Các 'đại gia' năng lượng Mỹ báo cáo lợi nhuận khủng trong quý III/2022. (Nguồn: NSRP) |
Cụ thể, ExxonMobil đã ghi nhận lợi nhuận quý III/2022 tăng gần gấp ba lần so với cùng kỳ năm 2021, lên 19,7 tỷ USD, mức cao kỷ lục của công ty này. Trong khi đó, lợi nhuận của Chevron tăng 84% lên 11,2 tỷ USD.
Các báo cáo trên đã thu hút sự chú ý mới từ Tổng thống Mỹ Joe Biden. Hồi đầu tuần này, sau khi tập đoàn năng lượng khổng lồ TotalEnergies của Pháp và Shell của Anh báo cáo lợi nhuận khủng, một cuộc tranh luận đã bùng nổ ở châu Âu về thuế lợi nhuận đột biến.
Kết quả trên cho thấy, giá dầu thô và khí đốt tăng cao sau khi nổ ra xung đột Nga-Ukraine đã thúc đẩy ngành công nghiệp này như thế nào.
Một yếu tố khác đã khiến tỷ suất lợi nhuận lọc dầu tăng cao đó là do những khó khăn trong hoạt động tại một số nhà máy, cũng như việc đóng cửa một số nhà máy lọc dầu trong thời kỳ đại dịch và chuyển đổi cơ cấu của các nhà máy khác để sản xuất nhiên liệu tái tạo thay vì hóa thạch.
Tỷ suất lợi nhuận lọc dầu mạnh mẽ đã dẫn đến giá xăng tăng vot, trở thành tâm điểm trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ, trong bối lạm phát leo thang.
Giá xăng trung bình trên toàn nước Mỹ hiện là 3,76 USD/gallon (3,78 lít), tăng khoảng 11% so với mức giá của cùng kỳ năm trước. Giá xăng thậm chí có lúc đạt mức cao nhất mọi thời đại là 5 USD/gallon vào tháng 6/2022.
Đáp lại những lời chỉ trích rằng, ngành công nghiệp dầu mỏ nên trích bớt lợi nhuận cho người dân Mỹ, Giám đốc điều hành ExxonMobil, Daren Woods nó: "Đó chính xác là những gì chúng tôi đang làm dưới hình thức trả cổ tức hàng quý".
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden mới đây đã bác bỏ lập luận đó. Ông Biden nhấn mạnh: “Việc mang lại lợi nhuận cho các cổ đông không giống như việc hạ giá xăng cho các gia đình Mỹ".
Các quan chức từ ExxonMobil và Chevron đã gặp gỡ chính quyền Biden, nhưng các công ty này vẫn duy trì chính sách chi tiêu của mình, thúc đẩy sản xuất ở lưu vực Permian của Mỹ và một số địa điểm khác, nhưng không mặn mà với việc triển khai các dự án lớn mới.
| Khủng hoảng năng lượng: Có gì trong gói biện pháp khẩn cấp của EU? Liên minh châu Âu (EU) cần sớm thông qua gói biện pháp khẩn cấp về năng lượng vào cuối tháng 11 nhằm giảm thiểu các ... |
| EU tiếp tục bất đồng về áp giá trần khí đốt, sẽ tiếp tục tổ chức một cuộc họp bất thường nữa vào ngày 24/11 ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Pháp-Đức lộ lục đục, Paris cố tìm điểm chung ‘hâm nóng’ quan hệ liên minh Quan hệ Pháp-Đức cần được 'thiết lập lại' trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine chưa hồi kết và cuộc khủng hoảng năng lượng còn tiến ... |
| Ngày 23/10, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner cho biết, hiện vẫn chưa rõ, một đợt giảm giá khí đốt đối với người tiêu ... |
| Khủng hoảng năng lượng: Không có Nga, châu Âu phải thay đổi - dù muốn hay không Dự kiến, châu Âu sẽ có đủ khí đốt tự nhiên để vượt qua mùa Đông tới. Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, châu lục ... |