Giáo sư Nguyễn Văn Minh: Chính sách cho người tài không nên cực đoan

Theo Giáo sư Nguyễn Văn Minh, chính sách cho người tài không nên chỉ nhìn ở những tấm bằng giỏi, xuất sắc.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Giáo sư Nguyễn Văn Minh: Chính sách cho người tài không nên cực đoan
GS Nguyễn Văn Minh: Chính sách cho người tài không nên cực đoan

Chia sẻ tại Hội thảo tham vấn chuyên đề về việc xây dựng Luật Nhà giáo triển khai Thông tư số 20/2023/TT - BGDĐT do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp tổ chức tại TPHCM mới đây, GS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, đã trao đổi về chính sách đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ và tôn vinh nhà giáo.

Cụ thể, liên quan tới đào tạo giảng viên, dự kiến trong Luật Nhà giáo quy định: "Cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học có nhiệm vụ đào tạo giảng viên giảng dạy môn chuyên ngành của cơ sở mình thông qua việc tuyển dụng ứng viên là sinh viên có bằng tốt nghiệp cử nhân loại giỏi trở lên ở chuyên ngành đó; người có bằng tốt nghiệp trình độ thạc sĩ loại giỏi trở lên ở chuyên ngành đó. Học phí đào tạo, học bồi dưỡng do cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học chi trả".

GS Nguyễn Văn Minh chỉ ra bất cập ở quy định này khi có rất nhiều người không có tấm bằng loại giỏi nhưng chuyên môn lại vô cùng xuất sắc.

"Tôi đơn cử như giáo sư toán trẻ nhất Việt Nam, là sinh viên trường tôi, không có bằng cử nhân loại giỏi nhưng chuyên môn rất xuất sắc, khó ai vượt qua được. Tôi nghĩ rằng chúng ta không nên cực đoan về việc này", GS Minh bày tỏ.

Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội nhấn mạnh thêm, việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, bên cạnh những tấm bằng giỏi, xuất sắc cần xét thêm về sự nổi trội trong chuyên môn khác.

Thực tế lâu nay, những chính sách bồi dưỡng, thu hút nhân tài cũng gặp khó ngay ở những người có tấm bằng giỏi, xuất sắc. Các địa phương, đơn vị có những chính sách về thu hút nhân tài vào làm việc tại cơ quan nhà nước nhưng không tuyển dụng được nhiều do vướng các quy định.

Bên cạnh thực tế người giỏi "ngại" vào cơ quan nhà nước vì mức thu nhập thấp, môi trường làm việc đôi khi chưa phù hợp thì những quy định khó khăn từ tuyển dụng cũng đã "ngáng bước" người tài đến với môi trường công lập.

Đơn cử như tại TPHCM, sau 6 năm (từ năm 2018) đưa ra chính sách tuyển dụng công chức, viên chức từ nguồn sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, hôm 18/1 vừa qua mới chính thức tuyển được 3 người đầu tiên.

Ông Huỳnh Thanh Nhân, Giám đốc Sở Nội vụ TPHCM, cho biết năm 2023, TPHCM thông báo tuyển dụng sinh viên xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ ở 63 vị trí việc làm nhưng qua quá trình tiếp nhận, sàng lọc hồ sơ, có 4/10 thí sinh đăng ký đủ tiêu chuẩn tham gia dự tuyển.

"Tiêu chuẩn của sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ là rất cao", ông Huỳnh Thanh Nhân cho hay.

Tại Chương trình lãnh đạo thành phố gặp gỡ sinh viên tiêu biểu do Thành ủy TPHCM tổ chức năm 2023, Quách Thanh Vịnh An, cử nhân tốt nghiệp loại xuất sắc, Trường Đại học Luật TPHCM lại không thuộc diện được hưởng chính sách thu hút nhân tài do những quy định khiến Vịnh An "không kịp trở tay".

Vịnh An được xem là một trong những sinh viên có thành tích học tập tốt nhất tại Trường Đại học Luật TPHCM từ trước đến nay khi tốt nghiệp loại xuất sắc hai ngành Luật và Quản trị kinh doanh, thủ khoa trường năm 2022.

Khi tốt nghiệp, nữ sinh mới nhận ra rằng cho dù mình có cố gắng như thế nào, có học giỏi và tốt nghiệp xuất sắc ra sao vẫn không đủ điều kiện để được tuyển thẳng vào công tác trong cơ quan công lập.

Theo đó, ngoài sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, Nghị định 140/2017 còn quy định sinh viên phải đáp ứng được 1 trong 3 tiêu chí: Đạt giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh/quốc gia, giải Olympic hoặc giải khoa học - kỹ thuật cấp quốc gia/quốc tế. Những tiêu chí này thường phải có từ khi học phổ thông.

"Ở khối ngành khoa học xã hội, sinh viên rất khó đáp ứng tiêu chuẩn trên. Nếu muốn phải tham gia từ hồi THPT. Thế nhưng, Nghị định 140 ra đời từ năm 2017, lúc này em đã là sinh viên năm nhất, đã quá muộn cho em để có thể quay lại để đạt được ở điều kiện trên", An bày tỏ.

Cử nhân tốt nghiệp loại xuất sắc cho rằng quy định này không hợp lý với biết bao công sức mà nữ sinh đã nỗ lực suốt những năm đại học.

Theo số liệu thống kê tại Trường Đại học Luật TPHCM cho thấy từ năm 1987-2018, trường có 1 sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, đến 2022 con số này nâng lên là 9 sinh viên nhưng chưa từng có ai đáp ứng được các điều kiện về tuyển dụng, thu hút nhân tài.

Trong nhiều hội nghị, hội thảo, chương trình về đào tạo, bồi dưỡng và thu hút nhân tài, nhiều ý kiến cũng đã nêu ra những khó khăn khi thu hút người tài, kiến nghị cơ quan quản lý nhà nước cần đưa ra những chính sách phù hợp, thuyết phục hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Thủ tướng Campuchia sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thủ tướng Phạm Minh Chính tặng Thủ tướng Campuchia sách của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các cuốn sách này có ý nghĩa thực tiễn và lý luận rất cao với cách mạng Việt Nam và phía Campuchia có thể tham ...

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Người xây nền móng cho thể thao quân đội

Đại tướng Nguyễn Chí Thanh: Người xây nền móng cho thể thao quân đội

Trong hơn 30 năm hoạt động cách mạng, được Đảng, Quân đội giao nhiều nhiệm vụ quan trọng, trên nhiều cương vị trọng yếu, Đại ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Đối thoại chính sách ‘Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu’

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Đối thoại chính sách ‘Việt Nam: Định hướng tầm nhìn toàn cầu’

Phát biểu tại phiên Đối thoại, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh một số định hướng, quan điểm xuyên suốt của Việt ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu về chính sách tại Đại học của Hungary

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu về chính sách tại Đại học của Hungary

Thủ tướng Phạm Minh Chính chia sẻ với bạn bè Hungary 5 bài học kinh nghiệm quý báu qua quá trình đấu tranh giành độc ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời phỏng vấn Tập đoàn truyền thông Clever Group, Romania

Thủ tướng Phạm Minh Chính trả lời phỏng vấn Tập đoàn truyền thông Clever Group, Romania

Nhận lời mời của Thủ tướng Romania Ion-Marcel Ciolacu, Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức Romania từ ngày 20-22/1. Nhân dịp này, Thủ ...

(theo Dân trí)

Đọc thêm

Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran trừng phạt trả đũa Mỹ, Anh vì ủng hộ Israel

Iran công bố các biện pháp trừng phạt trả đũa đối với 25 cá nhân và thực thể của Mỹ và Anh vì hỗ trợ Israel trong cuộc xung đột ...
Lợi nhuận Samsung trong quý đầu năm nay tăng hơn 930%

Lợi nhuận Samsung trong quý đầu năm nay tăng hơn 930%

Trong báo cáo quý đầu năm, nhà sản xuất memory chip lớn nhất thế giới Samsung Electronics cho biết lợi nhuận tăng 932,8%.
Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Ba Lan: Công ty dầu khí Orlen bị nghi ngờ có mối liên hệ với Hezbollah

Các công tố viên Ba Lan đang điều tra xem liệu Orlen có liên kết với lực lượng Hezbollah ở Lebanon thông qua công ty con ở Thụy Sỹ hay ...
Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện 'các biện pháp cần thiết' để đáp lại 'cơn mưa' trừng phạt mới nhất từ Mỹ

Trung Quốc tuyên bố sẽ thực hiện 'các biện pháp cần thiết' để đáp lại 'cơn mưa' trừng phạt mới nhất từ Mỹ

Ngày 2/5, Trung Quốc cho biết sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết, sau khi Mỹ công bố các biện pháp trừng phạt mới nhất hôm 1/5.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch ...
Mở cửa xe ô tô không quan sát bị phạt bao nhiêu tiền?

Mở cửa xe ô tô không quan sát bị phạt bao nhiêu tiền?

Xin cho tôi hỏi nếu tài xế mở cửa xe ô tô không quan sát bị phạt bao nhiêu tiền? - Độc giả Hoài An
Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Điều ẩn sau khủng hoảng ở Trung Đông và xung đột Israel-Iran

Trung Đông chồng chất mâu thuẫn, kéo dài từ lịch sử đến đương đại, hiện vẫn chưa thấy lối thoát. Tình hình ngày càng khó kiểm soát.
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Viện trợ quân sự của Mỹ có giúp Ukraine đảo ngược tình thế với Nga?

Gói viện trợ quân sự mới của Mỹ sẽ giúp Ukraine thoát khỏi tình trạng cạn kiệt vũ khí và đạn dược, đồng thời thu hẹp khoảng cách chênh lệch với Nga.
Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Phao cứu sinh của Mỹ giúp Ukraine đi được bao xa?

Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine sẽ không đủ để tạo ra bước ngoặt lớn khi Kiev phải đối mặt với muôn vàn khó khăn.
Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975: Dấu mốc huy hoàng của lịch sử Việt Nam, biểu tượng cổ vũ thế giới

Ngày 30/4/1975 không chỉ là dấu mốc huy hoàng trong lịch sử dân tộc Việt Nam mà còn là biểu tượng cổ vũ các dân tộc dũng cảm đấu tranh.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Phiên bản di động