông cần thấy mức đóng cửa vững chắc trên 1.687 USD/ounce.

Áp giá trần dầu Nga - Tung đòn 'chưa từng có tiền lệ', Phương Tây đã nắm chắc phần thắng?

Áp giá trần dầu Nga - Tung đòn 'chưa từng có tiền lệ', Phương Tây đã nắm chắc phần thắng?

Cơ chế áp giá trần đối với dầu Nga còn chưa chính thức triển khai nhưng đã bị nhiều chuyên gia cảnh báo rằng, "động ...

Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: 'Vượt qua thử thách, nắm bắt cơ hội, hợp tác phát triển'

Hội nghị Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp đầu tư nước ngoài: 'Vượt qua thử thách, nắm bắt cơ hội, hợp tác phát triển'

Sáng 17/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị của Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp ...

Khủng hoảng năng lượng, cạn kiệt khí đốt đang dồn kinh tế Đức tới chân tường?

Khủng hoảng năng lượng, cạn kiệt khí đốt đang dồn kinh tế Đức tới chân tường?

Nhận định về kinh tế Đức, báo Le Monde cho rằng, ngay mùa Thu này, nền kinh tế số một châu Âu sẽ bước vào ...

Truyền thông Trung Quốc 'phản pháo' thông tin kinh tế không thể vượt mặt Mỹ?

Truyền thông Trung Quốc 'phản pháo' thông tin kinh tế không thể vượt mặt Mỹ?

Một số chuyên trang kinh tế hàng đầu The Economist, Bloomberg, Wall StreetJournal gần đây đăng loạt bài viết ít lạc quan về khả năng ...

(theo Kitco News)

Bài viết cùng chủ đề

Thị trường 24h

Đọc thêm

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy thăm Tunisia tìm kiếm giải pháp về di cư

Thủ tướng Italy cho rằng, cuộc chiến chống lại tình trạng di cư bất thường đòi hỏi sự phát triển và đầu tư của các nước châu Phi.
Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương lấy ý kiến 2 dự thảo Nghị định về điện

Bộ Công Thương cho biết đang lấy ý kiến về 2 Dự thảo Nghị định về lĩnh vực điện.
Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Ngoại trưởng Trung Quốc hội kiến các nhà lãnh đạo Indonesia

Tổng thống Indonesia Joko Widodo và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bày tỏ mong muốn hòa bình và ổn định trong khu vực.
Bật mí những bí mật về CEO Apple Tim Cook

Bật mí những bí mật về CEO Apple Tim Cook

Chính sự lèo lái của Tim Cook đã giúp Apple trở thành một đế chế và tập đoàn giá trị nhất thế giới.
Biển Đông: Mỹ-Philippines sắp tập trận chung, Trung Quốc cảnh báo, New Zealand nêu hy vọng

Biển Đông: Mỹ-Philippines sắp tập trận chung, Trung Quốc cảnh báo, New Zealand nêu hy vọng

Các lực lượng của Philippines và Mỹ sẽ tập trận chung từ 22/4, bên ngoài lãnh hải quốc gia Đông Nam Á, trong vùng biển đối diện với Biển Đông.
Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Biển người 'đội mưa' đổ về đền Hùng, dâng hương giỗ Tổ

Hàng chục nghìn người từ khắp mọi miền Tổ quốc đổ về đền Hùng, khiến các lối lên đền đều bị ùn tắc trong ngày lễ hội chính thức.
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ I)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Ngoại trưởng Ấn Độ thăm Đông Nam Á: Cụ thể hóa tầm nhìn chiến lược

Chuyến công du Đông Nam Á của ông Jaishankar không chỉ thúc đẩy quan hệ với từng nước, mà còn góp phần nâng cao ảnh hưởng của Ấn Độ trong khu vực.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động