BẢNG CẬP NHẬT TRỰC TIẾP GIÁ VÀNG HÔM NAY 28/12 và TỶ GIÁ HÔM NAY 28/12
Cập nhật diễn biến giá vàng hôm nay 27/12
Giá vàng trong nước sáng 26/12, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 66,2 – 67,02 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 50 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.
Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, giá vàng SJC niêm yết ở thị trường Hà Nội là 66 - 66,9 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng 100 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và không đổi ở chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.
Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Phú Quý niêm yết giá vàng SJC ở mức 66 - 66,85 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), không đổi so với chốt phiên hôm qua.
Trong khi đó, thị trường vàng thế giới tạm dừng giao dịch trong tuần nghỉ lễ Giáng sinh và Năm mới 2023.
Giá vàng hôm nay 27/12, trong nước giảm khi thị trường thế giới đang trong kỳ nghỉ lễ kéo dài 1 tuần. (Nguồn: Forbes) |
Theo ghi nhận của TG&VN, giá vàng thế giới chốt tuần giao dịch (23/12) trên sàn Kitco tại 1.799,5 USD/ounce.
Tổng hợp giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên chiều 26/12:
Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 66,1– 66,9 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 65,9 – 66,8 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 66,05 – 66,9 triệu đồng/lượng.
Hệ thống PNJ niêm yết tại: 66,1 – 67,0 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 66,06 – 66,88 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 52,86 – 53,71 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 52,55 – 53,55 triệu đồng/lượng.
Như vậy, so với đầu giờ sáng 26/12, giá vàng SJC của Công ty VBĐQ Sài Gòn chốt phiên chiều cùng ngày giảm 100.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 120.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Sản xuất vàng sẽ tăng nhưng rủi ro vẫn còn
Theo dữ liệu đồng thuận của ngành, sản lượng khai thác vàng toàn cầu lên tới ~3.580 tấn vào năm 2021, cao hơn ~3% so với năm 2020 (3.480 tấn). Trung Quốc là quốc gia sản xuất vàng lớn nhất, tiếp theo là Australia, Nga và Mỹ.
Tin liên quan |
Ảnh ấn tượng tuần (19-25/12): Tổng thống Nga Putin yêu cầu tăng cường sản xuất vũ khí, Mỹ cam kết ‘bảo trợ’ Ukraine đến cùng, cháy kho xăng ở Colombia |
Trong báo cáo gần đây, Bộ Công nghiệp, Khoa học, Năng lượng và Tài nguyên Australia (DISER) cho biết, sản lượng khai thác vàng toàn cầu được dự báo sẽ tăng 2,2% lên 3.660 tấn vào năm 2022, nhờ sản lượng tăng ở Trung Quốc, Australia, Bắc Mỹ và Tây Phi.
Sản lượng vàng tại Trung Quốc, quốc gia sản xuất vàng lớn nhất thế giới, dự kiến sẽ tăng vào năm nay khi hầu hết các mỏ ở tỉnh Sơn Đông tiếp tục hoạt động. Trước đó, vào năm 2021, chính quyền tỉnh này đã tạm dừng hoạt động các cơ sở khai thác để kiểm tra điều kiện an toàn lao động.
Theo DISER, tại Australia, quốc gia sản xuất vàng lớn thứ hai thế giới, một loạt dự án được kỳ vọng sẽ đưa sản lượng khai thác vàng của nước này lên 308 tấn vào năm 2022.
Sản lượng ở Canada và Mỹ được dự báo sẽ tăng lần lượt 19% và 9,8% lên 225 tấn và 201 tấn vào năm 2022. Sản lượng tại Papua New Guine được dự báo sẽ tăng 31% lên 55 tấn vào năm 2022, nhờ khởi động lại mỏ vàng Porgera, vốn tạm dừng hoạt động bảo trì kể từ tháng 4/2020.
DISER cho biết, sản lượng vàng của Australia dự kiến sẽ tăng với tốc độ trung bình hằng năm là 6,5% trong năm 2023 và 2024. Sản lượng dự kiến đạt 331 tấn vào năm 2023, được thúc đẩy bởi sản lượng từ các mỏ mới và mở rộng các mỏ hiện có, sau đó tăng thêm lên 349 tấn vào năm 2024.
Các tác giả của báo cáo lưu ý: “Sản lượng khai thác vàng toàn cầu được dự báo sẽ tăng cho đến năm 2024, đạt 3.770 tấn - trước khi giảm xuống 3.737 tấn vào năm 2027”.
Các dự án mới ở Canada, Chile, Brazil và Argentina có khả năng tăng sản lượng khai thác vàng ở Bắc Mỹ, Trung và Nam Mỹ lần lượt là 124 và 82 tấn vào năm 2026.
DISER cho rằng, nguyên nhân sự sụt giảm sản lượng dự kiến sau năm 2024 là do việc đóng cửa các mỏ vàng không sinh lãi ở nhiều nơi trên thế giới, thêm vào đó lợi nhuận sẽ bị giảm do chi phí sản xuất tăng và giá thấp hơn.
Điều quan trọng, DISER lưu ý rằng, việc tiếp tục các quy định nghiêm ngặt về môi trường và tái cơ cấu ngành sẽ khiến sản lượng vàng ở Trung Quốc giảm.
Theo báo cáo, rủi ro chính đối với dự báo sản xuất vàng toàn cầu là các vấn đề về chuỗi cung ứng và tình trạng thiếu lao động tiếp tục diễn ra trong ngắn hạn. Các rủi ro giảm giá khác là giá vàng yếu hơn dự kiến và chi phí sản xuất tăng.
Trong kịch bản này, các nhà sản xuất vàng có chi phí cao hơn sẽ phải ngừng hoặc cắt giảm quy mô hoạt động.
| Nhìn lại năm 2022: Khủng hoảng năng lượng thêm ‘rối bời’ giữa xung đột ở Ukraine và trừng phạt ăn miếng trả miếng Nga-EU Suốt 10 tháng qua, sau khi xung đột ở Ukraine nổ ra, EU đã áp dụng nhiều biện pháp trừng phạt Nga, Moscow “phản đòn” ... |
| Giá tiêu hôm nay 25/12, thị phần tiêu Việt tại Mỹ tăng, lưu ý khi xuất khẩu sang Trung Đông-châu Phi Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước giảm nhẹ ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 57.000 – 59.500 đ/kg. |
| Giá tiêu hôm nay 26/12, thị trường phản ứng trái chiều, kỳ vọng hồ tiêu trở lại danh sách ‘cây trồng tỷ đô’ trong năm 2023 Giá tiêu hôm nay tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 57.000 – 59.500 đ/kg. |
| Ảnh ấn tượng tuần (19-25/12): Tổng thống Nga Putin yêu cầu tăng cường sản xuất vũ khí, Mỹ cam kết ‘bảo trợ’ Ukraine đến cùng, cháy kho xăng ở Colombia Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin yêu cầu tăng cường sản xuất thiết bị quân sự phục vụ chiến dịch, Tổng thống Zelensky thăm Mỹ, ... |
| Bất động sản mới nhất: Giá nhà phố trong ngõ cao ngất, Hà Nội kiên quyết thu hồi dự án chậm tiến độ, đất ven đô bớt nóng Căn hộ chung cư và nhà đất trong phố xây sẵn ghi nhận giá rao bán giá cao, thanh khoản thấp; không thể tìm được ... |