Các nhà nhập khẩu dầu thô từ Nga được hưởng lợi khi mua hàng với giá giảm mạnh so với giá chuẩn toàn cầu trong bối cảnh những người khác tránh giao dịch với Moscow do xung đột ở Ukraine. Trong ảnh: Cảng Kozmino của Nga. (Nguồn: nhk-maritime.com) |
Ưu tiên chuyển hàng, bất chấp chi phí tăng
Việc vận chuyển dầu thô bằng đường biển đầy rủi ro và tốn kém. Tuy nhiên, các nhà nhập khẩu Trung Quốc vẫn sẵn sàng lựa chọn cách này để đưa dầu từ Nga tới quốc gia đông dân nhất thế giới. Điều này chứng tỏ mức độ cấp bách của việc đảm bảo dòng chảy dầu thông suốt từ miền Đông Nga sang châu Á.
Theo các nhà môi giới tàu biển (người trung gian giữa chủ tàu và người thuê tàu), nhiều nhà nhập khẩu đang sử dụng những cách sáng tạo để duy trì tuyến đường vận chuyển khi ngày càng nhiều chủ tàu tránh xa dầu của Nga do lo ngại bị “vạ lây” từ các lệnh trừng phạt phương Tây áp đặt lên Moscow vì xung đột với Ukraine.
Cụ thể, các tàu cỡ nhỏ đang được sử dụng để vận chuyển hàng hóa giữa cảng Kozmino của Nga và vùng biển ngoài khơi Yeosu ở Hàn Quốc. Tại đây, hàng được chuyển từ tàu này sang tàu khác để chuyển sang tàu siêu tốc cho chặng tiếp theo trên hành trình tới Trung Quốc.
Quá trình vận chuyển này chưa từng được áp dụng đối với hỗn hợp dầu của ESPO (đường ống dẫn dầu Đông Siberia - Thái Bình Dương).
Theo đó, loại dầu trên được đưa lên các tàu chở dầu nhỏ hơn để thực hiện chuyến đi 5 ngày trực tiếp đến Trung Quốc. Việc này cũng làm tăng thêm thời gian và chi phí vận chuyển.
Tuy nhiên, các nhà môi giới cho biết, thực tế trên đang trở nên phổ biến hơn khi các chủ tàu và người mua ưu tiên nguồn cung cấp tàu nhỏ để vận chuyển dầu ra khỏi Kozmino trong thời gian ngắn.
Các nhà nhập khẩu dầu thô từ Nga được hưởng lợi khi mua dầu với giá giảm mạnh so với giá chuẩn toàn cầu trong bối cảnh những người khác tránh giao dịch với Moscow do xung đột ở Ukraine.
Dầu giá rẻ đã khiến những khách hàng hàng đầu tại Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục nhập khẩu dầu từ Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất liên minh, còn gọi là OPEC+, bất chấp việc phải đối mặt với các rào cản tài chính và hậu cần.
Do vị trí gần và quá trình hậu cần đơn giản hơn, Trung Quốc sẽ mua gần như toàn bộ lượng hàng của ESPO trong tháng 5 này. Đây là loại dầu trước đây thường được chuyển sang các nước khác như Hàn Quốc và Nhật Bản.
Tin liên quan |
Kinh tế thế giới nổi bật (20-26/5): Đức nói ‘cấm vận không ngẫu nhiên làm Nga suy yếu’, Moscow kiên quyết giao dịch Ruble, tín hiệu vui Mỹ-Trung |
Riêng tập đoàn lọc dầu Sinopec có khả năng mua ít nhất 10 lô hàng của ESPO trong tháng 5, tăng gấp đôi khối lượng so với trước xung đột Nga-Ukraine. Mức chiết khấu cũng đạt kỷ lục 20 USD/thùng, dưới mức tiêu chuẩn dầu thô Dubai tại cơ sở FOB Kozmino.
Vortexa Analytics, đơn vị chuyên cung cấp phân tích về năng lượng ước tính, lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc từ Nga qua đường biển tăng vọt lên mức kỷ lục 1,1 triệu thùng/ngày trong tháng 5/2022, so với mức 750.000 thùng/ngày trong quý I/2022 và 800.000 thùng/ngày năm 2021.
Unipec, chi nhánh thương mại của tập đoàn lọc dầu Sinopec, đang dẫn đầu lượt mua, cùng với Zhenhua Oil, một đơn vị thuộc tập đoàn quốc phòng Norinco của Trung Quốc.
Công ty tư nhân Livna Shipping Ltd, gần đây cũng nổi lên như một đơn vị vận chuyển lớn dầu Nga sang Trung Quốc. Tuy nhiên, Sinopec, Zhenhua và Livna từ chối bình luận về vấn đề này.
Hàng hóa thường được vận chuyển trực tiếp từ nơi xếp hàng đến cảng nhận hàng trên các tàu chở dầu aframax và Long Range-2 (LR-2).
Vừa buôn bán vừa “nghe ngóng” rủi ro
Mặc dù vậy, các công ty môi giới tàu biển cho biết, dưới sức ép của các lệnh trừng phạt, số lượng chủ tàu và công ty bảo hiểm sẵn sàng ký hợp đồng bảo hiểm cho các chuyến hàng xuất phát miền Đông và miền Tây nước Nga đang giảm dần.
Điều này đã tạo ra thách thức hậu cần cho các nhà sản xuất và người mua khi họ có ít lựa chọn đơn vị vận chuyển hơn và cần phải xem xét cách tốt nhất để triển khai các loại tàu hiện có.
Một số hãng tàu biển đã thắt chặt các giao dịch với Moscow, trong khi nhiều công ty khác đang 'nghe ngóng' vì lo ngại lệnh cấm vận dầu Nga có thể được Liên minh châu Âu áp dụng trong nay mai. (Nguồn: Reuters) |
Theo dữ liệu theo dõi tàu, Yang Li Hu và Yang Mei Hu - hai tàu chở dầu LR-2 - đã nạp hàng của ESPO trong khoảng thời gian từ ngày 16-18/5, trước khi đi về hướng Yeosu để chuyển dầu cho siêu tàu chở dầu Yuan Qiu Hu. Tuy nhiên, siêu tàu này chỉ đầy 3/4 khi nó đến Trung Quốc.
Sự bùng phát dịch Covid-19 ở Trung Quốc đã làm giảm nhu cầu và hạn chế nhập khẩu dầu thô đường dài, dẫn đến dư thừa nguồn cung tàu siêu tải trọng. Điều này có nghĩa là việc chuyển dầu của ESPO từ tàu to sang tàu nhỏ có thể được nhân rộng thường xuyên hơn khi các tàu nhỏ có khả năng thực hiện các chuyến đi ngắn.
Những nhà môi giới tàu biển cho biết, nhu cầu đang tăng đối với các tàu chở dầu nhỏ hơn vì chúng phù hợp với việc vận chuyển hàng hóa ra khỏi Kozmino. Kể từ sau lần chuyển hàng gần đây, tàu Yang Li Hu đã nhận một chuyến hàng khác của ESPO vào ngày 23/5 và đang trên đường đến Yeosu, trong khi Yang Mei Hu dự kiến đến Kozmino để bốc chuyến hàng tiếp theo vào ngày 26/5.
Trong khi việc chuyển từ tàu nhỏ sang tàu lớn là phổ biến đối với các chuyến hàng dầu thô đường dài như dầu Urals của Nga, vốn được vận chuyển nhiều từ Biển Baltic đến châu Á, thì dầu của ESPO hầu như chưa từng được vận chuyển theo cách này.
Được biết, các chủ tàu như Cosco Shipping và Russia’s Sovcomflot đang xử lý để vận chuyển một lượng lớn dầu thô của Nga từ các cảng như Kozmino và Ust Luga ở Biển Baltic.
Tuy nhiên, trong những tuần gần đây, các hãng tàu biển như Maersk đã thắt chặt các giao dịch với Moscow, trong khi nhiều công ty khác đang "nghe ngóng" vì lo ngại về các quy định trừng phạt khắc nghiệt hơn và lệnh cấm vận dầu Nga có thể được Liên minh châu Âu áp dụng trong nay mai.
| Kinh tế thế giới nổi bật (20-26/5): Đức nói ‘cấm vận không ngẫu nhiên làm Nga suy yếu’, Moscow kiên quyết giao dịch Ruble, tín hiệu vui Mỹ-Trung Nóng hầm hập câu chuyện lạm phát, xung đột Nga-Ukraine, cấm vận dầu mỏ, thanh toán khí đốt bằng đồng Ruble; triển vọng tăng trưởng ... |
| Thúc đẩy hợp tác Việt Nam-châu Phi, bảo đảm an ninh lương thực và dinh dưỡng cho tất cả mọi người Việt Nam sẽ tích cực đồng hành với OIF và các đối tác quốc tế khác hỗ trợ các nước châu Phi phát triển trên ... |