Giá vàng hôm nay 24/9: Giá vàng gặp khó, 'bão tố' bủa vây thị trường vì kinh tế Mỹ, giờ không phải lúc bán vàng (Nguồn: Forbes) |
Diễn biến giá vàng hôm nay 24/9
Giá vàng thế giới giằng co giữa lo ngại về căng thẳng địa chính trị gia tăng và sự vươn lên mạnh mẽ của đồng USD và lợi suất trái phiếu kho bạc.
Trong khi những lo ngại về căng thẳng địa chính trị thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn đối với vàng, đồng bạc xanh và lợi suất cao hơn đã kìm hãm đà tăng của kim loại quý.
Rạng sáng 23/9, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tiếp tục tăng mạnh lên mức cao nhất trong vòng 20 năm là 111,26.
Trong khi đó, lợi tức trái phiếu kho bạc ngắn hạn và dài hạn của Mỹ cũng đồng loạt tăng với lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 2 năm và 10 năm đang lần lượt là 4,127% và 3,684%. Các con số đang cho thấy, đường cong lợi suất đang đảo ngược, đây là một dấu hiệu đáng tin cậy báo trước một cuộc suy thoái kinh tế.
Đến 20h ngày 23/9, giá vàng thế giới trên sàn giao dịch Kitco ở mức 1.652,9 - 1.653,9 USD/ounce, giảm 18,3 USD/ounce so với phiên liền trước.
Tổng hợp bảng giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên giao dịch ngày 23/9:
Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 65,80 – 66,60 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 65,80 – 66,55 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 65,80 – 66,55 triệu đồng/lượng.
Hệ thống PNJ niêm yết tại: 65,80 – 66,60 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 65,85 – 66,54 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 50,63 – 51,38 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 50,10 – 51,20 triệu đồng/lượng.
Giá vàng sẽ không giảm quá nhiều?
Giám đốc Ajay Kedia của công ty hàng hóa Kedia Commodities, Mumbai dự báo, giá vàng sẽ tiếp tục thay đổi trong thời gian tới, vì thị trường đã không để ý đến việc Mỹ tăng lãi suất 75 điểm cơ bản.
Ông Ajay Kedia dự đoán, mức hỗ trợ của vàng là 1.650 USD/ounce và mức kháng cự là 1.720 USD/ounce. Những dự báo về việc lãi suất tăng hơn nữa đang hạn chế đà tăng của vàng.
Một số ngân hàng trung ương, từ Indonesia đến Na Uy, đã tăng lãi suất trong ngày 22/9, sau khi Fed tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản lần thứ ba liên tiếp.
Hành động của các ngân hàng trung ương lớn đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc suy thoái toàn cầu. Mặc dù vàng được xem là kênh đầu tư an toàn trong thời kỳ lạm phát và bất ổn kinh tế, song lãi suất tăng làm lu mờ sức hấp dẫn của kim loại quý này.
Giá vàng đã giảm gần 20% kể từ khi leo lên trên ngưỡng quan trọng 2.000 USD/ounce hồi tháng 3/2022.
Trong một cuộc phỏng vấn với Kitco News, George Milling-Stanley, chiến lược gia trưởng tại State Street Global Advisors cho rằng, giá vàng có thể tiếp tục gặp khó khăn khi ba thành phần của nền kinh tế Mỹ thể hiện sức mạnh phục hồi, ngay cả khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) duy trì lập trường chính sách tiền tệ tích cực.
Đồng USD tăng giá vững chắc, giao dịch gần mức cao nhất trong hơn hai thập niên, nhu cầu tiêu dùng tương đối lành mạnh và sức mạnh tương đối trên thị trường chứng khoán là ba yếu tố có thể làm khó thị trường vàng. Vì vậy, ông George Milling-Stanley nhận thấy, triển vọng thị trường tương đối ảm đạm.
Tuy nhiên, vị chuyên gia này đưa ra lời khuyên, giờ không phải lúc bán vàng. Ông nói: “Lạm phát vẫn ở mức cao đáng lo ngại và Chủ tịch Fed Powell đã nói rất rõ rằng, ngân hàng này sẽ phải gây ra một số đau đớn cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó, nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn phải đối mặt với rất nhiều bất ổn về kinh tế vĩ mô và địa chính trị. Trong môi trường này, tôi chắc chắn sẽ không bán tài sản trú ẩn an toàn của mình".
Ông Milling-Stanley nói thêm rằng, mối đe dọa về suy thoái kinh tế là một trong những lý do tại sao vàng có thể giữ mức hỗ trợ dài hạn quan trọng khoảng 1.675 USD. Và dù kim loại quý có thể phải chật vật tìm kiếm động lực tăng giá vào cuối năm, nhưng vị chuyên gia này nhận thấy, giá sẽ không giảm nhiều.
| Khủng hoảng năng lượng không phải lý do duy nhất khiến kinh tế châu Âu 'khốn đốn' Cuộc khủng hoảng năng lượng và lạm phát là hai vấn đề đang ảnh hưởng trực tiếp, tác động mạnh đến túi tiền người dân ... |
| Nga-phương Tây: ‘Con bài’ chính của Moscow đang suy yếu, nền kinh tế vào ‘con đường lãng quên’? Trong dài hạn, kinh tế cho Nga có thể gặp nhiều rắc rối khi ‘con bài’ thương lượng chính đang suy yếu và các lệnh ... |
| Stephan Weil, Thống đốc bang Lower Saxony, Tây Bắc nước Đức, cho biết, nước này sẽ không bao giờ có thể dựa vào Nga để ... |
| Khủng hoảng năng lượng: 'Nỗi đau' lan rộng khắp châu Âu, suy thoái sâu là không thể tránh khỏi? Các doanh nghiệp và gia đình trên khắp châu Âu đang phải “chiến đấu” với giá năng lượng cao khi Nga kìm hãm nguồn cung ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Khí đốt Nga không còn khiến Đức 'đau đầu'? Ngày 20/9, Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck tuyên bố, mặc dù Nga cắt nguồn cung khí đốt tới châu Âu, Đức có thể vượt ... |