Nhỏ Bình thường Lớn

Xuất khẩu ngày 18-23/12: Kim ngạch phần cứng, điện tử vượt ngưỡng 100 tỷ USD; nỗi lo phòng vệ thương mại từ Mỹ

Kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử vượt ngưỡng 100 tỷ USD; Mỹ thay đổi quy định, hàng Việt Nam "rơi vào tầm ngắm"... là những tin nổi bật trong bản tin xuất khẩu ngày 18-23/12.
Xuất khẩu ngày 18-23/12:
Kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử vượt ngưỡng 100 tỷ USD; xuất siêu hơn 26 tỷ USD (trong khi năm 2021, Việt Nam xuất siêu hơn 4 tỷ USD). (Nguồn: Báo Công Thương)

Kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử vượt ngưỡng 100 tỷ USD

Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, năm 2022, doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT năm 2022 ước đạt 148 tỷ USD, tăng trưởng 8,7% so với năm 2021, đạt kế hoạch đề ra năm 2022. Đóng góp vào GDP của lĩnh vực công nghiệp ICT năm 2022 ước đạt 34.336 triệu USD, tăng trưởng 8,7% so với năm 2021, đạt kế hoạch đề ra năm 2022.

Số lượng doanh nghiệp công nghệ số đăng ký năm 2022 ước đạt 70.000 doanh nghiệp, tăng 9,5% so với năm 2021 và đạt kế hoạch đề ra năm 2022. Số doanh nghiệp công nghệ số đang thực sự hoạt động 44.000 doanh nghiệp.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu phần cứng, điện tử vượt ngưỡng 100 tỷ USD; xuất siêu hơn 26 tỷ USD (trong khi năm 2021, Việt Nam xuất siêu hơn 4 tỷ USD). Khoảng 60% số doanh nghiệp đang làm gia công đã chuyển trọng tâm từ gia công từng công đoạn có giá trị thấp sang làm toàn bộ giải pháp, sản phẩm mang lại giá trị cao.

Đặc biệt, lần đầu tiên doanh thu giải pháp, dịch vụ phần mềm của 1 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tại nước ngoài đạt hơn 1 tỷ USD. Tổng doanh thu tại thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp phần mềm, dịch vụ công nghệ thông tin đạt hơn 2,2 tỷ USD.

Bên cạnh đó, các tập đoàn lớn tăng cường đầu tư R&D tại Việt Nam: Năm 2022, đầu tư của các doanh nghiệp FDI vào Việt Nam chuyển hướng từ đầu tư cho gia công sản xuất sang đầu tư cho nghiên cứu phát triển, bằng việc thiết lập các trung tâm R&D tại Việt Nam,…

Thách thức mới nào đang đợi chờ nông sản Việt tại thị trường EU?

Theo Báo cáo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cho thấy, 10 tháng đầu năm 2022, Việt Nam kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản sang thị trường EU đạt 3,8 tỷ USD, trong khi nhập khẩu 936,3 triệu USD, tăng 17,7% về xuất khẩu và 15,1% về nhập khẩu so với cùng kỳ năm 2021.

Tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng nông sản chính của Việt Nam xuất khẩu sang EU so với năm 2021 như sau: Cà phê (tăng 42,1%); gạo (tăng 63,9%); gỗ và sản phẩm gỗ (tăng 8,3%); hàng rau quả (tăng 20,2%); hàng thủy sản (tăng 32,9%); hạt điều (giảm 17,3%); hạt tiêu (giảm 0,6%), mây, tre, cói và thảm (giảm 2,3%); và sản phẩm từ cao su (giảm 24,9%); cao su (giảm 33,3%); chè (giảm 38,7%).

Tin liên quan

EU ban hành quy định mới về xuất khẩu, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

EU ban hành quy định mới về xuất khẩu, doanh nghiệp cần lưu ý gì?

Các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới (FTAs) trong đó có Hiệp định EVFTA được thực thi đã tạo đà cho hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng trưởng cao hơn. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng cơ hội từ việc cắt giảm thuế quan của EU theo EVFTA.

Thực tế, các doanh nghiệp điển hình của khối EU đã hướng tới thị trường Việt Nam nhiều hơn. Tuy nhiên, Việt Nam đối mặt với trở ngại khi phải đáp ứng xu hướng tiêu dùng xanh, sạch của EU ngày càng gắt gao.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, EU đã đạt được thỏa thuận chính trị về luật chống phá rừng và suy thoái rừng toàn cầu được thúc đẩy bởi sản xuất và tiêu dùng của EU. Thỏa thuận quan trọng này được đưa ra ngay trước khi bắt đầu Hội nghị quan trọng về đa dạng sinh học (COP15) nhằm xác định các mục tiêu bảo vệ thiên nhiên trong nhiều thập kỷ tới.

Theo đó, sau khi được thông qua và áp dụng, luật mới đảm bảo một loạt hàng hóa chính được đưa vào thị trường EU sẽ không góp phần vào nạn phá rừng và suy thoái rừng ở EU và các nơi khác trên thế giới.

Khi các quy định mới có hiệu lực, tất cả các công ty liên quan sẽ phải tiến hành thẩm định nghiêm ngặt nếu họ đặt hàng trên thị trường EU hoặc xuất khẩu từ thị trường này: dầu cọ, gia súc, đậu nành, cà phê, ca cao, gỗ và cao su cũng như các sản phẩm có nguồn gốc (chẳng hạn như thịt bò, đồ nội thất hoặc sô cô la). Những mặt hàng này đã được chọn trên cơ sở đánh giá tác động kỹ lưỡng, xác định chúng là nguyên nhân chính dẫn đến nạn phá rừng do mở rộng nông nghiệp.

Quy định mới đặt ra các quy tắc thẩm định bắt buộc mạnh mẽ đối với các công ty muốn đưa các sản phẩm có liên quan vào thị trường EU hoặc xuất khẩu chúng. Các nhà khai thác và thương nhân sẽ phải chứng minh rằng các sản phẩm đều không liên quan đến phá rừng (được sản xuất trên đất không bị phá rừng sau ngày 31/12/2020) và hợp pháp (tuân thủ tất cả các luật hiện hành có liên quan có hiệu lực tại quốc gia sản xuất).

Các công ty cũng sẽ được yêu cầu thu thập thông tin địa lý chính xác trên đất nông nghiệp nơi các loại hàng hóa mà họ cung cấp đã được trồng, để những hàng hóa này có thể được kiểm tra xem có tuân thủ hay không. Các quốc gia thành viên cần đảm bảo rằng việc không tuân thủ các quy tắc sẽ dẫn đến các hình phạt hiệu quả và có tính răn đe.

Nghị viện và Hội đồng châu Âu sẽ phải chính thức thông qua Quy định mới trước khi quy định này có hiệu lực. Sau khi Quy định có hiệu lực, các nhà khai thác và thương nhân sẽ có 18 tháng để thực hiện các quy tắc mới. Các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ sẽ được hưởng thời gian thích ứng lâu hơn, cũng như các điều khoản cụ thể khác.

Bà Trần Thị Quỳnh Chi, Giám đốc khu vực châu Á – Chương trình cảnh quan bền vững, Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững (IDH) – đây là một quy định khá khó khăn, bởi nếu muốn đạt được yêu cầu này thì chúng ta phải có được một hệ thống xuất xứ nguồn gốc đến từ nông hộ và đến từng vườn cà phê thì mới có thể chứng minh được với thị trường EU đây là sản phẩm không đến từ những vùng trồng phá rừng.

"Hiện, chúng tôi đang phối hợp rất chặt chẽ với các doanh nghiệp để làm thế nào đưa ra được giải pháp vừa đảm bảo được chi phí không quá cao nhưng vẫn phải chứng minh được sản phẩm đó không được đến từ những vùng trồng phá rừng", bà Trần Thị Quỳnh Chi chia sẻ.

Ngoài ra, theo bà Trần Thị Quỳnh Chi, tiêu dùng cà phê thế giới đi theo xu hướng ngày càng đòi hỏi sự bền vững cao hơn, trong đó, yêu cầu thu mua bền vững hay/thu mua các sản phẩm có trách nhiệm; đáp ứng yêu cầu giảm phát thải xuống 0 và tiến tới bằng 0. Để vừa giữ được năng suất, vừa đáp ứng yêu cầu này thì đây là bài toán rất khó khăn.

Mỹ thay đổi quy định, hàng Việt Nam "rơi vào tầm ngắm"

Tại Tọa đàm "Rủi ro và giải pháp hạn chế bị điều tra, áp dụng biện pháp chống lẩn tránh với hàng Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ" do Tạp chí Công Thương tổ chức ngày 22/12, ông Chu Thắng Trung - Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho hay Mỹ là một trong những quốc gia tiến hành điều tra và áp dụng nhiều nhất các biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Điểm khác biệt là nếu như trước đây các vụ việc điều tra và áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của Mỹ chủ yếu tập trung vào hoạt động điều tra chống bán phá giá như cá tra, cá ba sa hoặc tôm, thì gần đây nước này còn sử dụng những hoạt động điều tra mới, gọi là chống lẩn tránh thuế (là hàng được sản xuất, lắp ráp tại quốc gia khác ở mức độ tương đối và được hoàn thiện tại Việt Nam với hàm lượng giá trị thấp để mượn xuất xứ Việt Nam xuất sang Mỹ nhằm hưởng thuế ưu đãi sẽ bị đưa vào tầm ngắm điều tra chống lẩn tránh).

Xuất khẩu ngày 18-23/12:
Thép cán nguội là một trong những mặt hàng "rơi vào tầm ngắm" về điều tra phòng vệ thương mại của Mỹ. (Nguồn: VnEconomy)

Bằng chứng là số lượng vụ việc đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng gia tăng tương đối rất nhanh. Đến thời điểm hiện tại thống kê có tổng cộng trong số 51 vụ việc từ Mỹ thì có đến 22 vụ việc là điều tra chống lẩn tránh. Số lượng này chiếm khoảng 1/4 số vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

"Với những vụ việc này, cuộc điều tra của Bộ Thương mại Mỹ còn có tính chất rộng hơn, tức là không chỉ điều tra những hành vi gian lận mà còn điều tra để xem hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có hàm lượng giá trị gia tăng tạo ra tại Việt Nam có lớn hay không", ông Trung cho hay.

Ông nói thêm, từ vụ việc đầu tiên liên quan đến ngành thép, liên quan đến các sản phẩm thép chống ăn mòn và thép cán nguội, sau đó công cụ này được sử dụng tương đối thường xuyên hơn.

Thậm chí đến năm 2021 Mỹ còn sửa đổi lại các quy định pháp luật về điều tra chống lẩn tránh và áp dụng các biện pháp chống lẩn tránh để làm sao các thủ tục, các điều kiện quy định được chặt chẽ hơn và tạo cho cơ quan có thẩm quyền, ở đây là Bộ Thương mại Mỹ, quyền hạn phù hợp hơn cho các hoạt động điều tra.

Với việc thay đổi quy định này khiến cho hàng hóa Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ, khi tiếp tục là đối tượng có rất nhiều các cuộc điều tra chống lẩn tránh từ Mỹ, theo ông Trung.

Bà Trần Thị Thu Hương - Giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho hay kim ngạch của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ năm 2021 tăng một cách ấn tượng, lên đến 23%, chủ yếu là những mặt hàng dệt may, da giày, thủy sản, đồ gỗ và những mặt hàng về sắt thép kim loại.

Lý giải về việc Mỹ đưa ra các biện pháp lẩn tránh với hàng xuất khẩu Việt Nam, bà cho rằng do nước này muốn kiểm soát tình hình lạm phát nên hạn chế và ngăn chặn nhập khẩu hàng hóa vào thị trường. Do đó, việc thay đổi về quy định của Mỹ khiến chúng ta thấy rằng phạm vi những sản phẩm có nguy cơ bị áp mức thuế hoặc điều tra lẩn tránh sẽ mở rộng hơn trước đây rất nhiều.

Ông Đỗ Ngọc Hưng, Tham tán thương mại, Thương vụ Việt Nam tại Mỹ cho hay Mỹ cũng áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế với nhiều nước như Malaysia, Thái Lan nhưng số vụ việc ở Việt Nam tăng cao nhất vì hàng xuất khẩu của ta vào Mỹ gia tăng nhanh về tỉ trọng, giá trị, lần đầu tiên vượt tới hơn 100 tỉ USD.

Do đó, ông khuyến nghị doanh nghiệp Việt Nam cần phải tăng cường tìm hiểu pháp luật về các quy định về phòng vệ thương mại để chủ động ứng phó.

Xuất khẩu ngày 5-9/12: HSBC cảnh báo xuất nhập khẩu Việt Nam 'ngủ đông'; thị trường thực phẩm hấp dẫn doanh nghiệp Ba Lan

Xuất khẩu ngày 5-9/12: HSBC cảnh báo xuất nhập khẩu Việt Nam 'ngủ đông'; thị trường thực phẩm hấp dẫn doanh nghiệp Ba Lan

HSBC cảnh báo về tình trạng "ngủ đông" của xuất khẩu; thị trường thực phẩm Việt hấp dẫn doanh nghiệp Ba Lan... là những tin ...

Xuất khẩu ngày 9-11/12: Việt Nam lọt top 30 nền kinh tế xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất; ngành thủy sản đạt kỷ lục

Xuất khẩu ngày 9-11/12: Việt Nam lọt top 30 nền kinh tế xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất; ngành thủy sản đạt kỷ lục

Cải thiện thứ hạng, Việt Nam lọt top 30 nền kinh tế xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất; xuất khẩu thủy sản đạt kỷ ...

Xuất khẩu ngày 12-16/12: Thặng dư thương mại lên tới 10,68 tỷ USD; nguy cơ 'đòn' phòng vệ thương mại từ Mỹ

Xuất khẩu ngày 12-16/12: Thặng dư thương mại lên tới 10,68 tỷ USD; nguy cơ 'đòn' phòng vệ thương mại từ Mỹ

Xuất nhập khẩu chạm mốc gần 700 tỷ USD, thặng dư thương mại lên tới 10,68 tỷ USD; nguy cơ "đòn" phòng vệ thương mại ...

Xuất khẩu ngày 16-18/12: Lợi thế vàng cho xuất khẩu từ UKVFTA; cá tra vẫn khó 'bơi' về thị trường trong nước

Xuất khẩu ngày 16-18/12: Lợi thế vàng cho xuất khẩu từ UKVFTA; cá tra vẫn khó 'bơi' về thị trường trong nước

Lợi thế vàng cho xuất khẩu từ UKVFTA; xuất khẩu phân bón chính thức “chạm tay” tới con số 1 tỷ USD; xuất khẩu mạnh, ...

Nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại gạo với các đối tác châu Phi

Nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại gạo với các đối tác châu Phi

Ngày 16/8, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Tọa đàm“Nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại gạo với các đối tác châu Phi” theo ...

(tổng hợp)

Tin cũ hơn

Giá heo hơi hôm nay 4/11: Tăng nhẹ ở phía Bắc; Giá heo hơi dịp Tết 2024 chịu nhiều tác động Giá heo hơi hôm nay 4/11: Tăng nhẹ ở phía Bắc; Giá heo hơi dịp Tết 2024 chịu nhiều tác động
Giá tiêu hôm nay 4/11/2024: Thị trường tiếp tục chịu áp lực khi nhu cầu chậm lại, lý do doanh nghiệp Việt tăng nhập khẩu Giá tiêu hôm nay 4/11/2024: Thị trường tiếp tục chịu áp lực khi nhu cầu chậm lại, lý do doanh nghiệp Việt tăng nhập khẩu
Nhiều giải pháp giải 'cơn khát' nhân lực chất lượng cao cho ngành chip, bán dẫn Nhiều giải pháp giải 'cơn khát' nhân lực chất lượng cao cho ngành chip, bán dẫn
Giá cà phê hôm nay 3/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm dần, thu hoạch tăng tốc, chuyên gia dự báo thế nào về thị trường? Giá cà phê hôm nay 3/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm dần, thu hoạch tăng tốc, chuyên gia dự báo thế nào về thị trường?
Giá heo hơi hôm nay 3/11: Hồi phục ở miền Bắc; Philippines có giá cao nhất thế giới Giá heo hơi hôm nay 3/11: Hồi phục ở miền Bắc; Philippines có giá cao nhất thế giới
Giá xăng dầu hôm nay 3/11: Tuần lao dốc Giá xăng dầu hôm nay 3/11: Tuần lao dốc
Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá Giá tiêu hôm nay 3/11/2024: Thị trường giảm, nguy cơ mất mùa do thời tiết không thuận, nhiều đại lý, doanh nghiệp nhỏ trữ hàng chờ giá
Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững Ninh Thuận đưa vào hoạt động tiểu dự án 2.253 tỷ đồng vì môi trường bền vững
Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer Giải đua Vỏ Lãi 2024: Sự kiện thể thao đặc sắc của đồng bào Khmer
Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt Giá cà phê hôm nay 2/11/2024: Giá cà phê trong nước giảm mạnh, mất 14.000 đồng trong một tháng, thành tích chưa từng có của ngành cà phê Việt
Giá xăng dầu hôm nay 2/11: Tăng nhẹ trước thông tin Iran có khả năng tấn công trả đũa Israel Giá xăng dầu hôm nay 2/11: Tăng nhẹ trước thông tin Iran có khả năng tấn công trả đũa Israel
Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ Giá heo hơi hôm nay 2/11: Tăng, giảm trái chiều tại 2 miền Nam, Bắc; nhập khẩu thịt và phụ phẩm động vật dùng làm thực phẩm tăng nhẹ