Vị trí của châu Phi trong "Vành đai và Con đường" | |
Nam Phi có thể miễn thị thực cho tất cả công dân châu Phi |
Hướng tới mục tiêu đó, AU đã cho ra mắt “hộ chiếu châu Phi” vào năm ngoái. Hai công dân châu Phi đầu tiên sử dụng hộ chiếu mới này là hai nhà lãnh đạo có ảnh hưởng lớn tại lục địa: Tổng thống Rwanda Paul Kagame và Tổng thống Cộng hòa Chad Idriss Déby.
AU đã cho ra mắt hộ chiếu châu Phi vào năm ngoái. (Nguồn: Elco Travel) |
Tuy nhiên, giấc mơ đi lại tự do miễn thị thực của châu Phi vẫn còn khá xa vời trong bối cảnh hiện nay. Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá giao dịch thương mại liên châu Phi đắt đỏ hơn bất kỳ châu lục nào khác. Theo ông Anabel Gonzalez, Giám đốc cấp cao của WB về thương mại và khả năng cạnh tranh, một chuỗi siêu thị ở châu Phi từng báo cáo họ phải trả 20.000 USD/tuần để có giấy phép nhập khẩu thịt, sữa và các hàng hoá khác. Ngoài ra, nếu một trong số các xe tải chở hàng bị giữ lại ở biên giới, họ phải nộp phí 500 USD/xe/ngày.
Trung bình, người châu Phi xin thị thực để đi du lịch đến 54% số nước trong châu lục. Thậm chí, người Mỹ đi du lịch khắp châu Phi còn dễ dàng hơn so với chính người châu Phi. Đến nay, AU mới chỉ ban hành hộ chiếu châu Phi cho lãnh đạo của các nước cũng như các quan chức cao cấp của AU.
Dù vậy, theo báo cáo mới của Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB), hiện trạng khó khăn này đã được cải thiện đôi chút trong năm vừa qua. Đến nay, số nước đòi thị thực với người châu Phi đã giảm so với năm 2015 và 13 nước châu Phi đang áp dụng cấp thị thực điện tử (năm 2016 chỉ có 9 nước). Trong đó phải kể đến sự tiến bộ vượt bậc của Ghana khi năm ngoái, Chính phủ nước này tuyên bố sẽ cấp thị thực tại điểm đến (visa on arrival) cho công dân của tất cả quốc gia thành viên AU, đồng thời cấp thị thực du lịch miễn phí cho 17 nước châu Phi.
Giới chuyên gia nhận định, nhìn chung ở châu Phi, việc thúc đẩy tự do đi lại chưa đồng đều. Bằng chứng là chưa đến 1/4 các nước tại châu lục cung cấp “quyền tự do tiếp cận” (miễn thị thực du lịch hoặc ít nhất là thị thực nhập cảnh) cho tất cả công dân châu Phi. Đặc biệt, hầu hết các nước giàu có tại lục địa này lại có xu hướng siết chặt việc xuất nhập cảnh. Vì vậy, trung tâm châu Phi - nơi bị chiến tranh tàn phá nặng nề và đói nghèo đeo bám, vẫn là một khu vực “đóng”, trong khi ở Đông và Tây Phi, những đường biên dường như đã rộng mở hơn.
Châu Phi với thách thức bảo đảm an ninh lương thực Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) ngày 19/5 đã chủ trì hội thảo "Xóa sổ nạn đói và đảm bảo ... |
Cuộc sống trong các khu ổ chuột ở châu Phi Tìm cách để nâng cấp và cải thiện các khu ổ chuột đang trở thành một trong những vấn đề cấp bách nhất của các ... |
Khó khăn chờ đợi tân Chủ tịch Ủy ban Liên minh châu Phi Ông Moussa Faki Mahamat sẽ phải sử dụng kinh nghiệm ngoại giao của mình để xoay chuyển cục diện căng thẳng ở châu Phi. |