Giai đoạn mới, không gian mới thúc đẩy hợp tác Việt Nam-Hoa Kỳ

Nguyễn Kim-Nguyễn Hồng
Trao đổi với TG&VN, Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an, nhận định, chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tới Việt Nam sẽ mở ra giai đoạn mới, không gian mới thúc đẩy hợp tác giữa hai nước trên tất cả các lĩnh vực.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Party Secretary General Nguyen Phu Trong met US Vice President Joe Biden in 2015 in Washington DC. (Photo: MOFA)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp ông Joe Biden, lúc đó là Phó Tổng thống Hoa Kỳ, tại Nhà Trắng năm 2015.

Tháng 9 được cho là một tháng bận rộn của lãnh đạo Hoa Kỳ. Tổng thống dự G20, Phó Tổng thống dự Hội nghị cấp cao ASEAN và nhiều hoạt động khác. Tuy nhiên, Tổng thống Joe Biden vẫn thực hiện chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam. Nhiều người cho rằng, đây là sự tiếp tục truyền thống từ sau khi bình thường hóa quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ, các Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ đều thăm Việt Nam. Ông cho rằng đây là một chuyến thăm ngẫu nhiên hay “bất ngờ” nhưng có chủ ý?

Tôi cho rằng chuyến thăm này xuất phát trước hết từ vị trí siêu cường của Mỹ, và tiếp đó là do vai trò và vị thế của Việt Nam.

Thứ nhất, trong chiến lược toàn cầu của mình, Hoa Kỳ hiện tập trung mọi nguồn lực trong và ngoài nước để duy trì vị thế, “xốc” lại các mối quan hệ ở châu Á, châu Đại Dương, xuyên Đại Tây Dương. Và trong chiến lược đó, chắc chắn ASEAN và các nước ASEAN là điểm đến quan trọng của Hoa Kỳ.

Thứ hai, xuất phát từ vị thế, vai trò của Việt Nam, mà theo đánh giá của giới chuyên gia, không chỉ đến từ quy mô của một đất nước với 100 triệu dân, có nền kinh tế năng động, nguồn lao động trẻ dồi dào… mà còn là một dân tộc với ý thức, bản lĩnh và sức sống mãnh liệt đi lên và vượt qua khó khăn, thách thức.

Bên cạnh đó, Việt Nam hiện đã thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược (gồm cả Đối tác chiến lược toàn diện) và Đối tác toàn diện với 30 quốc gia. Đây là một sức mạnh vô hình tạo thế mới cho Việt Nam; cùng với đó là vị thế của một nền kinh tế đang vươn lên mạnh mẽ bất chấp xu hướng suy giảm toàn cầu cũng như vai trò ngày càng lớn trong ASEAN.

Trong bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp như hiện nay, việc Việt Nam sẵn sàng thúc đẩy quan hệ với các cường quốc, trên tinh thần hợp tác bình đẳng, cùng có lợi, chân thành, thẳng thắn cũng chứng tỏ sức mạnh và bản lĩnh của Việt Nam.

Việc Mỹ coi trọng vị trí vai trò của Việt Nam không phải là một chính sách “ngày một, ngày hai” mà đã được thể hiện thời gian qua như thế nào, thưa ông?

Một chuyến bay của nhà lãnh đạo siêu cường từ bên kia bờ Thái Bình Dương sang Hà Nội không phải là đơn giản, mà xuất phát từ nhu cầu của chính Hoa Kỳ - để triển khai chiến lược an ninh quốc gia của mình.

Tại Quốc hội Australia, tháng 11/2011, lần đầu tiên, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố dịch chuyển mối quan tâm và nguồn lực của Mỹ từ Trung Đông sang châu Á-Thái Bình Dương. Tiếp đó, tháng 11/2017, tại Đà Nẵng, Tổng thống Donald Trump công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC). Tôi cho rằng, chiến lược này của Mỹ phát triển qua quá trình như vậy.

Dưới thời Tổng thống Joe Biden, trong hơn hai năm qua, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ phát triển rất chắc chắn và ổn định hơn trước, cả trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, ngoại giao, quốc phòng-an ninh. Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã không bỏ qua một cuộc tiếp xúc nào với Việt Nam. Thời gian vừa qua, nhiều lãnh đạo của Mỹ đến thăm Việt Nam (Phó Tổng thống, Ngoại trưởng, Bộ trưởng Tài chính, Đặc phái viên của Tổng thống về Khí hậu…); quan hệ an ninh-quốc phòng được thúc đẩy nhộn nhịp với nhiều lần tàu sân bay, tàu chiến của Mỹ cập cảng tại Cam Ranh, Đà Nẵng…

Có thể nói việc Mỹ đánh giá cao vai trò của Việt Nam không chỉ bằng lời nói (qua các chiến lược, chính sách được tuyên bố), mà còn cụ thể hóa qua các hành động ngoại giao và quân sự, an ninh, kinh tế… Tôi cho đó là đánh giá thực chất, là cơ sở, nền tảng tạo điều kiện cho chuyến thăm của ông Biden lần này. Nếu không có những hoạt động nhộn nhịp như vậy thì cũng khó dẫn đến chuyến thăm lần này.

Ông đánh giá thế nào về ý nghĩa chuyến thăm Việt Nam của ông Biden?

Thứ nhất, chuyến thăm phản ánh đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam hoàn toàn đúng đắn – duy trì đà quan hệ với Trung Quốc, củng cố quan hệ với Nga, tiếp tục thúc đẩy quan hệ với các nước châu Âu và Mỹ. Đây cũng là thành công của ngoại giao Việt Nam.

Le Van Cuong. (Photo: Nguyen Hong)
Thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược, Bộ Công an, trao đổi với phóng viên TG&VN về chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Thứ hai, chuyến thăm phản ánh sức mạnh, tiềm năng và bản lĩnh của Việt Nam. Trong quan hệ với Mỹ, Việt Nam rất công khai, minh bạch. Việc thúc đẩy quan hệ với Mỹ trước hết tất cả là vì lợi ích của Việt Nam và Mỹ. Còn về mặt khách quan mà nói, chuyến thăm không xâm phạm lợi ích của nước khác, cũng như đối với thế giới và khu vực chỉ có lợi. Nhiều nước sẽ ủng hộ chúng ta về nỗ lực này.

Vậy theo ông, bên cạnh ý nghĩa mang tính biểu tượng thì thực chất, quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ sau chuyến thăm sẽ được thúc đẩy như thế nào?

Sau chuyến thăm này, tôi hoàn toàn tin tưởng quan hệ hai nước cho dù trong khuôn khổ nào thì vẫn sẽ có sự chuyển động cả về kinh tế, chính trị, an ninh-quốc phòng; mở ra giai đoạn mới, không gian mới thúc đẩy hợp tác song phương trên tất cả các lĩnh vực.

Trong đó, lĩnh vực khoa học-công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực là đặc biệt quan trọng. Chúng ta rất mong muốn Hoa Kỳ đầu tư công nghệ vào Việt Nam. Trong bối cảnh cuộc cạnh tranh công nghệ gay gắt như hiện nay, điều đó có lợi cho Việt Nam, chắc chắn những năm tới sẽ có nhiều dự án công nghệ cao của Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Ngoài công nghệ, chúng ta cũng cần hỗ trợ về đào tạo nhân lực. Nền giáo dục Hoa Kỳ được cho là đứng đầu thế giới. Hiện Việt Nam có hơn 20.000 sinh viên học ở Mỹ, và phấn đấu năm 2025, con số này sẽ vào khoảng 30.000-40.000. Cánh cửa cho sinh viên Việt Nam sẽ rộng mở hơn.

Chắc chắn trong bất kỳ mối quan hệ nào cũng sẽ có những rào cản, từ bên trong và cả bên ngoài. Với quan hệ Việt Mỹ, theo ông, hai bên cần làm gì để vượt qua những rào cản và tiếp tục đà quan hệ tích cực như hiện nay?

Việc tồn tại những rào cản là quy luật tự nhiên. Nhưng tôi cho rằng để vượt qua rào cản, hai nước cần kiên trì lập trường, quan điểm là không chọn bên, mà chọn lẽ phải, chọn Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và vì lợi ích của doanh nghiệp và người dân hai nước. Hai bên cần hợp tác chặt chẽ hơn trong lĩnh vực chính trị - ngoại giao, cả song phương và đa phương. Trong đó hợp tác, chia sẻ thông tin giúp hai bên khắc phục được những cản trở, thách thức, và đó là điều cần thiết. Sau này các cơ quan tham mưu chiến lược kể cả ngoại giao, an ninh-quốc phòng và kinh tế có sự trao đổi với nhau, có thông tin rồi sẽ tạo thuận lợi hơn cho hợp tác.

Việt Nam cũng cần tiếp tục giữ quan hệ ổn định với các nước lớn, dựa trên nguyên tắc bảo vệ độc lập chủ quyền của Việt Nam, nguyên tắc của Hiến chương Liên hợp quốc. Tuyệt đối không từ bỏ chủ quyền, độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, không xa rời Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế và luôn công khai, minh bạch.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thúc đẩy hợp tác quốc tế ứng phó với mối đe dọa từ ma túy tổng hợp

Thúc đẩy hợp tác quốc tế ứng phó với mối đe dọa từ ma túy tổng hợp

Ngày 7/7, Hội nghị trực tuyến cấp Bộ trưởng về ứng phó với mối đe doạ từ ma tuý tổng hợp đã được tổ chức ...

Đại sứ Nguyễn Huy Dũng: Chuyến thăm của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang sẽ thúc đẩy quan hệ mọi mặt Việt Nam-Ai Cập trong thời kỳ mới

Đại sứ Nguyễn Huy Dũng: Chuyến thăm của Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang sẽ thúc đẩy quan hệ mọi mặt Việt Nam-Ai Cập trong thời kỳ mới

Theo Đại sứ Việt Nam tại Ai Cập Nguyễn Huy Dũng, chuyến thăm chính thức Ai Cập của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu ...

Những bước phát triển mạnh mẽ trong Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ

Những bước phát triển mạnh mẽ trong Quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam-Hoa Kỳ

Sau 28 năm kể từ khi chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao và tròn 10 năm kể từ khi xác lập quan hệ ...

Những dấu mốc trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ

Những dấu mốc trong quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ

Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden là vị nguyên thủ thứ 5 của Hoa Kỳ thăm Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường ...

Động lực đưa quan hệ Việt-Mỹ lên tầm cao mới

Động lực đưa quan hệ Việt-Mỹ lên tầm cao mới

Kể từ khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ, các Tổng thống Mỹ đều đến thăm Việt Nam. Chuyến thăm sắp tới ...

Bài viết cùng chủ đề

Quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ

Xem nhiều

Đọc thêm

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam

PetroVietnam dẫn đầu danh sách các doanh nghiệp nộp ngân sách lớn nhất Việt Nam, vượt xa tất cả các doanh nghiệp còn lại.
Ông Lý Hiển Long thăm Trung Quốc, dự kiến gặp Chủ tịch Tập Cận Bình

Ông Lý Hiển Long thăm Trung Quốc, dự kiến gặp Chủ tịch Tập Cận Bình

Bộ trưởng cấp cao Singapore Lý Hiển Long bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc từ hôm nay, 24/11.
Bước chân hòa nhập 2024: Khẳng định nghị lực người khuyết tật

Bước chân hòa nhập 2024: Khẳng định nghị lực người khuyết tật

'Bước chân hòa nhập 2024' mùa 2 chính thức diễn ra tại công viên Sông Hậu. Sự kiện do Hội Người khuyết tật TP Cần Thơ (CAPD) tổ chức.
Bồi đắp tình yêu Tổ quốc qua Triển lãm 'Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng'

Bồi đắp tình yêu Tổ quốc qua Triển lãm 'Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng'

Triển lãm 'Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng' giới thiệu gần 200 tài liệu, bản đồ, hình ảnh lưu trữ quý giá phản ánh lịch sử.
Chương trình 'Vũ điệu thời gian': Sức mạnh nghệ thuật kết nối các dân tộc

Chương trình 'Vũ điệu thời gian': Sức mạnh nghệ thuật kết nối các dân tộc

Chương trình 'Vũ điệu thời gian' là minh chứng rõ ràng cho sức mạnh của nghệ thuật trong kết nối các dân tộc.
Bóng bàn Đông Nam Á: Việt Nam ghi dấu ấn

Bóng bàn Đông Nam Á: Việt Nam ghi dấu ấn

Giải bóng bàn Đông Nam Á 2024 tay vợt Nguyễn Khoa Diệu Khánh đã giúp đội tuyển bóng bàn Việt Nam giành tấm Huy chương vàng (HCV) danh giá ở ...
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Chuyên gia Thái Lan: Chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm thể hiện cách tiếp cận lấy ASEAN làm trung tâm

Theo chuyên gia Thái Lan, chuyến thăm Malaysia của Tổng Bí thư Tô Lâm diễn ra khi 2 quốc gia ASEAN đang điều hướng thay đổi địa chính trị nhanh chóng.
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Phiên bản di động