Nhỏ Bình thường Lớn

Tổng Giám đốc IMF có phạm tội không?

Bị triệu ra hầu tòa, Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) - bà Christine Lagarde đang đối mặt với các cáo buộc liên quan tới một vụ án cách đây hơn 20 năm. Dự kiến, phiên tòa xét xử bà Lagarde sẽ kéo dài từ ngày 12-20/12. Trong thời gian đó, Tổng Giám đốc IMF sẽ tạm nghỉ việc ở Quỹ.
TIN LIÊN QUAN
tong giam doc imf co pham toi khong IMF chính thức đưa đồng NDT vào giỏ tiền tệ quốc tế
tong giam doc imf co pham toi khong Tổng Giám đốc IMF sẽ phải ra hầu tòa

Vụ án bắt nguồn từ đầu những năm 1990, khi doanh nhân người Pháp Bernard Tapie bán lại tập đoàn chuyên sản xuất đồ thể thao Adidas để tham gia vào Chính phủ Pháp trong vai trò Bộ trưởng Các vấn đề đô thị.

Ông Tapie đã giao trách nhiệm bán lại Adidas cho ngân hàng quốc doanh Credit Lyonnais và ngân hàng này đã bán lại công ty với giá gần 318 triệu Euro cho một nhóm cổ đông, trong đó có một công ty con của Credit Lyonnais. Một năm sau, Adidas một lần nữa bị bán lại với giá 533 triệu Euro, Credit Lyonnais đã “bỏ túi” một khoản lợi nhuận kha khá.

Đó chính là nguyên nhân ông Tapie khởi kiện, vì cho rằng mình bị Ngân hàng Credit Lyonnais lừa đảo. Tuy nhiên, vào đúng thời điểm vụ kiện được đem ra xét xử, Ngân hàng Quốc gia Credit Lyonnais lại đang trên bờ vực sụp đổ, và Chính phủ Pháp đã nhận trách nhiệm thực hiện thay nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ của ngân hàng này.

Ông Bernard Tapie đã theo đuổi vụ kiện Chính phủ Pháp trong 10 năm liền, cho tới khi một phiên tòa phán quyết trả 135 triệu Euro bồi thường thiệt hại cho ông. Nhưng phán quyết này sau đó đã bị vô hiệu hóa sau một phiên tòa phúc thẩm.

tong giam doc imf co pham toi khong
Tổng Giám đốc IMF phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào. (Nguồn: The Guardian)

Lúc đó bà Lagarde là Bộ trưởng Kinh tế Pháp. Thay vì để Tapie đấu tranh tại tòa, bà Christine Lagarde đã quyết định đưa vụ này ra một Ủy ban trọng tài. Vài tháng sau, sau một phiên xử đặc biệt, Ủy ban trọng tài này quyết định bồi thường cho ông Tapie 293 triệu Euro cùng một khoản lãi.

Trong phiên tòa kéo dài 8 ngày sắp tới, một hội đồng đặc biệt bao gồm cả các quan tòa và Nghị sĩ Pháp sẽ xem xét liệu bà Lagarde đã có hành vi sơ suất gì khi quyết định đưa vụ án này ra Ủy ban trọng tài hay không, cũng như việc chấp thuận dùng Ngân sách nhà nước để bồi thường một khoản tiền lớn như vậy có khuất tất gì hay không?

Hiện Tổng Giám đốc IMF phủ nhận bất kỳ hành vi sai trái nào. Luật sư của bà là Patrick Maisonneuve cho biết, ông tin tưởng rằng những cáo buộc về sự sơ suất là hoàn toàn không có cơ sở và Tòa án sẽ sớm nhận thấy điều đó.

Tuy nhiên, nguy cơ xấu đối với bà Tổng Giám đốc IMF vẫn cao. Trong trường hợp bị xử là có tội, bà Lagarde sẽ phải chịu án tù một năm và bị phạt 15.000 Euro. Bà Lagarde hẳn không muốn trở thành người Pháp thứ hai phải từ bỏ chức vụ đứng đầu IMF vì ra hầu tòa, sau Strauss-Kahn.

Bà Lagarde là Tổng Giám đốc IMF thứ ba liên tiếp dính vào các vấn đề pháp lý. Người tiền nhiệm của bà là Dominique Strauss-Kahn đã từ chức năm 2011 sau khi bị cáo buộc xâm hại tình dục. Người tiền nhiệm của ông Kahn là Rodrigo Rato thì đang phải hầu tòa tại Tây Ban Nha vì các cáo buộc tham nhũng.

Hiện tại, bà Christine Lagarde được đánh giá là một luật sư thành công, từng là nữ Tổng Giám đốc điều hành đầu tiên của Baker & McKenzie - một trong những công ty luật lớn nhất thế giới. Từ tháng 7/2016, bà Christine Lagarde đã chính thức tái nhiệm vị trí Tổng Giám đốc IMF thêm 1 nhiệm kỳ nữa. Bà là ứng cử viên duy nhất được đề cử vào vị trí này với sự đồng thuận cao nhất dù đã bước sang tuổi 60.

Đứng đầu Bộ Tài chính Pháp giai đoạn 2007 - 2011, bà Christine Lagarde là nữ Bộ trưởng đầu tiên trong lịch sử các nền kinh tế hàng đầu thế giới - G8, theo đuổi không mệt mỏi những cải cách kinh tế thông minh và táo bạo. Tháng 6/2011, bà Christine Lagarde viết trang mới trong lịch sử của IMF, khi trúng cử vị trí Tổng Giám đốc trong giai đoạn tổ chức này đang trải qua thời kỳ sóng gió.

Theo đánh giá của giới chuyên gia, sau 5 năm điều hành một tổ chức tài chính hàng đầu thế giới, người phụ nữ tóc bạch kim không chỉ thành công trong việc làm giảm nhẹ tác động của cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu, mà còn tiến hành hiệu quả hàng loạt thay đổi để gia tăng ảnh hưởng của các thị trường mới nổi tại IMF.

tong giam doc imf co pham toi khong Kinh tế toàn cầu đang mất đà tăng trưởng

Đó là nhận định của bà Christine Lagarde, Chủ tịch Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hôm nay (5/4).

tong giam doc imf co pham toi khong Kinh tế thế giới đối mặt với khủng hoảng lòng tin

Ngày 7/11, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde, cảnh báo nền kinh tế thế giới không chỉ rơi vào giai ...

Minh Anh (theo CNN, Fortune)

Tin cũ hơn

Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa Học giả Pháp: Mục tiêu của BRICS không chỉ là phi USD hóa, mà là phi phương Tây hóa
Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu? Bản quyền truyền hình: 'Vô hiệu hoá' hộp giải mã, hết thời xem lậu?
Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời? Bầu cử Tổng thống Mỹ có đảo ngược 'thế trận' cuộc đua trong ngành năng lượng Mặt trời?
Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng Kinh tế đạt kỳ tích trước thềm bầu cử Mỹ 2024, vượt xa các nước tiên tiến, người dân có nỗi lo riêng
Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'? Dòng chảy phương Bắc: Hai năm 'ngủ yên' dưới đáy biển sâu, nhiều tình tiết đáng ngờ đã được 'nhắm mắt làm ngơ'?
Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây? Bầu cử Mỹ 2024: Tỷ phú Elon Musk ‘chơi lớn’ - ủng hộ ông Trump là thành triệu phú, đã có tính toán gì ở đây?
Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì? Rời xa năng lượng Nga vẫn là bài toán khó, Hungary thậm chí còn muốn mua thêm, châu Âu có cách gì?
Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD? Giá vàng hôm nay 1/11/2024: Giá vàng đang ở vùng rủi ro, 'bay tiếp hay rơi', bao giờ kim loại quý chạm đỉnh 3.000 USD?
Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP Kinh tế Đức 'vén mây mù', bước qua suy thoái, khó khăn đang 'càn quét' ngành chiếm tới 20% GDP
Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’ Kinh tế thế giới nổi bật (25-31/10): Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’
USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này USD không còn là ‘con gà trống’ duy nhất trong chuồng, BRICS đã sẵn sàng phi USD hóa, sẽ ‘không khôn ngoan’ nếu Mỹ làm điều này
Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua Giá vàng hôm nay 31/10/2024: Giá vàng đón cơn 'cuồng phong'; SJC, vàng nhẫn 'phấp phới'; có tiền cũng khó mua