Gita Gopinath: Bóng hồng quyền lực ở IMF

Minh Anh
TGVN. Cô ấy là fan hâm mộ của hai diễn viên hàng đầu Ấn Độ Shahrukh Khan và Deepika Padukone. Sở thích của cô là mua sắm, đi du lịch, thích các món ăn Italy. Và điều đặc biệt là vô cùng xinh đẹp và tài năng.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Thế nhưng cô ấy lại là nữ Kinh tế trưởng đầu tiên trong lịch sử tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), với các nhận định sắc bén về kinh tế và những lời cảnh báo đanh thép cho các chính phủ trong xây dựng các chiến lược quốc gia.

Gita Gopinath cũng được vinh danh là một trong 25 nhà kinh tế hàng đầu dưới 45 tuổi của IMF vào năm 2014 và được chọn là Nhà lãnh đạo trẻ toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới năm 2011.

IMF: Gói kích thích kinh tế 1.900 tỷ USD của Tổng thống Mỹ Joe Biden. (Nguồn: Bloomberg)
Gita Gopinath là nữ Kinh tế trưởng đầu tiên trong lịch sử tại Quỹ Tiền tệ Quốc tế. (Nguồn: Bloomberg)

"Làn gió mới" về tư duy kinh tế của IMF

Trong thông báo bổ nhiệm Gita Gopinath vào vị trí Nhà Kinh tế trưởng của một trong những định chế tài chính quan trọng nhất thế giới, Cựu Giám đốc IMF Christine Lagarde giới thiệu “Gopinath là một trong những nhà kinh tế học xuất chúng nhất thế giới với học vấn cao, kinh nghiệm lãnh đạo và làm việc trong môi trường quốc tế ấn tượng”.

Năm 2018, Gita Gopinath trở thành người phụ nữ đầu tiên được IMF bộ nhiệm vào vị trí quyền lực và danh giá của tổ chức, thay thế cho chuyên gia kỳ cựu Maurice Obstfeld sau khi ông nghỉ hưu.

Gita Gopinath trở thành Trưởng bộ phận nghiên cứu quan trọng nhất của IMF - nơi nghiên cứu và phát hành các ấn phẩm hàng đầu của IMF về Triển vọng Kinh tế thế giới và là một trong những tài liệu được đọc nhiều nhất do các tổ chức đa phương phát hành. Cô không chỉ là người chịu trách nhiệm chính về các phân tích và nhận định của IMF về sự phát triển và triển vọng kinh tế toàn cầu, mà cả các chủ đề đặc biệt có tầm ảnh hưởng sâu rộng với thế giới.

Vai trò của Gita Gopinath ở IMF hứa hẹn góp phần định hướng tốt nhất cho các vấn đề kinh tế vĩ mô và tài chính ở các nền kinh tế nói riêng và kinh tế thế giới nói chung.

Hiện tại, IMF đang phải đối mặt với nhiều vấn đề, từ sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ trên thế giới và tác động của công nghệ tới việc làm. Gopinath được đánh giá có tiềm năng mang lại tư duy năng động mới cho IMF.

Sự tham gia của Gita Gopinath vào nhóm các giám đốc IMF đưa đến nhiều lợi ích nhờ việc đa dạng hóa tư tuy. Bởi không chỉ là một trong số ít các nữ giáo sư được đào tạo ở Harvard, Gita Gopinath còn nổi bật khi mang đến tư duy mới mẻ và khôn ngoan cho những thách thức kinh tế mới… Và các ý tưởng này ngày càng được ủng hộ.

Trong nghiên cứu gần đây, chuyên gia Gopinath đã tập trung vào sự thống trị liên tục của USD trong hệ thống tài chính toàn cầu. Cô nhấn mạnh rằng, 40% thương mại thế giới sử dụng USD trong trao đổi, một khoản tiền cao gấp 4 lần so với tỷ lệ thương mại thế giới của Mỹ.

Nghiên cứu đã giúp giải thích làm thế nào USD tăng cao tạo ra nhiều ảnh hưởng tồi tệ đối với các quốc gia khác. Gopinath đi theo tư duy chính thống trong kết luận cho rằng, thương mại không phải là nguyên nhân chính của bất bình đẳng kinh tế, các thị trường mới nổi đủ khôn ngoan để tránh xa các khoản nợ bằng USD và việc điều phối tài chính toàn cầu là điều cần thiết.

Theo Eswar Prasad, một thành viên cao cấp của Viện Brookings chia sẻ, Gita là một nhà kinh tế tận tâm và giàu kinh nghiệm với các đam mê đủ lớn để thúc đẩy công việc phân tích phức tạp và khó khăn của IMF, theo những hướng đi mới mẻ và thú vị. "Cô ấy là một người kế vị xứng đáng của một loạt các nhà kinh tế học nổi tiếng đã lãnh đạo bộ phận nghiên cứu của IMF", chuyên gia của Brookings nhận xét. "Năng lực của bà ấy sẽ giúp IMF dẫn hướng tốt hơn cho các quốc gia thành viên, đặc biệt là các nước đang phát triển, để xử lý những thách thức kinh tế và xã hội phức tạp hình thành do toàn cầu hóa".

Niềm đam mê với tài chính, kinh tế quốc tế

Gita Gopinath sinh ra và lớn lên ở Kolkata, Ấn Độ năm 1971. Hiện tại cô là công dân Mỹ gốc Ấn.

Kinh tế trưởng Gopinath từng học tại Trường Kinh tế Delhi và Cao đẳng Nữ sinh Sriram của New Delhi trước khi chuyển ra nước ngoài học tập. "Khi tôi đang theo học chương trình cử nhân tại Đại học Delhi, Ấn Độ trải qua cuộc khủng hoảng tiền tệ và tài chính quốc tế đầu tiên trong giai đoạn 1990-1991. Điều này đã truyền cảm hứng cho tôi theo đuổi công việc nghiên cứu về kinh tế sau khi kết thúc chương trình đại học. Đó cũng là nền tảng cho đam mê của tôi đối với tài chính quốc tế", Gopinath nói về tham vọng của bà trong lĩnh vực nghiên cứu kinh tế học.

Gita Gopinath theo học bằng Tiến sĩ Kinh tế tại Đại học Princeton năm 2001. Sau đó, Gopinath làm việc tại Đại học Chicago với tư cách là trợ lý giáo sư, trước khi đến Harvard vào năm 2005 và sau đó trở thành giáo sư nghiên cứu quốc tế và kinh tế tại đây.

Có một thời gian Gita Gopinath làm việc với tư cách là cố vấn kinh tế cho Thủ hiến bang Kerala, Ấn Độ. Bà cũng là chuyên viên tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trụ sở Boston, đồng thời là thành viên của ban cố vấn kinh tế tại Cục Dự trữ Liên bang Mỹ trụ sở New York; cùng lúc là thành viên của Nhóm Cố vấn cao cấp G20 cho Bộ Tài chính Ấn Độ.

Cô là đồng biên tập của tạp chí kinh tế American Economic Review, đồng Giám đốc của Chương trình Tài chính Quốc tế và Kinh tế Vĩ mô tại Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER); đồng biên tập Sổ tay Kinh tế Quốc tế (Handbook of International Economics) cùng với cựu kinh tế trưởng IMF Kenneth Rogoff.

Với hơn 40 bài báo nghiên cứu về nhiều chủ đề như tỷ giá hối đoái, thương mại và đầu tư, khủng hoảng tài chính quốc tế, chính sách tiền tệ, nợ và khủng hoảng tại các thị trường mới nổi, nữ Kinh tế trưởng của IMF tìm lời giải đáp cho những câu hỏi và thách thức hàng đầu mà nền kinh tế toàn cầu phải đối mặt.

Gita Gopinath: Bóng hồng quyền lực ở IMF
Gita Gopinath có niềm đam mê với tài chính và kinh tế quốc tế. (Nguồn: Fb)
Gita Gopinath: Bóng hồng quyền lực ở IMF. (Nguồn: Twetter)
Gita Gopinath và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. (Nguồn: Twitter)
Gita Gopinath: Bóng hồng quyền lực ở IMF
Cô là người chịu trách nhiệm chính về các phân tích của IMF về sự phát triển và triển vọng nền kinh tế toàn cầu. (Nguồn: Orissapost)
Gita Gopinath: Bóng hồng quyền lực ở IMF
Nghiên cứu về sự thống trị liên tục của USD của Gita Gopinath đã giúp giải thích làm thế nào USD tăng cao tạo ra nhiều ảnh hưởng tồi tệ đối với các quốc gia khác. (Nguồn: Youtube)
TIN LIÊN QUAN
Giá vàng hôm nay 8/3: Vàng SJC rớt thảm theo thế giới hay hưởng xung lực ngày Quốc tế Phụ nữ?
Giá cà phê hôm nay 8/3: Cà phê robusta thêm bất lợi, thị trường chờ cú hích từ gói cứu trợ 1.900 tỷ USD
Kinh tế thế giới nổi bật tuần qua (26/2-4/3): Quan hệ Mỹ-Trung sẽ cải thiện trong thời gian tới, Vinfast của Việt Nam mở nhà máy tại Mỹ
IMF: Lạm phát do gói kích thích kinh tế 1.900 tỷ USD của Tổng thống Mỹ đang bị thổi phồng
Câu lạc bộ ‘nữ tướng’ của các tổ chức quốc tế
(theo Bloomberg, IMF)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 22/12, Thủ tướng đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã ...
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Bắc Ninh bất ngờ bứt phá ngoạn mục khi thu hút vốn FDI gấp hơn 3 lần năm trước, giữ vững ngôi đầu cả nước.
Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt bứt phá trong khó khăn

Giá cà phê hôm nay 22/12/2024: Giá cà phê trong nước mất đến 4.000 đồng/kg, nhu cầu tiêu thụ nội địa tăng mạnh, nông sản Việt ghi điểm trong khó khăn.
Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Giá heo hơi hôm nay 22/12: Giá heo tăng trên cả 3 miền, nông dân Bình Phước chống dịch bệnh để đảm bảo nhu cầu tiêu thụ cuối năm và dịp Tết

Nhìn chung, thị trường heo hơi đang trên đà tăng nhanh và được dự báo sẽ đạt đỉnh mới trong tuần sau.
Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12: Quay đầu đảo chiều

Giá xăng dầu hôm nay 22/12, giá dầu tuần này quay đầu đảo chiều, 'trượt dốc' khoảng 2,5% sau khi tăng mạnh trong tuần trước.
Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024: Thị trường phản ứng trái chiều, cơ cấu hồ tiêu Việt Nam xuất khẩu có chuyển biến tích cực

Giá tiêu hôm nay 22/12/2024 tại thị trường trong nước đồng loạt giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 145.000 – 146.200 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?

Giá cà phê hôm nay 21/12/2024: Giá cà phê robusta giảm ngày thứ tư liên tiếp, arabica được 'săn lùng', chuyên gia dự báo gì về thị trường?
Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Kết nối đầu tư, thương mại giữa Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao

Nhiều tiềm năng và cơ hội hợp tác, giao thương được mở ra tại Diễn đàn kết nối doanh nghiệp Việt Nam và khu vực Vịnh lớn Hong Kong – Quảng Đông – Ma Cao.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động