TIN LIÊN QUAN | |
Đàm phán NAFTA: Canada đề xuất tăng tỷ lệ nội địa hóa ô tô Bắc Mỹ | |
Canada nỗ lực thuyết phục Mỹ không từ bỏ NAFTA |
Phát biểu tại Davos, Bộ trưởng Ross cho rằng bài phát biểu của Thủ tướng Trudeau là “nhằm gây áp lực đối với Mỹ trong đàm phán NAFTA”. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết, chính quyền của Tổng thống Donald Trump tin vào các hiệp định thương mại song phương và muốn đảm bảo “cơ hội bình đẳng cho tất cả người dân Mỹ”.
Lời cáo buộc của Bộ trưởng Thương mại Mỹ được đưa sau khi Thủ tướng Trudeau ngày 23/1 có bài phát biểu tại WEF, trong đó khẳng định Canada là một phần của Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) cùng với 10 quốc gia khác. Bên cạnh đó, Canada cũng đang rất nỗ lực đàm phán lại NAFTA để có được một phiên bản tốt nhất cho tất cả các bên.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross. (Nguồn: Reuters) |
Mặc dù có những tuyên bố qua lại như trên nhưng Bộ trưởng Tài chính Canada Bill Morneau đã khẳng định đây không phải là dấu hiệu leo thang căng thẳng giữa hai nước. Ông cho biết, Canada đặt hy vọng vào CPTPP và sẽ ký kết hiệp định này. Còn với NAFTA, các cuộc đàm phán đang diễn ra rất khó khăn nên thách thức là điều khó tránh khỏi. Cả hai Bộ trưởng Morneau và Mnuchin đều hiểu rằng NAFTA có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong khu vực.
Để cứu vãn thỏa thuận này khỏi bị đổ vỡ, ngày 23/1, Thủ tướng Trudeau đã có cuộc thảo luận bàn tròn với nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp lớn của Mỹ bên lề WEF Davos, trong đó phiên bản mới của NAFTA là trọng tâm. Tại cuộc thảo luận, Thủ tướng Trudeau nhấn mạnh các bên đã trao đổi rất nhiều về việc đảm bảo người lao động và gia đình họ sẽ được hưởng lợi từ chuỗi cung ứng tích hợp và thương mại qua lại giữa Canada, Mỹ, Mexico.
Vòng 6 tái đàm phán NAFTA đang diễn ra tại thành phố Montreal của Canada với rất nhiều rào cản phía trước. Phía Mỹ vẫn khăng khăng giữ các yêu sách trong một số lĩnh vực then chốt như nâng tỷ lệ nội địa hoá khu vực đối với ngành sản xuất ôtô, mở rộng quyền tiếp cận với các hợp đồng mua sắm chính phủ, loại bỏ cơ chế giải quyết tranh chấp trong NAFTA và xác lập thời hạn đánh giá lại hiệp định sau mỗi 5 năm. Tổng thống Mỹ Donald Trump thậm chí còn đe dọa sẽ khởi động tiến trình rút khỏi NAFTA nếu Canada và Mexico không có những nhượng bộ cần thiết.
NAFTA hiện chiếm 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu. Trao đổi thương mại nội khối đạt trên 1.200 tỷ USD trong năm 2017, trong đó Mỹ đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất của cả Mexico và Canada.
Hy vọng về những bước tiến mới trong vòng 6 tái đàm phán NAFTA Trước thềm vòng 6 tái đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ (NAFTA), các bên đều mong đợi sẽ đạt được những ... |
Vòng tái đàm phán NAFTA thứ 6 kéo dài hơn dự kiến Đại diện đàm phán của Mexico, Mỹ và Canada đã nhất trí kéo dài vòng 6 tái đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do ... |
Mexico phản ứng mạnh mẽ các tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump Ngày 18/1, Chính phủ Mexico tái khẳng định sẽ không chi trả dưới bất kỳ hình thức nào cho dự án xây dựng bức tường ... |