Nhỏ Bình thường Lớn

Gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Moscow: EU chính thức 'tuyên chiến' với bên thứ ba, quyết chặn huyết mạch cuối của kinh tế Nga?

Sau nhiều ngày trì hoãn vì những vấn đề nhạy cảm, EU cuối cùng đã quyết định mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với các chủ thể kinh tế có liên quan đến Liên bang Nga, cũng như đối với những đối tượng tìm cách lách lệnh trừng phạt thông qua các văn phòng ở nước thứ ba.

Ngày 21/6, các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga, quyết tâm ngăn chặn các lệnh trừng phạt đã áp đặt trước đó bị các nước thứ ba "bỏ qua".

Gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Moscow: EU chính thức 'tuyên chiến' với bên thứ ba, quyết chặn đường sống của kinh tế Nga?. (Nguồn: Ukrinform)
Gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Moscow: EU chính thức 'tuyên chiến' với bên thứ ba, quyết chặn đường sống của kinh tế Nga?. (Nguồn: Ukrinform)

Phương sách cuối cùng của EU?

Theo đó, các biện pháp trừng phạt mới đã thiết lập các giới hạn đối với việc nhập khẩu hàng hóa nếu có nghi ngờ rằng các tàu đang vận chuyển dầu thô hoặc các sản phẩm phái sinh của Nga được mua trên mức giá tối đa đã được thỏa thuận bởi Australia, Canada, Nhật Bản, Vương quốc Anh và Mỹ.

Tin liên quan
Tổng thống Ukraine: Kiev mang lại sự ổn định và bảo vệ thế giới khỏi hỗn loạn Tổng thống Ukraine: Kiev mang lại sự ổn định và bảo vệ thế giới khỏi hỗn loạn

"Tôi hoan nghênh thỏa thuận chính trị về gói trừng phạt thứ 11 của chúng ta", Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen nói, đồng thời nhận định thêm rằng, các lệnh trừng phạt mới sẽ giáng "một đòn mới" vào nguồn thu của nền kinh tế Nga. Bà cũng nêu rõ rằng, công cụ "chống lẩn tránh" của EU sẽ ngăn Nga có được các loại hàng hóa bị trừng phạt, bằng cách áp đặt các hạn chế chặt chẽ hơn đối với xuất khẩu.

Để giảm thiểu nguy cơ trốn tránh các lệnh trừng phạt, gói thứ 11 đưa ra các lệnh cấm vận chuyển hàng hóa và công nghệ qua lãnh thổ Nga có thể góp phần cải thiện công nghệ và quân sự của Moscow hoặc phát triển lĩnh vực quốc phòng và an ninh. Hơn nữa, gói trừng phạt mới bao gồm khả năng áp dụng các biện pháp đặc biệt mới như là "phương sách cuối cùng" để ngăn chặn việc bán hàng, cung cấp, chuyển giao hoặc xuất khẩu hàng hóa và công nghệ lưỡng dụng nhạy cảm sang nước thứ ba - có nguy cơ bị lợi dụng liên tục và/hoặc để trốn tránh trừng phạt".

Gói trừng phạt thứ 11 của EU cũng mở rộng việc đình chỉ giấy phép phát sóng ở EU đối với năm cơ quan truyền thông của Nga. Một biện pháp được nhất trí khác là cấm các tàu tham gia trung chuyển khi các cơ quan có thẩm quyền có "căn cứ hợp lý" để nghi ngờ họ đang vi phạm lệnh cấm nhập khẩu dầu thô và các sản phẩm dầu mỏ của Nga vào EU.

Gói trừng phạt thứ 11 cũng mở rộng "danh sách đen", bổ sung các tiêu chí mới, trong lần này sẽ có thêm 71 cá nhân và 33 tổ chức của Nga. Tài sản do các cá nhân và tổ chức này nắm giữ trong EU sẽ bị đóng băng.

Sự khác biệt mới, có nhiều khác biệt?

Học giả Norma Masci, chuyên gia nghiên cứu chính trị của geopolitica.info, cho rằng, nếu đặt bên cạnh các đòn trừng phạt Nga do Mỹ áp dụng, động thái mới nhất của Brussels có vẻ nhẹ nhàng hơn so với giả thuyết về lệnh cấm vận hoàn toàn mà chính quyền Tổng thống Joe Biden đưa ra.

Mỹ đặt ra các hạn chế đối với một số công ty, phần lớn là của Trung Quốc, tham gia vào các mối "quan hệ tam giác" cho phép Nga có được nguồn cung cấp các công nghệ tiềm năng của phương Tây, có thể sử dụng được cho cả dân sự và quân sự.

Gói trừng phạt thứ 11 dự kiến mở rộng danh sách các đối tượng bị trừng phạt, bao gồm các công ty, phần lớn là của Trung Quốc, cung cấp cho Nga công nghệ và vật liệu lưỡng dụng. Các biện pháp đang được các tổ chức châu Âu xem xét tiếp nối những phương án đã được chính quyền Mỹ áp dụng và nhắm mục tiêu vào một số công ty bán dẫn có trụ sở tại Trung Quốc như 3Hc Semiconductors, King-Pai Technology, Sinno Electronics và Sigma Technology. Cáo buộc cơ bản nhắm vào các công ty này là họ đã tiếp tục cung cấp cho Nga những linh kiện điện tử cần thiết cho hoạt động quân sự.

Tuy nhiên, không chỉ các công ty của Trung Quốc rơi vào tầm ngắm của Washington và Brussels, mà cả một số nhà nhập khẩu công nghệ phương Tây có trụ sở tại các nước thứ ba đã tái xuất một phần đáng kể hàng hóa đó sang Nga.

Sự gia tăng tương tác thương mại giữa một số quốc gia EU và một số quốc gia không thuộc EU như Serbia, Armenia... cùng với sự gia tăng đồng thời xuất khẩu công nghệ lưỡng dụng sang Nga từ các quốc gia nói trên, đã khiến EU đưa ra giả thuyết về sự tồn tại của các hoạt động thương mại có hệ thống nhằm mục đích lách luật trừng phạt.

Theo các quan chức châu Âu, một số quốc gia Trung Á từng là một phần của Liên Xô, chẳng hạn như Kazakhstan hoặc Kyrgyzstan, cũng tham gia vào các "tam giác" này. Tương tự, các quốc gia thuộc EU đã nhập khẩu một lượng lớn sản phẩm dầu mỏ tinh chế trong hơn một năm qua từ Trung Quốc, Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) và Ấn Độ.

Ý tưởng về các chế tài đối với những chủ thể kinh tế bị nghi ngờ trốn tránh các biện pháp trừng phạt của phương Tây là chủ đề được thảo luận rộng rãi, do lập trường của các quốc gia thành viên và của các cơ quan quản lý khác nhau về thời gian và phương pháp thực hiện. Trong khi một mặt các quốc gia như Ba Lan và các nước cộng hòa vùng Baltic đang thúc giục nhanh chóng áp dụng các biện pháp trừng phạt mới đối với những đối tượng lách thương mại hiện tại với Moscow; mặt khác, một số quốc gia Tây Âu ủng hộ một đường lối thận trọng hơn.

Nếu các biện pháp trừng phạt được áp đặt quyết liệt, sẽ có những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế và chiến lược đặc biệt là đối với các quốc gia thuộc EU. Các quốc gia này có thể sẽ phải đối mặt với một loạt biện pháp trừng phạt của Trung Quốc có khả năng tác động đến chuỗi giá trị ảnh hưởng và ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp của EU.

Về phía Mỹ, các biện pháp cụ thể như Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) đã bắt đầu bảo đảm các ngành công nghiệp chiến lược của nước này, giúp giảm sự phụ thuộc vào các vật liệu và linh kiện của Trung Quốc. Việc tổ chức lại này diễn ra song song với các sáng kiến hợp tác kinh tế và chiến lược do Nhà Trắng thực hiện nhằm hướng các khoản đầu tư của Mỹ tới những quốc gia có vị trí địa chiến lược được coi là cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trong số các sáng kiến thương mại với mục đích chính trị được Mỹ thúc đẩy trong những năm gần đây có thể kể đến "Khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng" được đưa ra vào năm 2022 theo sáng kiến của Washington cùng với 12 quốc gia của khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và mở cửa cho các thành viên khác, chiến lược Xây dựng thế giới tốt đẹp hơn (Build Back Better World - B3W), tập trung vào cơ sở hạ tầng chiến lược và ra mắt vào năm 2021 như một phản ứng của Mỹ với sáng kiến "Vành đai và Con đường" (BRI) của Trung Quốc.

Mặt khác, chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở có một tầm vóc khác, tập trung rõ ràng vào việc bảo vệ và đảm bảo an toàn cho các tuyến thương mại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cho phép các ngành công nghiệp phương Tây hoạt động trên quy mô toàn cầu.

Đối mặt với một khối Trung-Nga ngày càng gắn kết trước lợi ích chung trong việc thách thức quyền bá chủ của châu Âu-Mỹ, Washington và Brussels dường như ngày càng có xu hướng triển khai “vũ khí” cưỡng chế kinh tế.

Tuy nhiên, sự khác biệt rõ ràng giữa hai bờ Đại Tây Dương vẫn tồn tại, với việc Mỹ có ý định tăng áp lực lên khối Trung-Nga, nhưng châu Âu vẫn còn lo sợ về những tác động không chắc chắn của các đòn trừng phạt đó.

Cuối cùng, các biện pháp trừng phạt được áp dụng cho đến nay, cũng như các biện pháp đang được thảo luận, đều chưa chính thức nhắm mục tiêu vào các sản phẩm như phân bón hoặc kim cương và có vẻ như EU cũng đã "bất lực" trong việc ngăn chặn các “tam giác” dầu mỏ tinh chế vẫn lưu thông qua Trung Quốc và Ấn Độ - khi đây mới là một trong những nguồn thu quan trọng nhất của Nga.

Trung Quốc quyết ‘tấn công’ Đức bằng đòn quyến rũ, châu Âu cũng phải lung lay?

Trung Quốc quyết ‘tấn công’ Đức bằng đòn quyến rũ, châu Âu cũng phải lung lay?

Global Times bình luận, sự kiện Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường công du Đức, Pháp đã tạo nên cơ hội hiếm có để loại ...

Cộng sự thân cận của Tổng thống Putin: Kinh tế Nga đã thích nghi, đồng USD thành ‘nạn nhân’ của cuộc xung đột nóng

Cộng sự thân cận của Tổng thống Putin: Kinh tế Nga đã thích nghi, đồng USD thành ‘nạn nhân’ của cuộc xung đột nóng

Chủ ngân hàng quyền lực hàng đầu nước Nga cho rằng, nguy hiểm hơn cả Chiến tranh Lạnh, chính “cuộc xung đột nóng” đang đưa ...

Thế giới đang tiến vào cuộc ‘khủng hoảng vĩnh cửu’?

Thế giới đang tiến vào cuộc ‘khủng hoảng vĩnh cửu’?

Những tin tức mới nhất cho thấy, nền kinh tế thế giới đang trở nên xấu hơn. Khu vực Eurozone rơi vào suy thoái; kinh ...

Giá cà phê hôm nay 22/6/2023: Giá cà phê đỏ sàn phiên thứ 2 liên tiếp, áp lực bán hàng vụ mới từ Brazil giá còn giảm?

Giá cà phê hôm nay 22/6/2023: Giá cà phê đỏ sàn phiên thứ 2 liên tiếp, áp lực bán hàng vụ mới từ Brazil giá còn giảm?

Tốc độ kinh doanh cà phê arabica còn chậm chạp, trong khi kinh doanh cà phê robusta tỏ ra mạnh mẽ do nhu cầu của ...

Gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga chính thức 'thông quan'

Gói trừng phạt thứ 11 nhằm vào Nga chính thức 'thông quan'

Ngày 21/6, chính phủ các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp đặt gói biện pháp trừng phạt mới nhằm ...

(theo telesurenglish.net, geopolitica.info)

Tin cũ hơn

Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’? Ukraine vạch Kế hoạch hành động 3.0, thít chặt hơn nữa trừng phạt Nga, tính 'con bài chốt hạ’?
Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ Một ông trùm bất động sản 'ngỏ ý' muốn mua lại TikTok ở Mỹ
Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện Kinh tế thế giới nổi bật (10-16/5): Nga kiên định mục tiêu thứ 4 toàn cầu, Trung Quốc phản ứng mạnh việc Mỹ tăng thuế nhập khẩu xe điện
Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây Nga-Trung Quốc: Xung đột ở Ukraine tạo kỳ tích thương mại, cùng vượt 'sóng gió' trừng phạt từ phương Tây
Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử' Bất chấp kế hoạch của Mỹ, Nga đảm bảo ổn định thị trường uranium, Rosatom nói 'hành động phân biệt đối xử'
Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân' Tài sản Nga bị phong tỏa: Estonia tiến bước đầu tiên, tạo tiền lệ để châu Âu 'theo chân'
EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc EU thích dùng ‘cây gậy’ hơn ‘củ cà rốt’, công nghiệp nguy cơ tụt hậu trước sự toan tính khôn ngoan của Mỹ và Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 16/5/2024: Giá vàng SJC vượt 90 triệu đồng/lượng, tiếp tục đấu thầu vàng,  USD 'đẩy thuyền' Giá vàng hôm nay 16/5/2024: Giá vàng SJC vượt 90 triệu đồng/lượng, tiếp tục đấu thầu vàng, USD 'đẩy thuyền'
Tân Thủ tướng Lawrence Wong sẽ chèo lái 'con tàu kinh tế' Singapore như thế nào? Tân Thủ tướng Lawrence Wong sẽ chèo lái 'con tàu kinh tế' Singapore như thế nào?
Tổng thống Biden 'nhấn ga', ông Trump 'gật gù' ủng hộ, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chính thức 'tăng nhiệt'? Tổng thống Biden 'nhấn ga', ông Trump 'gật gù' ủng hộ, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung chính thức 'tăng nhiệt'?
Nga phát hiện mỏ dầu với trữ lượng khủng, Argentina lo ngại? Nga phát hiện mỏ dầu với trữ lượng khủng, Argentina lo ngại?
Mỹ cảnh báo rủi ro tiềm ẩn khi kinh doanh với Iran; áp trừng phạt liên quan kế hoạch giải phóng tài sản bị phong tỏa của tỷ phú Nga Mỹ cảnh báo rủi ro tiềm ẩn khi kinh doanh với Iran; áp trừng phạt liên quan kế hoạch giải phóng tài sản bị phong tỏa của tỷ phú Nga