Giữa tâm bão trừng phạt, kinh tế Nga vẫn 'sống khỏe và kiếm bộn tiền', sự thật có đúng như vậy?

Nguyễn Thúy
Một số nhà quan sát cho rằng, Nga đang hướng đến thảm họa kinh tế sau khi tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Tuy nhiên, tình hình thực sự còn phức tạp hơn nhiều?
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Khi chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine bước sang tháng thứ bảy, có một câu chuyện cho rằng nước bị trừng phạt nhiều nhất thế giới này đang trụ vững. Tuy nhiên, thực hư của điều này là như thế nào? Bức tranh trên thực địa dường như mang nhiều sắc thái hơn.

Kể từ tháng Hai, Mỹ, các quốc gia châu Âu và nhiều nước khác đã áp dụng hàng loạt hạn chế khác nhau đối với hàng nghìn cá nhân và công ty của Nga. Một nửa kho dự trữ ngoại hối trị giá 640 tỷ USD của Nga bị đóng băng và các ngân hàng lớn của nước này đã bị loại khỏi hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT.

Nga đang gặp khó khăn trong việc nhập khẩu máy móc và phụ tùng, trong khi Liên minh châu Âu (EU) dự kiến cấm nhập khẩu dầu mỏ và khí đốt của Nga kể từ năm 2023.

Giữa tâm bão trừng phạt, kinh tế Nga vẫn 'sống khỏe và kiếm bộn tiền', sự thật có đúng như vậy?
Kinh tế Nga vẫn trụ vững, bất chấp gọng kìm trừng phạt của phương Tây. Nhưng sự thực có đúng như vậy? (Nguồn: vecteezy.com)

Tuy nhiên, có 3 điều khiến các nhà dự đoán bối rối.

Thứ nhất, đồng Ruble rất mạnh. Trên thực tế, Ruble đã trở thành đồng tiền hoạt động tốt nhất thế giới trong năm nay. Tháng Tám vừa qua, đồng Ruble đã tăng lên mức cao mới so với đồng USD và đồng Euro, mặc dù sau đó đồng tiền này đã suy yếu khi Ngân hàng trung ương Nga nới lỏng một số biện pháp kiểm soát vốn.

Những biện pháp kiểm soát vốn, kết hợp với việc tăng lãi suất trước đó và sự tăng mạnh giá nhiên liệu hóa thạch, đã có tác dụng thúc đẩy nhu cầu đối với đồng Ruble và giá trị của nó.

Thứ hai, nền kinh tế Nga đã suy giảm ít hơn dự kiến. Ngân hàng trung ương Nga dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ giảm 4-6%, thay vì 8-10% theo dự báo được đưa ra hồi tháng Tư. Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cũng dự báo kinh tế Nga thu hẹp 6%.

Thứ ba, sản xuất dầu của Nga đi ngược với các dự đoán về một sự sụt giảm mạnh. Moscow đã tìm cách thúc đẩy xuất khẩu dầu cho châu Á, đáng chú ý là Ấn Độ và Trung Quốc - hai quốc gia hiện chiếm hơn một nửa xuất khẩu dầu mỏ đường biển của Nga.

Tổng thư ký Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) Haitham Al Ghais gần đây cho biết, OPEC muốn Nga tiếp tục là một phần của thỏa thuận sản xuất dầu OPEC+ (gồm OPEC và các đồng minh ngoài nhóm) sau năm 2022.

Những dấu hiệu của sự căng thẳng

Một đồng tiền mạnh thường có nghĩa là một nền kinh tế quốc gia mạnh. Tuy nhiên, lý do then chốt đem lại sức mạnh cho đồng Ruble đơn giản là xuất khẩu của Nga tăng trong khi nhập khẩu giảm. Nhập khẩu hàng hóa đòi hỏi nước này phải bán Ruble để đổi lấy các ngoại tệ khác, điều làm giảm giá trị của đồng nội tệ Nga.

Trong khi đó, xuất khẩu hàng hóa đòi hỏi các nước nhập khẩu mua Ruble để thanh toán cho Nga. Vì vậy, xuất khẩu cao hơn và nhập khẩu thấp hơn rất nhiều của Nga - nói ngắn gọn là thặng dư thương mại kỷ lục - là yếu tố đang đẩy giá đồng Ruble.

Chắc chắn, những người thèm ăn bánh mỳ kẹp phomai vẫn có thể mua được loại bánh này tại các nhà hàng “Tasty & that’s it” đã thay thế các cửa hàng McDonald's - một trong hơn 1.000 công ty đa quốc gia đã rút khỏi Nga. Họ cũng có thể dừng lại để mua một cốc cà phê cappuccino ở Stars Coffee - một thương hiệu cà phê thay thế Starbucks.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt đặc biệt được thiết kế nhằm làm suy yếu năng lực sản xuất quân sự và khả năng tài trợ cho cuộc xung đột của Nga.

Tin liên quan
Kinh tế Nga đang trở nên giàu có hơn nhờ châu Âu Kinh tế Nga đang trở nên giàu có hơn nhờ châu Âu

Ví dụ, vào tháng Ba, Singapore đã áp đặt các biện pháp trừng phạt tập trung vào xuất khẩu hàng hóa quân sự và công nghệ cũng như các biện pháp tài chính. Các biện pháp trừng phạt không nhằm vào xã hội Nga. Điều này giải thích tại sao các lĩnh vực như thực phẩm, nông nghiệp, y tế và dược phẩm nhìn chung được loại trừ.

Một bài báo của Giáo sư Jeffrey Sonnenfeld thuộc Trường quản lý Yale và đội ngũ các nhà nghiên cứu được xuất bản vào tháng Tám nhận định rằng, kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine nổ ra, các công bố kinh tế của Điện Kremlin ngày càng trở nên có chọn lọc, loại bỏ một cách có lựa chọn các chỉ số bất lợi, trong khi chỉ công bố các chỉ số có lợi hơn.

Ngay cả Rosaviatsiya, cơ quan vận tải hàng không liên bang, cũng đã đột ngột dừng công bố dữ liệu về lượng hành khách của các hãng hàng không.

Tuy nhiên, những nỗ lực của Moscow trong việc thay thế nhập khẩu vẫn còn mang tính "chắp vá".

Mặc dù doanh số bán xe do nước ngoài sản xuất đã chững lại kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu, nhưng không có bất kỳ sự gia tăng bù đắp nào trong sản xuất ô tô trong nước.

Các nhà nghiên cứu cho biết: “Việc sản xuất ô tô ở Nga từ lâu đã phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng quốc tế không chỉ đối với nguyên liệu thô như thép và máy móc, mà còn cả những bộ phận phức tạp như phanh và túi khí, cùng với công nghệ bán dẫn của phương Tây”.

Tương tự, việc sản xuất xe tăng, tên lửa và các trang thiết bị khác của Nga dựa vào các vi mạch và linh kiện chính xác nhập khẩu - những thứ không thể được thay thế ngay lập tức.

Mỗi sự gián đoạn chuỗi cung ứng này dẫn đến việc đóng cửa sản xuất, từ đó ảnh hưởng đến toàn bộ chuỗi cung ứng, khiến nhiều sản phẩm và dịch vụ phụ trợ khác nhau bị đình trệ.

Trong một dấu hiệu cho thấy các mức chi tiêu đã tăng cao như thế nào - và thách thức mà Quỹ đầu tư quốc gia (National Wealth Fund) của Nga đang phải đối mặt - Bộ trưởng Tài chính Anton Siluanov đã đưa ra ý tưởng rút từ quỹ này các khoản tiền tương đương với 1/3 tổng quy mô của quỹ để chi trả cho các thâm hụt của năm nay.

Mọi việc vẫn chưa kết thúc

Tuy nhiên, vẫn còn quá sớm để tuyên bố rằng Nga không có con đường nào thoát khỏi sự sụp đổ về kinh tế, chừng nào các nước đồng minh phương Tây vẫn thống nhất trong việc gây áp lực.

Người ta phải phân biệt giữa tác động mang tính chức năng của việc áp đặt các biện pháp trừng phạt và ý chí chính trị của Nga trong việc tiến hành một chiến dịch quân sự kéo dài. Tác động của các biện pháp trừng phạt hiện nay cũng khác nhau giữa các lĩnh vực.

Ví dụ, việc các công ty thẻ thanh toán quốc tế Mastercard và Visa rút khỏi Nga hầu như không phải là thảm họa đối với lĩnh vực thanh toán trong nước, vì Moscow đã thiết lập thẻ tín dụng Mir và hệ thống xử lý thanh toán của riêng mình vào năm 2017.

Các ngành nông nghiệp và thực phẩm của Nga là những bên được hưởng lợi chính của các khoản trợ cấp nhà nước. Theo số liệu của Cơ sở dữ liệu thống kê thương mại của Liên hợp quốc (UN Comtrade), đến năm 2019, hóa đơn nhập khẩu thịt của Nga đã giảm 70% so với năm 2013.

Tin liên quan
Nga vẫn Nga vẫn 'sống khỏe' nhờ 'cocktail dầu'

Kể từ năm 2014, nhiều thương hiệu phương Tây ở Nga cũng phải chịu áp lực của chính phủ sở tại và nội địa hóa một số hoặc toàn bộ chuỗi cung ứng của họ. Điều đó giúp Moscow trở nên dễ “xoay trục” và điều hành các hãng này mang thương hiệu khác khi họ rời đi.

Nga cũng được cho là đang xem xét mua đồng NDT và các đồng tiền "thân thiện" khác có giá trị tương đương 70 tỷ USD trong năm nay để làm chậm lại sự tăng giá của đồng Ruble, trước khi chuyển sang một chiến lược dài hạn hơn.

Xuất khẩu chất bán dẫn sang Nga đã sụp đổ kể từ khi cuộc xung đột với Ukraine bắt đầu. Các biện pháp trừng phạt về công nghệ chắc chắn đã có ảnh hưởng sâu sắc đến triển vọng kinh tế dài hạn của nước này, làm tê liệt việc sản xuất mọi thứ từ ô tô đến máy tính và khiến Moscow tụt lại rất xa phía sau trong cuộc đua công nghệ toàn cầu.

Tuy nhiên, mục tiêu chính của bất kỳ chiến lược trừng phạt nào là nhằm làm thay đổi hành vi của quốc gia bị nhắm mục tiêu. Về vấn đề này, cả quyết tâm lẫn quyền lực của Tổng thống Nga Vladimir Putin đều không bị lung lay.

Trong khi đó, Nga tiếp tục kiếm được hàng trăm triệu USD mỗi ngày từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên - các khoản tiền này có thể được sử dụng để mua phụ tùng, linh kiện từ các quốc gia không bị trừng phạt trong một hành động “bù đắp” mà sẽ làm xói mòn tính hiệu quả của các biện pháp trừng phạt.

Gia hạn lệnh trừng phạt, EU tiếp tục 'giáng đòn' chưa từng có làm suy yếu nền kinh tế Nga

Gia hạn lệnh trừng phạt, EU tiếp tục 'giáng đòn' chưa từng có làm suy yếu nền kinh tế Nga

Hội đồng châu Âu (EC) đã quyết định gia hạn thời gian thực hiện các biện pháp trừng phạt nhằm vào các cá nhân và ...

Vụ dầu Nga bị áp trần giá: Czech nói đề xuất 'viển vông', Tổng thống Putin tuyên bố sẽ đáp trả

Vụ dầu Nga bị áp trần giá: Czech nói đề xuất 'viển vông', Tổng thống Putin tuyên bố sẽ đáp trả

Ngày 7/9, Tổng thống Vladimir Putin cho biết, Nga sẽ ngừng cung cấp khí đốt và dầu mỏ nếu giới hạn giá được áp dụng ...

Kinh tế thế giới nổi bật (26/8-1/9): Nga nêu lý do Dòng chảy phương Bắc 1 dừng bơm, Đức gặp khó nếu áp trần giá khí đốt, hàng không Trung Quốc lỗ nặng

Kinh tế thế giới nổi bật (26/8-1/9): Nga nêu lý do Dòng chảy phương Bắc 1 dừng bơm, Đức gặp khó nếu áp trần giá khí đốt, hàng không Trung Quốc lỗ nặng

Thị trường toàn cầu bị ảnh hưởng bởi “làn sóng” lạm phát, Nga nói lệnh trừng phạt khiến Gazprom không thể cấp khí đốt cho ...

Trong khi ‘bão’ trừng phạt từ phương Tây vẫn ồ ạt, Nga nhận lợi ích bất ngờ?

Trong khi ‘bão’ trừng phạt từ phương Tây vẫn ồ ạt, Nga nhận lợi ích bất ngờ?

Sau khi Điện Kremlin tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Mỹ và các đồng minh ở châu Âu đã nhanh chóng ...

Nga đã tránh đòn loại trực tiếp từ phương Tây hay loạt 'vũ khí' trừng phạt hoạt động lỗi?

Nga đã tránh đòn loại trực tiếp từ phương Tây hay loạt 'vũ khí' trừng phạt hoạt động lỗi?

‘Vũ khí trừng phạt’ - một học thuyết mới về quyền lực của phương Tây, tưởng là đòn loại trực tiếp, nhưng kết quả hóa ...

(theo The Straits Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Tin thế giới 25/11: Ukraine tấn công kho dầu Nga, Tổng thống Philippines bị đe dọa ám sát, Niger nổi giận với EU

Báo Thế giới và Việt nam điểm một số tin quốc tế nổi bật trong 24h.
PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam đã trở thành tập đoàn kinh tế - kỹ thuật quan trọng hàng đầu của đất nước, làm chủ các công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất ...
Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

Hành trình 15 năm tiếp sức cho hàng chục ngàn phụ nữ Việt Nam thay đổi cuộc sống

L’Oréal – Vì cuộc sống tốt đẹp hơn đã truyền cảm hứng và trở thành nguồn động lực mạnh mẽ cho những phụ nữ dám quyết tâm vượt qua khó ...
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chiều 25/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Bulgaria Rumen Radev.
Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Bulgaria

Nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng thống Bulgaria, hai bên đã nhất trí ra Tuyên bố chung.
Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á

Tổng thống Bulgaria khẳng định coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực Đông Nam Á và mong muốn đẩy mạnh hợp tác trên tất cả lĩnh ...
PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam làm chủ công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất trên thế giới

PetroVietnam đã trở thành tập đoàn kinh tế - kỹ thuật quan trọng hàng đầu của đất nước, làm chủ các công nghệ thăm dò, khai thác tiên tiến nhất thế giới.
Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?

Giá cà phê hôm nay 25/11/2024: Giá cà phê tăng mạnh bất thường, robusta tiến sát mốc lịch sử, dự báo thị trường thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Xung đột Nga-Ukraine 'khuấy động' thị trường, giá dầu chứng kiến tuần tăng vọt hơn 5%

Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Xung đột Nga-Ukraine 'khuấy động' thị trường, giá dầu chứng kiến tuần tăng vọt hơn 5%

Giá xăng dầu hôm nay 25/11, tuần trước, nguy cơ leo thang xung đột Nga-Ukraine là tâm điểm khiến các nhà đầu tư lo lắng khiến giá dầu tăng vọt hơn 5%.
Giá heo hơi hôm nay 25/11: Giá heo điều chỉnh trái chiều giữa các miền, công bố hết dịch và cấp lại heo giống

Giá heo hơi hôm nay 25/11: Giá heo điều chỉnh trái chiều giữa các miền, công bố hết dịch và cấp lại heo giống

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay tiếp tục điều chỉnh trái chiều giữa các miền. Hiện tại, thương lái trên cả nước thu mua heo hơi từ 59.000 - 63.000 đồng/kg.
Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đảng bộ PetroVietnam tích cực thực hiện Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam...
Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024: Thị trường phản ứng trái chiều; người trồng lo lắng trước nguy cơ mất mùa vụ thu hoạch 2025

Giá tiêu hôm nay 25/11/2024 tại thị trường trong nước tăng ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Bất động sản mới nhất: Địa ốc Việt Nam hút vốn nhà đầu tư ngoại, bất ngờ về giá căn hộ tại TPHCM, quyền của chủ sở hữu nhà ở

Vốn FDI đổ vào địa ốc tăng mạnh, khảo sát giá căn hộ một số dự án TPHCM, quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở… là tin bất động sản (BĐS) mới ...
Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Chênh lệch giá chung cư giữa Đông và Tây Hà Nội, đề nghị dừng thanh tra 10 dự án, điều kiện bồi thường khi thu hồi đất

Khảo sát thị trường chung cư Hà Nội, Hải Dương đề nghị dừng thanh tra 10 dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới

Theo Báo cáo của Batdongsan.com.vn nửa cuối năm 2024, 73% những người đã kết hôn nhưng chưa có con dự định mua nhà trong 1 năm tới.
Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Bất động sản mới nhất: Giá chung cư chỉ tăng không giảm, giá thuê lại ‘bất động’, điều kiện để cưỡng chế thu hồi đất

Căn hộ chung cư vẫn là 'điểm nóng' của thị trường, gần 4.000 căn hộ cũ tại TP.HCM sắp được sửa chữa… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11: USD nhắm mốc 110, EUR 'bi quan'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/11 ghi nhận USD duy trì được vị thế vững chắc.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11: USD vượt mốc 107, thị trường tự do gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 22/11 ghi nhận đồng USD lên mức 107,15, mức cao nhất kể từ ngày 4/10/2023.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11: Loạt đồng tiền trú ẩn an toàn tăng giá

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 21/11 ghi nhận Yen Nhật, đồng Franc Thụy Sỹ và đồng bạc xanh đã tăng giá.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11: USD hạ nhiệt, Yen Nhật thêm 'báo động'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/11 tiếp tục hạ nhiệt, vẫn neo trên mức 106.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11: USD đảo chiều, thị trường tự do tiếp đà 'bay cao'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/11 ghi nhận đồng USD giảm trong khi đồng EUR tăng 0,54%, đạt mức 1,0598 USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11: Thị trường tự do tiến xa

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/11 ghi nhận USD mua vào tại các thị trường tự do đang cao hơn 465 đồng so với kênh ngân hàng.
Phiên bản di động