BẢNG CẬP NHẬT TRỰC TIẾP GIÁ VÀNG HÔM NAY 22/6 và TỶ GIÁ HÔM NAY 22/6
Cập nhật diễn biến giá vàng hôm nay 22/6/2023
Giá vàng thế giới tiếp đà đi xuống sau khi khi giảm mạnh trong phiên giao dịch ngày 21/6 do chịu áp lực từ sự phục hồi mạnh mẽ của đồng USD.
Ghi nhận của TG&VN lúc 19h ngày 21/6, giá vàng thế giới trên sàn Kitco ở mức 1.934,6 - 1.935,6 USD/ounce, giảm 1,9 USD so với phiên giao dịch liền trước.
Tại thị trường châu Á, chiều ngày 21/6, giá kim loại quý biến động trong phạm vi hẹp, sau hai phiên giảm liên tiếp, do các nhà đầu tư hạn chế giao dịch để chờ thông tin về triển vọng lãi suất từ cuộc điều trần trước Quốc hội của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell sẽ diễn ra trong hai ngày ngày 21-22/6.
Vào lúc 14h (theo giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay đứng ở mức 1.934,89 USD/ounce, không đổi so với giá của phiên trước. Trong khi, giá vàng kỳ hạn của Mỹ giảm 0,1% xuống 1.945,9 USD/ounce.
Trong phiên giao dịch ngày 21/6, chỉ số đồng USD đo sức mạnh của “đồng bạc xanh” so với rổ các đồng tiền chủ chốt đã tăng 0,1%, khiến cho vàng vốn là kim loại quý được định giá bằng đồng tiền này trở nên đắt hơn đối với người mua nắm giữ các đồng tiền khác.
Giá vàng trong nước biến động theo chiều vàng thế giới, giảm từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng/lượng.
Giá vàng hôm nay 22/6/2023: Giá vàng đi xuống, USD là 'thủ phạm', 2.000 USD/ounce chỉ còn là vấn đề thời gian. (Nguồn: The Star) |
Tổng hợp giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên giao dịch cuối tuần qua (ngày 21/6):
Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 66,40 – 67,02 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 66,35– 66,95 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 66,45– 67,05 triệu đồng/lượng.
Hệ thống PNJ niêm yết tại: 66,45 – 67,00 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 66,42 – 66,93 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 55,83 – 56,68 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 55,35 – 56,45 triệu đồng/lượng.
Giá vàng gặp nhiều yếu tố bất lợi
Ông Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cấp cao của công ty RJO Futures cho rằng, vàng đang gặp nhiều yếu tố bất lợi, khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang dịu xuống, chuỗi cung ứng được cải thiện, lãi suất đang có xu hướng được bình thường hóa, trong khi thị trường chứng khoán khởi sắc.
Chuyên gia Clifford Bennett, nhà kinh tế trưởng tại công ty chứng khoán ACY thì nhận định, xu hướng kéo dài chính sách thắt chặt tiền tệ của Fed đang gây áp lực lên giá vàng.
Những thông tin mà Chủ tịch Powel sẽ đưa ra trong cuộc điều trần sắp tới có thể tạo ra tác động lớn trong ngắn hạn đối với thị trường.
Theo kế hoạch, Chủ tịch Fed sẽ có phiên điều trần thường niên hai lần mỗi năm trước Ủy ban Dịch vụ Tài chính Hạ viện, để thông báo về triển vọng chính sách tiền tệ mà cơ quan này dự kiến thực hiện.
Các nhà giao dịch đang chờ đợi nhận định của ông Powell để tìm kiếm chính xác xu hướng hành động về lãi suất, trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách liên tục có những nhận xét “diều hâu” trong thời gian qua đã.
Các chuyên gia phân tích của ngân hàng Commerzbank đã giảm 50 USD trong ước tính giá vàng cho nửa cuối năm nay, xuống 2.000 USD/ounce. Họ dự đoán, Fed sẽ nâng lãi suất một lần nữa trong tháng Bảy và sau đó dừng chu kỳ thắt chặt đến quý II năm sau.
Lãi suất cao hơn sẽ làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ tài sản không sinh lãi như vàng. Theo công cụ Fedwatch của công ty CME, giới giao dịch đang dự đoán xác suất Fed tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm vào tháng Bảy là 74,4%, và phải đến đầu năm 2024, ngân hàng này mới cắt giảm lãi suất.
Trong một bình luận trên Twitter, ông Fred Hickey, biên tập viên của bản tin đầu tư High-Tech Strategist lưu ý rằng, vị thế ròng của kim loại quý đã giảm 20% so với tuần trước, nhưng giá vàng hầu như không thay đổi. Ông thêm rằng, áp lực bán xuất hiện khi vàng bước vào giai đoạn suy yếu theo mùa, mà ông lưu ý rằng đây là cơ hội mua hoàn hảo.
Dự báo trong dài hạn, Giám đốc danh mục đầu tư Tavi Costa tại Crescat Capital khẳng định, việc giá vàng vượt qua mức 2.000 USD/ounce chỉ còn là vấn đề thời gian khi thế giới tiếp tục đối phó với lãi suất cao hơn, áp lực lạm phát gia tăng và nền kinh tế toàn cầu chìm trong nợ nần.