TIN LIÊN QUAN | |
Dầu châu Á vẫn vững giá bất chấp Mỹ gia tăng sản lượng | |
Giá dầu thế giới giảm do OPEC tăng sản lượng |
Tại thị trường New York trong phiên này, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 13 xu (0,3%) xuống 46,44 USD/thùng. Còn giá dầu Brent tăng 11 Cent (0,2%) lên 52 USD/thùng.
Giá xăng tại Mỹ tăng 4% lên 1,7833 USD/gallon, mức cao nhất trong hơn 2 năm qua. (Nguồn: The Nation) |
Giá xăng tại Mỹ tăng 4% lên 1,7833 USD/gallon (1 gallon = 3,78 lít), mức cao nhất trong hơn hai năm qua.
Các thị trường dầu mỏ cũng đang chú ý đến sự gián đoạn sản xuất ở Libya và Colombia. Tại Libya, nhà máy lọc dầu Zawiya cũng chỉ đang hoạt động nửa công suất do giếng dầu Sharara đóng cửa. Còn tại Colombia, bất ổn địa chính trị khiến đường ống dẫn dầu lớn thứ hai nước này là Cano - Limon Covenas bị ngừng hoạt động.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cho rằng, nguồn cung dầu thô trên toàn cầu vẫn khá dồi dào và là nguyên nhân tạo sức ép lên thị trường năng lượng.
Ngân hàng Jefferies cho hay, họ đã hạ dự báo giá dầu Brent quý IV/2017 xuống 55 USD/thùng, so với mức ước tính 60 USD/thùng đưa ra trước đó. Ngân hàng này dự đoán sang năm 2018, giá dầu thô sẽ giảm xuống 57 USD/thùng, so với mức ước tính khoảng 64 USD/thùng trước đó.
OPEC cam kết thực thi thỏa thuận cắt giảm sản lượng Tổ chức Các nước Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) cho biết, các nhà sản xuất dầu mỏ toàn cầu ngày 8/8 khẳng định tiếp tục ... |
Giá dầu giảm do nhân tố Libya Giá dầu trên thị trường sụt giảm trong ngày 8/8 khi hoạt động khai thác tại mỏ dầu lớn nhất của Libya đã trở lại ... |
Giá dầu châu Á dao động gần mức cao của chín tuần Trong phiên giao dịch sáng 7/8, giá dầu châu Á đã dao động quanh các mức cao của 9 tuần qua nhờ số liệu việc ... |