Cập nhật diễn biến giá vàng hôm nay 26/7/2023
Giá vàng thế giới biến động nhẹ trong vùng hẹp khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bước vào cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ kéo dài 2 ngày.
Cuộc họp của Fed sẽ khởi động vào ngày 25/7 và kết thúc vào 26/7 (theo giờ Mỹ). Thị trường tài chính đang đặt cược gần 100% Fed sẽ tăng lãi suất thêm 0,25 điểm phần trăm trong lần họp này.
Vấn đề được quan tâm hơn là tín hiệu của Fed về đường đi lãi suất trong thời gian tới, liệu Fed có tiếp tục tăng lãi suất hay dừng chu kỳ thắt chặt tại đây. Tất cả sẽ có ảnh hưởng không nhỏ đến giá của vàng, một tài sản không mang lãi suất và được định giá bằng USD.
Ghi nhận của TG&VN, lúc 20h ngày 25/7, giá vàng thế giới trên sàn Kitco ở mới 1.960,7 - 1.961,7 USD/ounce, tăng 6,6 USD so với phiên giao dịch liền trước.
Tại thị trường châu Á, giá vàng tăng vào chiều 25/7 khi thị trường chờ đợi quyết định lãi suất cùng các manh mối về chính sách tiền tệ từ Fed tại cuộc họp tuần này.
Theo đó, giá vàng giao ngay tăng 0,3% lên 1.961,13 USD/ounce vào lúc 14 giờ 38 phút (giờ Việt Nam). Giá vàng kỳ hạn của Mỹ hầu như không thay đổi ở mức 1.962,80 USD/ounce.
Thị trường sẽ tập trung vào những phát biểu của Chủ tịch Fed Jerome Powell vào thứ Tư (26/7) và Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde vào thứ Năm (27/7) về triển vọng chính sách tiền tệ.
Giá vàng luôn nhạy cảm với các động thái điều chỉnh lãi suất của Mỹ. Bởi lãi suất tăng sẽ giúp đồng USD mạnh lên, song lại khiến sức hấp dẫn của các tài sản không sinh lời như vàng giảm đáng kể.
Theo công cụ Fedwatch của CME, các nhà giao dịch dự kiến Fed sẽ giữ lãi suất trong khoảng 5,25% -5,5% cho đến năm 2024.
Giá vàng trong nước bật tăng nhẹ trong phiên giao dịch ngày 25/7. Vàng SJC tại Công ty VBĐQ Sài Gòn ghi nhận tăng 50.000 đồng/lượng.
Giá vàng hôm nay 26/7/2023: Giá vàng thế giới và trong nước cùng chiều, vẫn 'nương theo' Fed. (Nguồn: Shutterstock) |
Tổng hợp giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên 25/7:
Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 66,65 – 67,25 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 66,55 – 67,25 triệu đồng/lượng.
Hệ thống PNJ niêm yết tại: 66,45 – 67,1 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 66,57 – 67,22 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 56,13 – 56,98 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 55,60 – 56,80 triệu đồng/lượng.
Giá vàng chờ quyết định của Fed
Các nhà phân tích đã lưu ý rằng, lạm phát dai dẳng có thể buộc Fed duy trì chu kỳ thắt chặt mạnh mẽ lâu hơn dự kiến và gây áp lực lên vàng.
Ông Chris Williamson - nhà kinh tế trưởng tại S&P Global Market Intelligence nói rằng, mặc dù lạm phát đã giảm mạnh so với mức cao nhất trong 40 năm được ghi nhận trong năm ngoái, nhưng nó có thể vẫn duy trì ở mức trên 3% trong thời gian tới.
Nhà phân tích Edward Moya của OANDA nhận thấy, thị trường vàng đang phản ứng do sự phục hồi của USD. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) phát đi tín hiệu sẽ duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng.
Chuyên gia này dự báo, vàng sẽ giữ phạm vi 1.940 -1.980 USD/ounce trước quyết định của Fed vào ngày 26/7 (theo giờ Mỹ).
Chiến lược gia Bob Haberkorn của công ty RJO Futures nhận định, giá vàng đang diễn biến chậm và chững lại, vì các nhà giao dịch tin rằng, Fed đang tiến gần tới dừng tăng lãi suất.
Nhà phân tích Carlo Alberto De Casa của Kinesis Money thì cho rằng, bất kỳ động thái gây bất ngờ nào theo chiều hướng mềm mỏng của các ngân hàng trung ương, nhất là Fed, đều có thể mang lại hiệu ứng tích cực cho giá vàng. Trong trường hợp như vậy, giá kim loại quý có thể tăng mạnh về phía mốc 2.000 USD/ounce.
Ngược lại, nếu các ngân hàng trung ương đưa ra quan điểm cứng rắn, giá vàng sẽ gặp bất lợi.
Còn theo chuyên gia phân tích Neils Christensen lưu ý rằng, vàng vẫn trong xu hướng tăng và bất kỳ đợt giảm giá lớn nào của vàng đều là cơ hội mua vào. Ông cũng nói thêm rằng, tuần tới sẽ là tuần sôi động đối với vàng.
| Háo hức mở cơ hội kinh tế mới, Algeria chính thức nộp đơn gia nhập BRICS Algeria đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) và gửi yêu cầu ... |
| Không ngần ngại tung 11 đòn trừng phạt, Nga vẫn có một thứ khiến EU phải e dè Hàng trăm triệu Euro vẫn tiếp tục chảy mạnh vào kho bạc của Moscow, trong bối cảnh Liên minh châu Âu (EU) nỗ lực tìm ... |
| Nhật Bản chính thức hạn chế xuất khẩu thiết bị sản xuất chip, Trung Quốc 'rất không hài lòng' Bắt đầu từ ngày 23/7, các biện pháp hạn chế của Nhật Bản đối với việc xuất khẩu thiết bị sản xuất chip tiên tiến ... |
| Đức 'ráo riết' thúc đẩy sản xuất chip, sẵn sàng chi tiền hỗ trợ doanh nghiệp Mỹ xây nhà máy ở Magdeburg Ngày 24/7, hãng Bloomberg đưa tin, Đức có kế hoạch chi 20 tỷ Euro (22,19 tỷ USD) để thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn ... |
| Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao không có dấu hiệu 'hạ nhiệt', Trung Quốc sẽ đối phó ra sao để chặn đà giảm tốc? Với tỷ lệ thất nghiệp kỷ lục 21,3%, thị trường lao động Trung Quốc đang "nóng" hơn bao giờ hết và trở thành một "hàn ... |