Giá vàng hôm nay 29/7/2024: Giá vàng vẫn có thể lao dốc, bất chấp Fed hạ lãi suất, 'đừng đùa' với nhu cầu từ Trung Quốc

Minh Anh
Giá vàng hôm nay 29/7/2024 sẽ vào đà tăng trong tuần mới? Hiện cả các nhà phân tích và giới đầu tư đều lạc quan khi dự báo về xu hướng tăng mới này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

BẢNG CẬP NHẬT TRỰC TIẾP GIÁ VÀNG HÔM NAY 29/7TỶ GIÁ HÔM NAY 29/7


Cập nhật diễn biến giá vàng hôm nay 29/7/2024

Giá vàng thế giới vào đà tăng trong tuần mới với tâm lý lạc quan bao trùm.

Tâm lý lạc quan tăng lên trên cả Phố Wall và phố Main, cho thấy động lực mới cho giá vàng vào tuần tới. Khảo sát thị trường vàng hàng tuần mới nhất của Kitco News cho thấy các chuyên gia trong ngành một lần nữa có xu hướng lạc quan hơn, trong khi tâm lý giới bán lẻ tiếp tục cải thiện so với tuần trước.

"Tôi lạc quan về vàng trong tuần tới", Colin Cieszynski, Trưởng nhóm chiến lược thị trường tại SIA Wealth Management cho biết. "Tôi nghĩ rằng nếu Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Powell tỏ ra ôn hòa tại cuộc họp lần này và ám chỉ về việc cắt giảm lãi suất vào tháng 9, điều đó có thể đẩy USD xuống và giúp vàng phục hồi".

“Tăng” - Adrian Day, Chủ tịch của Adrian Day Asset Management cũng cùng quan điểm giá vàng tăng trong tuần này khi nói rằng, “giá vàng sẽ tăng khi khả năng Fed cắt giảm lãi suất trong thời gian tới tăng lên”.

Tuần qua, các nhà giao dịch vàng đã có một hành trình quen thuộc, trải qua nhiều cung bậc cảm xúc khi giá vàng điều chỉnh tăng giảm mạnh quanh mức 2.400 USD/ounce - mức đóng vai trò là ngưỡng hỗ trợ và kháng cự mạnh trong suốt mùa Hè.

Vào những phiên cuối tuần, giá kim loại màu vàng một lần nữa trở nên hấp dẫn và phe mua đã xuất hiện mạnh mẽ để đẩy giá lên mức giữa 2.360 USD/ounce, sau đó tiếp tục tăng lên mức đỉnh kép là 2.376 USD/ounce.

Phiên giao dịch cuối cùng của tuần qua, đã mang đến sự pha trộn giữa sự lạc quan mới về việc cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ và việc gia hạn hợp đồng tương lai, đẩy giá vàng tăng đều đặn lên mức kháng cự thử nghiệm gấp đôi là 2.390 USD/ounce, trước khi giảm trở lại mức 2.380 USD/ounce.

Ghi nhận của Báo Thế giới & Việt Nam, kết thúc phiên giao dịch tuần qua (26/7) giá vàng thế giới giao dịch trên sàn điện tử Kitco ở mức 2.387,10 USD/ounce, tăng 22,7 USD sau khi chốt phiên giao dịch cuối cùng trong tuần.

Giá vàng hôm nay 29/7/2024: Giá vàng,
Giá vàng hôm nay 29/7/2024: Giá vàng vẫn có thể lao dốc, bất chấp Fed hạ lãi suất, 'đừng đùa' với nhu cầu từ Trung Quốc. (Nguồn: Kitco)

Giá vàng trong nước tuần qua giảm mạnh, khi vàng miếng SJC xuất hiện diễn biến bất ngờ đầu tuần.

Trở lại với mức "đồng giá" 77,50 - 79,50 triệu đồng/lượng ở tất cả các thương hiệu lớn dịp cuối tuần, giá vàng miếng SJC đã giảm từ 500.000 đồng/lượng đến 1 triệu đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với đầu tuần.

Với mức chênh lệch giá mua - bán vàng tồn tại ở ngưỡng cao 2 triệu đồng/lượng, nhà đầu tư đối diện nguy cơ thua lỗ khi đầu tư ngắn hạn. Chẳng hạn, nhà đầu tư sẽ lỗ khoảng 2,5 triệu đồng/lượng nếu mua vào hồi đầu tuần và bán ra vào cuối tuần qua.

Giá vàng nhẫn trong thời gian gần đây có xu hướng biến động cùng chiều với giá thế giới.

Giá vàng nhẫn tròn 9999 Hưng thịnh vượng tại Tập đoàn DOJI niêm yết ở ngưỡng 75,80-77,05 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra); giảm 100.000 đồng/lượng cả hai chiều so với chốt phiên giao dịch tuần trước; Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết ở ngưỡng 75,5-77 triệu đồng/lượng, giảm 200.000 đồng/lượng chiều mua vào và 100.000 đồng/lượng so với chốt phiên giao dịch tuần trước; Bảo tín Minh Châu niêm yết giá vàng nhẫn ở ngưỡng 75,88-77,08 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng/lượng chiều mua vào và 150.000 đồng/lượng so với chốt phiên giao dịch tuần trước.

Tổng hợp giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên tuần này (ngày 26/7) ổn định và đồng giá:

Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết tại 77,50 - 79,50 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Doji hiện niêm yết tại 77,50 - 79,50 triệu đồng/lượng.

Hệ thống PNJ niêm yết tại 77,50 - 79,50 triệu đồng/lượng.

Tập đoàn Vàng bạc Phú Quý niêm yết tại 77,50 - 79,50 triệu đồng/lượng.

Giá vàng miếng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại 77,50 - 79,50 triệu đồng/lượng.

Fed giảm lãi suất giá vàng vẫn có thể lao dốc?

Trong một phân tích gần đây được công bố trên FX Empire, chuyên gia Przemysław Radomski, CEO của Sunshine Profits đã đưa ra một ý kiến khá trái ngược với xu hướng của thị trường lúc này - trong khi phần lớn thị trường giả định là giá vàng sẽ tăng sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu chu kỳ cắt giảm lãi suất (gần như chắc chắn là vào kỳ họp chính sách tháng 9), thì điều ngược lại cũng có thể xảy ra.

"Mọi thứ không đơn giản như vậy, lãi suất thực tế mới là yếu tố quyết định đối với vàng (cũng tính đến lạm phát dự kiến) và ngoài ra, còn là vấn đề về kỳ vọng của những người tham gia thị trường. Chẳng hạn, ngay bây giờ, thị trường kỳ vọng Fed sẽ hạ lãi suất (dự kiến ​​sẽ có ba lần cắt giảm trong năm nay) - những biến động về giá được cho là sẽ xảy ra dựa trên những lần cắt giảm lãi suất đó, nhưng thực tế, có khả năng nó đã xảy ra rồi".

Trong khi xem xét các dự báo lãi suất mới nhất từ ​​công cụ FedWatch của CME - thị trường tin 93% khả năng Fed giữ nguyên lãi suất tại cuộc họp tuần tới, nhưng 100% tin sẽ có một đợt cắt giảm vào tháng 9 và phần lớn kỳ vọng có thêm các đợt cắt giảm vào tháng 11 và tháng 12. Theo chuyên gia Radomski, "nếu Fed không thực hiện được cả ba đợt cắt giảm nói trên, thì đây sẽ được coi là một bất ngờ "diều hâu", có khả năng làm giá vàng giảm.

CEO của Sunshine Profits cũng thừa nhận, trên thực tế, giá vàng đã tăng khi Fed cắt giảm lãi suất vào năm 2007. Ông cho biết, "điều đó đúng, nhưng cũng có những trường hợp giá vàng lao dốc ngay sau khi cắt giảm lãi suất, chẳng hạn như vào năm 2008". Vị chuyên gia này lưu ý, “Có nhiều trường hợp giá vàng giảm sau lần cắt giảm đầu tiên hơn là tăng”.

Hoặc năm 2020 là một trường hợp thú vị, thị trường đã chứng kiến ​​một đợt tăng giá nhanh chóng, nhưng sau đó là một đợt giảm giá lớn. “Vì vậy, việc cắt giảm lãi suất không nhất thiết dẫn đến một đợt tăng giá vàng – nó có thể không có tác động nào, hoặc có thể khiến giá vàng sụt giảm mạnh”.

CEO Radomski nói rõ, ông không ám chỉ rằng giá vàng chắc chắn sẽ giảm sau khi Fed cắt giảm lãi suất, nhưng một đợt tăng giá dự kiến ​​không phải là điều chắc chắn. “Những gì tôi muốn nói và nhấn mạnh là điều này không nhất thiết phải xảy ra – và việc giảm giá sau khi Fed cắt giảm lãi suất có nhiều khả năng xảy ra hơn là các đợt tăng giá – đặc biệt là khi người ta tính đến các kỳ vọng hiện tại".

Tại sao Trung Quốc mua nhiều vàng?

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã trở thành một trong những thể chế mua vàng hàng đầu thế giới và có xu hướng tiếp tục tích lũy kim loại quý.

Việc nắm bắt được các động thái của ngân hàng trung ương trên thị trường thường rất khó khăn. Đặc biệt với Trung Quốc, dữ liệu hàng tháng của PBoC về dự trữ ngoại hối chỉ cung cấp những manh mối ít ỏi, để quan sát hoạt động của họ.

Dữ liệu của Hội đồng Vàng thế giới (WGC) - tổ chức sử dụng dữ liệu này và các dữ liệu khác để theo dõi dự trữ vàng của các ngân hàng trung ương cho thấy, PBoC đã mua khoảng 224,9 tấn vàng trong năm 2023 - một trong những đối tượng mua vàng lớn nhất trong bất kỳ ngân hàng trung ương lớn nào, tương đương với khoảng 5% tổng nhu cầu vàng toàn cầu trong năm này.

Xu hướng mua vàng của PBoC vẫn tiếp diễn sang năm 2024. Ngân hàng này đã mua ròng 28,9 tấn vàng từ tháng 1-4/2024, chỉ sau Ngân hàng trung ương Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, hoạt động mua vàng của PBoC đã chững lại vào tháng Năm và tháng Sáu, khi giá vàng leo lên mức cao kỷ lục. Tính đến cuối tháng 6/2024, Trung Quốc nắm giữ 2.264,3 tấn vàng, tăng 22% so với cuối năm 2018.

Đối với người tiêu dùng Trung Quốc, việc Ngân hàng trung ương mua thêm vàng đã mang lại cho họ nhiều niềm tin hơn để đầu tư vào kim loại quý này, theo ông Nikos Kavalis, Giám đốc điều hành chi nhánh Singapore của công ty tư vấn nghiên cứu kim loại quý Metals Focus có trụ sở tại Anh.

PBoC đột ngột tăng cường kho dự trữ vàng của họ vào năm 2015 và 2016, bổ sung gần 800 tấn vàng trong hai năm đó, vào thời điểm mà người ta tin rằng Trung Quốc đã giảm tỷ lệ nắm giữ đồng USD trong dự trữ ngoại hối do căng thẳng thương mại với Mỹ.

Đáng chú ý, việc mua vào vàng của ngân hàng này đã tăng trở lại vào tháng 11/2022, với 18 tháng mua vào liên tiếp cho đến tháng 4/2024, giúp kho dự trữ vàng của họ tăng thêm 316 tấn. Động thái này diễn ra giữa bối cảnh các nước phương Tây đóng băng tài sản bằng đồng USD của Nga để đáp trả cuộc xung đột với Ukraine.

Lý giải cho động thái của Trung Quốc, theo Giáo sư Tài chính Campbell Harvey tại Đại học Duke, chứng kiến những gì đã xảy ra với Nga đã khiến Trung Quốc ý thức hơn về việc sử dụng vàng như một hàng rào phòng hộ. Kim loại này từ lâu được coi là một "thiên đường trú ẩn an toàn" trong thời kỳ bất ổn địa chính trị và kinh tế.

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024, giá vàng trong nước . Thị trường vàng đang tìm thấy ngưỡng kháng cự mới ở mức 2.400 USD, tuy ...

Giá cà phê hôm nay 27/7/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh cuối tuần; thị trường sẽ còn tăng cho đến giữa năm 2025?

Giá cà phê hôm nay 27/7/2024: Giá cà phê tiếp tục giảm mạnh cuối tuần; thị trường sẽ còn tăng cho đến giữa năm 2025?

Theo Hiệp hội Cà phê và ca cao Việt Nam (Vicofa), yếu tố thời tiết không thuận lợi kết hợp với sự bùng phát của ...

Pháp, Italy, Bỉ và 4 thành viên khác bị Liên minh châu Âu thẳng tay 'xử lý' vi phạm quy định ngân sách

Pháp, Italy, Bỉ và 4 thành viên khác bị Liên minh châu Âu thẳng tay 'xử lý' vi phạm quy định ngân sách

Bước đi bất ngờ này của Liên minh châu Âu (EU) có thể dẫn đến những hình phạt chưa từng có, trừ khi 7 quốc ...

Khủng hoảng Biển Đỏ 'thay đổi số phận' ngành vận tải biển, thương mại thế giới sẽ ra sao?

Khủng hoảng Biển Đỏ 'thay đổi số phận' ngành vận tải biển, thương mại thế giới sẽ ra sao?

"Chảo lửa chưa kịp hạ nhiệt" thì cuộc không kích, tấn công trả đũa của Israel vào thành phố cảng Hodeida ở Biển Đỏ - ...

Ngoại giao kinh tế Việt Nam-Lào nỗ lực đóng góp cho mục tiêu tăng giá trị thương mại song phương lên 2 tỷ USD

Ngoại giao kinh tế Việt Nam-Lào nỗ lực đóng góp cho mục tiêu tăng giá trị thương mại song phương lên 2 tỷ USD

Trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam-Lào mong muốn tăng giá trị thương mại song phương lên 2 tỷ USD bằng cách tối đa ...

(theo Kitco News, Nikkei Asia)

Bài viết cùng chủ đề

Thị trường 24h

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối thoại biển Việt Nam-Pháp lần thứ nhất

Đối thoại biển Việt Nam-Pháp lần thứ nhất

Ngày 18/12 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Pháp phối hợp tổ chức Đối thoại Biển lần thứ nhất.
Ấn Độ-Sri Lanka: Láng giềng cần nhau

Ấn Độ-Sri Lanka: Láng giềng cần nhau

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake khẳng định Colombo sẽ không để lãnh thổ được sử dụng 'theo cách gây bất lợi cho lợi ích của Ấn Độ'.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp về dự thảo Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp về dự thảo Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Chính phủ bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, ...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc

Tổng Bí thư đề nghị Bộ Quốc phòng và Quân đội hai nước triển khai hiệu quả các cơ chế đã có, nghiên cứu, thúc đẩy hợp tác trên các ...
Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Nga-Ấn Độ: Chiều sâu của quan hệ đối tác

Chuyến thăm Nga của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ một lần nữa cho thấy chiều sâu của mối quan hệ đối tác quân sự truyền thống giữa New Dehli và Moscow.
Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Thỏa thuận ngừng bắn Israel-Hezbollah: Con đường dài hòa giải

Việc Israel và Hezbollah chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn làm dấy lên hy vọng có thể tạo hiệu ứng hòa giải cho các 'điểm nóng' xung đột dai dẳng khác.
Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Xung đột Nga-Ukraine: Tình thế 'bên miệng hố chiến tranh', nguy cơ Thế chiến III và kịch bản đàm phán

Những ngày gần đây, xung đột Nga-Ukraine có bước leo thang mới khó lường, cuộc chiến tên lửa căng thẳng, rộ lên cảnh báo nguy cơ Thế chiến III.
Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Bắc Âu-Baltic: Nỗ lực hợp tác hay chia rẽ?

Tăng cường hợp tác an ninh giữa các nước láng giềng trong khu vực là chủ đề chính của Hội nghị thượng đỉnh các nước Bắc Âu và Baltic...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ukraine tăng gia sản xuất vũ khí tầm xa 'cây nhà lá vườn' để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Để giảm phụ thuộc viện trợ quân sự phương Tây và tăng khả năng phản công, Ukraine đang mở rộng kho vũ khí tầm xa có thể tấn công lãnh thổ Nga.
Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Ấn Độ-Indonesia: Làm sâu sắc nền tảng của tầm nhìn chung về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương

Khi Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương nổi lên như tâm chấn địa chính trị của thế kỷ XXI, Ấn Độ và Indonesia thúc đẩy quan hệ đối tác hàng hải chiến lược.
Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Nga và 'biến cố' Syria: Chấp nhận tổn thất lớn, bước lùi tạm thời vì đại cục

Mặc dù sự sụp đổ của chính quyền đồng minh ở Syria là tổn thất khó bù đắp đối với Nga nhưng Moscow có thể không còn lựa chọn nào khác.
Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Bất định đối thoại hạt nhân Iran dưới nhiệm kỳ Tổng thống Trump 2.0

Với màn “tái xuất” của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ mới, quan hệ Mỹ-Iran sẽ chứng kiến nhiều biến động trong đối thoại hạt nhân, góp phần định hình nên tác động lâu dài ...
Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Tình hình Syria: Một bàn tay không vỗ lên thành tiếng, vén màn người đứng sau

Những toan tính về Syria chưa khi nào nguôi trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ. Cân đối tình hình, Ankara có những hành động táo bạo hơn.
Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Zelensky và một giờ 'trần tình' với Kyodo News: Đã đến lúc phải nghĩ khác, làm khác!

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thẳng thắn thừa nhận rằng rất khó để giành lại một số vùng do Nga kiểm soát.
Phiên bản di động