Giá vàng hôm nay 29/9: Thế giới thấp hơn trong nước 18 triệu đồng/lượng
Sáng 29/9, Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng mua vào 64,70 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 65,70 triệu đồng/lượng, tăng 500.000 đồng/lượng ở cả 2 chiều mua vào và bán ra so với chốt phiên giao dịch trước. Chênh lệch giá mua - bán vàng SJC vẫn duy trì mức 1 triệu đồng/lượng.
Cùng thời điểm, Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng mua vào - bán ra ở mức 64,70 - 65,70 triệu đồng/lượng. So với chốt phiên giao dịch trước, giá mua vàng tại DOJI tăng 700.000 đồng/lượng ở chiều bán ra và giữ nguyên giá ở chiều mua vào, khoảng chênh lệch giữa giá mua với giá bán vàng tại DOJI là 1 triệu đồng/lượng.
Sáng 29/9 (theo giờ Việt Nam) giá vàng thế giới tiếp tục tăng. Giá vàng giao ngay đang ở mức 1.656,5 USD/ounce, tăng 5,5 USD/ounce so với giá chốt phiên liền trước.
Quy đổi giá vàng thế giới theo tỷ giá ngoại tệ tại Vietcombank: 1 USD = 23.890 VND, giá vàng thế giới tương đương 47,67 triệu đồng/lượng, thấp hơn 18,03 triệu đồng/lượng so với giá vàng SJC bán ra sáng 29/9.
Giá vàng hôm nay 29/9: Giá vàng bật tăng, 3,1 tỷ USD 'tháo chạy' khỏi thị trường, nhà đầu tư không nên 'cố bắt dao rơi' (Nguồn: Kitco News) |
Diễn biến giá vàng hôm nay 29/9
Giá vàng thế giới bật tăng, cụ thể, theo ghi nhận của TG&VN, đến 20h ngày 28/9, giá vàng thế giới trên sàn giao dịch Kitco ở mức 1.639,7 - 1.640,7, tăng 10,5 USD so với phiên liền trước.
Tại thị trường châu Á, giá vàng lùi về mức thấp kỷ lục 2 năm rưỡi. Thị trườnvẫn chưa thoát khỏi xu hướng giảm, khi đồng USD và lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm.Giá vàng giao ngay giảm 0,5%, xuống 1.620,88 USD/ounce vào lúc 13h30 (theo giờ Việt Nam), sau khi rơi xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2020.
Chỉ số USD ở mức cao kỷ lục mới trong hai thập kỷ, khiến vàng đắt hơn cho những người mua bằng các đồng tiền khác. Trong khi đó, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng lên 4% lần đầu tiên kể từ năm 2010.
Vàng thường được coi là tài sản an toàn, nhưng đã để mất sức hấp dẫn ngay cả khi lãi suất tăng gây thêm lo ngại về suy thoái và khiến các thị trường chứng khoán lao dốc, khi các nhà đầu tư lựa chọn đồng USD.
Tổng hợp bảng giá vàng SJC tại các thương hiệu kinh doanh lớn trong nước tại thời điểm chốt phiên giao dịch ngày 28/9:
Công ty VBĐQ Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở 64,20 – 65,20 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Doji hiện niêm yết giá vàng SJC tại: 64,00 – 65,70 triệu đồng/lượng.
Tập đoàn Phú Quý niêm yết tại: 64,20 – 65,20 triệu đồng/lượng.
Hệ thống PNJ niêm yết tại: 64,10 – 65,10 triệu đồng/lượng.
Giá vàng SJC tại Bảo tín Minh Châu được niêm yết tại: 64,25 – 65,20 triệu đồng/lượng; thương hiệu vàng Rồng Thăng Long giao dịch tại 50,39 – 51,14 triệu đồng/lượng; giá vàng trang sức giao dịch tại 49,85 – 50,95 triệu đồng/lượng.
Giá vàng tiếp tục gặp khó, nhà đầu tư không nên "bắt dao rơi"
Tâm lý tiêu cực trên thị trường vàng đã đạt mức cao nhất trong 4 năm. Tuy nhiên, trong khi giá vàng đang quá bán, nhiều nhà phân tích đang cảnh báo, các nhà đầu tư không nên cố "bắt dao rơi".
Các nhà phân tích hàng hóa tại Société Générale lưu ý rằng, 3,1 tỷ USD vốn đã "tháo chạy" khỏi thị trường vàng vào tuần trước - tuần thứ sáu liên tiếp ghi nhận dòng vốn chảy ra.
Các nhà phân tích cho hay, ban đầu, vàng đã chịu được sức ép sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản. Nhưng biến động lớn trên thị trường tiền tệ toàn cầu đã khiến USD thống trị thị trường và kim loại quý quay đầu giảm.
Nhiều nhà phân tích đã nhận định, thời gian tới đà tăng vững chắc của USD sẽ tiếp tục đè nặng lên vàng .
Colin Cieszynski, chiến lược gia thị trường trưởng tại SIA Wealth Management nhận thấy: "USD đang bị mua quá mức và do điều chỉnh, vàng không chỉ phá vỡ mốc 1.680 USD".
Cùng với USD, các nhà phân tích của Société Générale dự đoán, lợi suất thực tế tăng cũng sẽ ảnh hưởng đến vàng. Họ nói: "Tỷ giá hối đoái thực của Mỹ, một tiêu chuẩn quan trọng cho sức hấp dẫn của USD đã tăng lên 1,17% vào ngày 20/9 từ mức 0,97%".
Giới phân tích cũng cho hay, tâm lý trên thị trường kỳ hạn cũng được phản ánh qua các sản phẩm giao dịch trao đổi được hỗ trợ bằng vàng.
Trong cuộc khảo sát của Société Générale vào tuần trước, 15,7 tấn vàng đã chảy ra khỏi ETF, ghi nhận dòng chảy lớn nhất trong khoảng thời gian 7 ngày kể từ tháng 7/2022. Và trong khi tâm lý giảm giá kéo dài, giới phân tích cho rằng, các nhà đầu tư nên chờ đợi sự ổn định trên thị trường, không nên cố "bắt dao rơi".
Theo John Alfred Paulson, lãnh đạo Paulson & Co. - một công ty quản lý đầu tư có trụ sở tại New York (Mỹ), thị trường vàng có thể thoát khỏi xu hướng giảm giá khi Fed nhận ra rằng, họ không thể kiểm soát lạm phát và phải tạm dừng tăng lãi suất khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại.
Ông nói: "Để kim loại quý đảo chiều tăng giá trở lại, nền kinh tế cần phải bắt đầu chậm lại sau một loạt các đợt tăng lãi suất mạnh mẽ. Điều này sẽ buộc Fed phải tạm dừng tăng lãi suất. Việc nhận ra rằng, Fed không kiểm soát được sẽ thúc đẩy kỳ vọng lạm phát dài hạn và đẩy giá vàng lên cao hơn".
| Hai đường ống Dòng chảy phương Bắc gặp sự cố, kỳ vọng của châu Âu bị 'phá hủy'? Dòng chảy phương Bắc 1 khó có thể nối lại hoạt động "chở" khí đốt đến châu Âu vào mùa Đông, sau sự cố rò ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Châu Âu tích lũy 'núi' nợ, ‘bom hẹn giờ’ của nền kinh tế khi nào phát nổ? Cuộc khủng hoảng năng lượng tấn công châu Âu đã buộc một số quốc gia phải thực hiện các chính sách đặc biệt để bảo ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Các biểu tượng ‘đốt’ tiền điện ở châu Âu có còn rực sáng? Trong một cuộc khủng hoảng năng lượng, không phải là thời điểm để “đốt” tiền điện, dù đó là những công trình mang tính biểu ... |
| Nga-EU: ‘Ván bài’ khí đốt phản tác dụng, châu Âu lao đao trong vòng xoáy kinh tế Một cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có trong nhiều thập niên đang diễn ra trên khắp thế giới. Dường như cuộc khủng hoảng ... |
| Khủng hoảng năng lượng không phải lý do duy nhất khiến kinh tế châu Âu 'khốn đốn' Cuộc khủng hoảng năng lượng và lạm phát là hai vấn đề đang ảnh hưởng trực tiếp, tác động mạnh đến túi tiền người dân ... |