Giải mã 'cú sốc đồng USD mạnh nhất trong lịch sử'

Thành Dương
Hiện tượng "cú sốc đồng USD mạnh nhất trong lịch sử" không phải vì nền kinh tế thực của Mỹ mạnh mẽ, mà là kết quả của việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đang "mạnh tay" thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ để đối phó với lạm phát nghiêm trọng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Tờ Global Times ngày 14/9 đã đăng bài viết của Trưởng khoa Tài chính và thương mại Quốc tế Chương Ngọc Quý thuộc Đại học Ngoại ngữ Thượng Hải, nhận định về việc đồng USD đang tiếp tục mạnh lên trong thời gian gần đây.

USD mạnh chưa từng có đã ảnh hưởng đến các đồng tiền như Euro, Bảng Anh và Yen Nhật. Cụ thể, đồng Euro rơi xuống mức thấp nhất của 20 năm so với đồng USD, trong khi đồng bảng Anh cũng ở mức thấp nhất của 37 năm so với đồng USD, đồng Yen chạm mức thấp nhất trong 24 năm sau khi giảm xuống dưới ngưỡng tâm lý 140 Yen đổi 1 USD.

Giải mã 'cú sốc đồng USD mạnh nhất trong lịch sử'
Đồng USD vẫn là trục tâm của hệ thống tiền tệ toàn cầu, chiếm vị trí chủ đạo trong các lĩnh vực như thị trường ngoại hối, tài sản dự trữ và thanh toán thương mại toàn cầu. (Nguồn: WSJ)

Tái khởi động "cuộc chiến bảo vệ tiền tệ"

Sự tăng giá của đồng USD đã hình thành một cú sốc ở các nơi như châu Á và châu Âu thông qua các cơ chế truyền dẫn thị trường cực kỳ nhạy cảm. Các nước như Nhật Bản và Hàn Quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1998 đã một lần nữa tái khởi động "cuộc chiến bảo vệ tiền tệ".

Nhật Bản, nền kinh tế lớn thứ ba thế giới, mặc dù có gần 1.200 tỷ USD dự trữ ngoại hối, nhưng nếu thị trường ngoại hối tiếp tục biến động và đồng Yen tiếp tục giảm giá so với USD, Nhật Bản rất khó có thể một mình ổn định kỳ vọng của thị trường.

Lúc đó, sự can thiệp chung của Nhật Bản và Mỹ vào thị trường có thể là lựa chọn cuối cùng trong điều kiện cực kỳ khó khăn.

Trong khi đó, Hàn Quốc không chỉ có một khoảng cách lớn với Nhật Bản về sức mạnh kinh tế, mà hệ thống kinh tế phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu của nước này có khả năng phục hồi yếu hơn.

Khả năng mang lại sự ổn định của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) đối với thị trường tài chính cũng thấp hơn nhiều so với Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ), vì vậy Hàn Quốc không có nhiều dư địa để đối mặt với sự sụt giảm của đồng Won.

Đối với Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone), đồng Euro đã liên tục bị “lép vế” trước một đồng USD đang mạnh lên.

Ở một mức độ nhất định, điều này phản ánh sự bi quan của các nhà đầu tư về triển vọng kinh tế Eurozone trong bối cảnh các yếu tố như cuộc xung đột Nga-Ukraine, việc Vương quốc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (hay còn gọi là Brexit), tỷ lệ lạm phát chạm mức cao nhất trong 40 năm và triển vọng tăng trưởng ảm đạm đã khiến sự luân chuyển của đồng bảng Anh trên thị trường ngoại hối ngày càng khó khăn hơn.

Nước Mỹ có thực sự mạnh lên?

Chuyên gia Chương Ngọc Quý cho rằng, cần lưu ý hiện tượng "đồng USD mạnh nhất trong lịch sử" đã xuất hiện trên thế giới ngày nay không phải vì nền kinh tế thực của Mỹ mạnh mẽ, mà là kết quả của việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đang "mạnh tay" thực thi chính sách thắt chặt tiền tệ để đối phó với lạm phát nghiêm trọng.

Kinh tế Mỹ trên thực tế đã bị tàn phá, sự mất cân bằng giữa hai yếu tố bên trong và bên ngoài là nghiêm trọng.

Về mặt kỹ thuật, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, mặc dù Mỹ đã ổn định các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế ở một mức độ nào đó bằng cách sửa chữa các “chấn thương” tài chính và dựa vào sự đổi mới của các công ty công nghệ, song tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất thế giới trong 14 năm qua đã không thể mở rộng đáng kể khoảng cách so với các nền kinh tế lớn khác.

Bên cạnh đó, nước Mỹ vẫn phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ lĩnh vực công nghệ tiên tiến đến chuỗi giá trị cao cấp. Vì vậy, Washington đã đưa ra chính sách "Nước Mỹ trên hết" và thậm chí đơn phương gây áp lực ra bên ngoài.

Những quân "át chủ bài" mà Mỹ vẫn nắm giữ lợi thế chiến lược có lẽ chỉ còn lại vũ lực, tài chính và một số công ty siêu công nghệ. Do đó, chính sách tiền tệ của Fed đã là hạt nhân của chính sách kinh tế của Mỹ kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát.

Mặc dù vậy sau khi lạm phát cao (do bơm tiền ồ ạt) trở thành vấn đề kinh tế số một, Fed buộc phải bắt đầu tăng lãi suất nhanh hơn mức bình thường.

Tóm lại, theo chuyên gia Chương Ngọc Quý, đằng sau sự tăng giá của đồng USD là phản ứng thị trường trước chính sách thắt chặt tiền tệ mạnh mẽ của Fed, dẫn đến những lợi ích chênh lệch, những tác động tiêu cực lan tỏa, tạo ra sự hỗn loạn mạnh mẽ trên thị trường tài chính quốc tế. Điều này cơ bản không nằm trong số những cân nhắc chính sách hiện tại của Fed.

Do vậy, "cú sốc đồng USD mạnh nhất trong lịch sử" không chỉ là biểu hiện thị trường của việc Fed thực hiện chính sách điều chỉnh trong bối cảnh lạm phát cao, mà còn có sự liên quan mật thiết đến việc đồng USD vẫn là trục tâm của hệ thống tiền tệ toàn cầu, chiếm vị trí chủ đạo trong các lĩnh vực như thị trường ngoại hối, tài sản dự trữ và thanh toán thương mại toàn cầu...

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang ở trong tình trạng không chắc chắn cao và các điều kiện địa chính trị phức tạp, tâm lý trú ẩn an toàn gia tăng và tìm cách tránh xa vùng lõi xung đột là logic tự nhiên của các nhà đầu tư.

Nói một cách đơn giản, khi kinh tế toàn cầu đang trong chu kỳ tăng trưởng, chủ sở hữu tài sản sẽ mang tiền đi khắp các thị trường toàn cầu, nhưng khi nền kinh tế toàn cầu đang trong chu kỳ suy thoái, chủ sở hữu tài sản, theo bản năng thận trọng, sẽ phân bổ tài sản tại các nước có đồng tiền được coi là ngoại tệ mạnh ngay cả khi triển vọng kinh tế của đất nước đó không tốt.

Cho đến nay, "sự mất giá tập thể" của các đồng tiền toàn cầu bên ngoài đồng USD chắc chắn có liên quan chặt chẽ đến sự mất cân bằng nghiêm trọng trong hệ thống tiền tệ toàn cầu. Theo nghĩa này, tác động của "đồng USD mạnh nhất trong lịch sử" cần được cộng đồng quốc tế lưu tâm và đánh giá cẩn trọng, trong đó có các thị trường mới nổi và các nước đang phát triển.

Đồng Yen trượt xuống mức thấp nhất trong 24 năm, kinh tế Nhật Bản đứng trước thách thức chưa từng có

Đồng Yen trượt xuống mức thấp nhất trong 24 năm, kinh tế Nhật Bản đứng trước thách thức chưa từng có

Những ngày qua, đồng Yen đã giảm xuống mức thấp nhất trong 24 năm so với đồng USD và các chuyên gia phân tích tiếp ...

Đồng nội tệ mất giá, Hàn Quốc tăng lãi suất kiềm chế lạm phát

Đồng nội tệ mất giá, Hàn Quốc tăng lãi suất kiềm chế lạm phát

Thống đốc Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong ngày 27/8 cho biết BoK sẽ tiếp tục tăng lãi suất cho đến khi ...

Sàn giao dịch lớn nhất nước Nga ‘ra tay’ với đồng USD của Mỹ

Sàn giao dịch lớn nhất nước Nga ‘ra tay’ với đồng USD của Mỹ

Trong thông báo vào ngày 22/8, Sàn giao dịch Moscow cho biết sẽ cấm sử dụng đồng USD làm tài sản thế chấp để bảo ...

Lao dốc kỷ lục, kịch bản nào cho đồng Euro?

Lao dốc kỷ lục, kịch bản nào cho đồng Euro?

Đà mất giá mạnh của đồng Euro so với đồng USD, do hậu quả của cuộc xung đột Nga-Ukraine và những rủi ro gia tăng ...

Trừng phạt tài chính Nga nhưng đồng USD mới là 'nạn nhân phải chịu trận'

Trừng phạt tài chính Nga nhưng đồng USD mới là 'nạn nhân phải chịu trận'

Các chuyên gia khẳng định, các biện pháp cực đoan của Washington nhằm trừng phạt Moscow đã làm tăng nhu cầu thoát khỏi sự phụ ...

(theo Global Times)

Đọc thêm

Khi nào ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới?

Khi nào ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới?

Tại Nghị quyết số 01/NQ-CP, Chính phủ yêu cầu ban hành Nghị định quy định chế độ tiền lương mới trong tháng 5/2024...
Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

SBM NEWS đánh giá cao tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh, nơi có thắng cảnh Vịnh Hạ Long.
Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Ukraine và NATO cần gì ở nhau?

Vũ khí tiên tiến cùng với sự rõ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những gì Kiev muốn có câu trả lời từ NATO.
Người dân Trung Quốc chuộng về các miền quê, du lịch bằng xe tự lái

Người dân Trung Quốc chuộng về các miền quê, du lịch bằng xe tự lái

Trong dịp nghỉ lễ Quốc tế lao động kéo dài 5 ngày, người dân Trung Quốc ưa chuộng các loại hình du lịch như thăm các thành phố xa xôi.
Thêm một thành viên của thể thao Việt Nam giành vé dự Olympic 2024

Thêm một thành viên của thể thao Việt Nam giành vé dự Olympic 2024

Hôm nay (30/4), bảng xếp hạng vòng loại cầu lông Olympic Paris 2024 đã chính thức chốt sổ.
Tài sản Nga bị phong tỏa: Báo Mỹ nói Đức đang xem xét ý tưởng mới, Moscow lập tức 'phản đòn'

Tài sản Nga bị phong tỏa: Báo Mỹ nói Đức đang xem xét ý tưởng mới, Moscow lập tức 'phản đòn'

Việc tịch thu tài sản bị phong tỏa của Nga ở nước ngoài sẽ làm suy yếu niềm tin của các nhà đầu tư quốc tế vào hệ thống tài ...
Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

Truyền thông Campuchia 'giải mã' nguyên nhân Quảng Ninh trở thành khu vực thu hút FDI lớn nhất Việt Nam

SBM NEWS đánh giá cao tiềm năng thu hút FDI của Việt Nam, đặc biệt là tỉnh Quảng Ninh, nơi có thắng cảnh Vịnh Hạ Long.
Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Hành trình hội nhập kinh tế quốc tế: Bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Trên hành trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đã khẳng định bản lĩnh và trí tuệ, từng bước vượt qua thách thức, đạt những thành tựu to lớn...
Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng không điểm dừng, nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' hàng

Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng không điểm dừng, nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' hàng

Giá cà phê hôm nay 30/4/2024: Giá cà phê trong nước tăng 'không hồi kết', nắng nóng tiếp nhiệt cho 'cơn sốt' của thị trường cà phê...
Giá xăng dầu hôm nay 30/4: Trung Đông diễn biến 'nóng' đẩy giá dầu lao dốc hơn 1 USD

Giá xăng dầu hôm nay 30/4: Trung Đông diễn biến 'nóng' đẩy giá dầu lao dốc hơn 1 USD

Kết thúc phiên giao dịch đầu tiên của tuần, giá dầu giảm hơn 1 USD, chịu tác động bởi các cuộc đàm phán ngừng bắn giữa Israel và Hamas ở Cairo, Ai Cập.
Giá heo hơi hôm nay 30/4: Biên độ dao động không lớn; giá tăng khiến doanh nghiệp chế biến thịt lo lắng

Giá heo hơi hôm nay 30/4: Biên độ dao động không lớn; giá tăng khiến doanh nghiệp chế biến thịt lo lắng

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tăng giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những thành tựu kinh tế nổi bật

Kỷ niệm 49 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước: Những thành tựu kinh tế nổi bật

Sau 49 năm kể từ ngày đất nước thống nhất, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu lớn về phát triển kinh tế-xã hội, đời sống người dân ngày càng được nâng cao.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Bất động sản mới nhất: Kênh đầu tư ‘ăn chắc, mặc bền’, dự án sẵn sàng bung hàng, người mua đắn đo, đã đến thời điểm ‘vàng’ để xuống tiền?

Giá chung cư Hà Nội tăng mạnh, người mua đắn đo, thận trọng hơn, nên mua ngay lúc này?… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Thị trường bất động sản dần hồi phục, nhiều nhà đầu tư miền Nam 'Bắc tiến'

Xu hướng 'Bắc tiến' của một số chủ đầu tư miền Nam, vốn có một lượng khách hàng trung thành, đã phần nào kéo theo sự quan tâm từ phía Nam.
Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Hà Nội vắng bóng chung cư hạng C, thị trường đất nền có thể ‘đảo chiều’ bất kỳ lúc nào, thay đổi về sang tên sổ đỏ

Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh mỗi năm cần thêm 50.000 ngôi nhà, thiếu hụt nghiêm trọng căn hộ dưới 30 triệu đồng/m2 … là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Bất động sản mới nhất: Đất nền nhộn nhịp, cẩn trọng rơi vào 'bẫy' giá cao, trường hợp phải sang tên sổ đỏ

Thị trường chung cư, đất nền, thổ cư nhộn nhịp, người dân tránh rơi vào bẫy giá cao… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

BIDV triển khai tích cực tín dụng xanh

Về tín dụng xanh, BIDV cũng là ngân hàng đầu tiên ký hợp tác để triển khai tích cực các chiến lược giảm khí thải carbon, theo cam kết COP 26 của Thủ tướng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4: USD phục hồi, Euro tăng vượt ngưỡng kháng cự

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 29/4 ghi nhận USD tăng mạnh trở lại, phục hồi phần lớn khoản lỗ trong cả tuần vừa qua.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4: Yen Nhật lên mức mức cao nhất 16 năm so với Euro

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/4 ghi nhận Yen chạm mức thấp nhất trong 34 năm so với USD và mức cao nhất trong 16 năm so với Euro.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4: Yen Nhật neo mức thấp nhất 34 năm, USD 'lấy lại phong độ'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/4 ghi nhận tăng nhẹ trở lại, phục hồi so với hầu hết các loại tiền tệ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4: USD mất mốc 106 điểm, Yen Nhật nhận sự can thiệp mới

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/4 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, mất mốc 106 điểm.
Phiên bản di động