Tổng thống Mỹ Joe Biden (thứ 2 từ phải sang) và Thủ tướng Iraq Mohammed Shia al-Sudani (thứ 2 từ trái sang) tại Nhà Trắng ngày 15/4. (Nguồn: Shafaq News) |
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh chính quyền của ông Biden nỗ lực ngăn chặn sự leo thang xung đột ở Trung Đông sau cuộc không kích cuối tuần qua của Tehran nhằm vào Israel. Động thái của Iran để trả đũa vụ tòa nhà lãnh sự nước này ở Syria bị tấn công khiến 7 người thiệt mạng, mà Tehran cáo buộc Israel gây ra.
Tin liên quan |
Nhìn lại 20 năm ngày Mỹ phát động chiến dịch tấn công Iraq |
Khi bắt đầu cuộc gặp tại Phòng Bầu dục, Tổng thống Biden nhấn mạnh, Mỹ vẫn “cam kết đảm bảo an ninh cho Israel".
Phát biểu với Thủ tướng al-Sudani khi nhà lãnh đạo Iraq lưu ý rằng, cuộc gặp diễn ra vào “thời điểm nhạy cảm”, ông Biden khẳng định: “Quan hệ đối tác giữa hai nước có ý nghĩa then chốt với cả hai bên, với Trung Đông và thế giới”.
Cuộc trao đổi cũng tập trung vào các vấn đề kinh tế, thương mại và năng lượng, vốn đã trở thành ưu tiên hàng đầu của chính phủ Iraq. Ông Biden ca ngợi nỗ lực của Thủ tướng al-Sudani đã giúp củng cố nền kinh tế quốc gia Trung Đông.
Đề cập xung đột ở Dải Gaza, nhà lãnh đạo Iraq thúc giục Tổng thống Biden nỗ lực nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến Israel-Hamas ở dải đất ven biển Địa Trung Hải, hiện đã bước sang tháng thứ 7, đồng thời cho biết, đối thoại kinh tế không thể bỏ qua các nhu cầu nhân đạo trong khu vực.
Về phần mình, ông Biden cho biết, Mỹ “ủng hộ ngừng bắn để đưa các con tin về nhà và ngăn chặn xung đột lan rộng”.
Chuyến thăm Washington của Thủ tướng al-Sudani tập trung chủ yếu vào quan hệ Mỹ-Iraq, vốn được lên kế hoạch từ trước.
Tuy nhiên, các vụ phóng tên lửa và máy bay không người lái hôm 13/4 vừa qua nhằm vào Israel, bao gồm một số vụ bay qua không phận Iraq và một số khác do các nhóm được Iran hậu thuẫn phóng từ Iraq, đã cho thấy rõ mối quan hệ mong manh giữa Washington và Baghdad.
| Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu Thế giới đang ngày càng đa cực với sự suy yếu của chủ nghĩa đa phương. Quyền lực chính trị trở lại thống trị quan ... |
| Công dân Việt Nam không nên đến Iran, Iraq và Syria nếu không có việc khẩn cấp Trong bối cảnh căng thẳng giữa Iran và Israel đang có dấu hiệu leo thang nguy hiểm, ngày 14/4, Đại sứ Việt Nam tại Iran ... |
| Israel lần đầu nói về vụ tòa nhà lãnh sự Iran bị tấn công, tuyên bố quyết định phản đòn Tehran Ngày 15/4, quân đội Israel lần đầu đưa ra bình luận chính thức về vụ tòa nhà lãnh sự trong Đại sứ quán Iran ở ... |
| Ảnh ấn tượng (8-14/4): Nga chưa bao giờ từ chối giải quyết mâu thuẫn một cách hòa bình, quốc gia Baltic sát cánh Ukraine gia nhập EU và NATO Xung đột Nga-Ukraine, Tổng thống Putin giải thích lý do tấn công cơ sở điện của Kiev, ông Zelensky thăm Latvia, Thủ tướng Nhật Bản ... |
| Không vừa ý chuyện Thụy Sỹ đăng cai hội nghị hòa bình cho Ukraine, Nga dọa hành động; thêm quốc gia 'bắt tay' Kiev Nga muốn hành động đáp trả Thụy Sỹ vì lập trường của Bern trong xung đột Ukraine. |