Nhỏ Bình thường Lớn

Gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga: Người ngoài sốt sắng, người trong lại lục đục, EC quyết làm điều 'kiêng kỵ'

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba vừa lên tiếng kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu bàn cụ thể, nghiêm túc về gói trừng phạt thứ 12 chống lại Nga, tại cuộc họp báo chung với Đại diện cấp cao EU Josep Borrell (ngày 2/10).
Gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga: Người ngoài sốt sắng, nội bộ EU lại lục đục,. (Nguồn: https:apa.az)
Gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga: Người ngoài sốt sắng, EC quyết bỏ qua điều 'kiêng kỵ', nội bộ EU lại lục đục. (Nguồn: apa.az)

“Đã qua một mùa Hè, một kỳ nghỉ dài, có thể nhìn lại điều gì hiệu quả, điều gì không… Nhưng không thể giải thích vì sao gói trừng phạt thứ 12 vẫn chưa được thông qua. Chúng tôi kêu gọi EU bàn bạc về gói trừng phạt thứ 12 này, nghiên cứu cụ thể về các lệch trừng phạt nhằm vào Nga", Ngoại trưởng Ukraine tỏ vẻ sốt ruột.

Tin liên quan
‘Cuộc chiến ngân sách’ là việc của Mỹ, có thế nào vẫn có phần Ukraine, Kiev không tin sẽ bị bỏ rơi ‘Cuộc chiến ngân sách’ là việc của Mỹ, có thế nào vẫn có phần Ukraine, Kiev không tin sẽ bị bỏ rơi

Theo đó, người đứng đầu ngành Ngoại giao Ukraine đã vạch ra cho EU hai trọng tâm chính cần phải có trong gói trừng phạt mới này, một là các biện pháp chống lẩn tránh các biện pháp trừng phạt đang được áp dụng và các biện pháp trừng phạt mới.

Trước hết, theo ông Kuleba, gói trừng phạt mới phải ảnh hưởng đến ngành công nghiệp quốc phòng Nga - nơi sản xuất ra tên lửa và máy bay không người lái. Đồng thời, có đầy đủ lý do để xem xét nghiêm túc các lệnh trừng phạt đối với ngành công nghiệp hạt nhân của Nga, trong khi các lệnh trừng phạt đối với các đơn vị truyền thông Nga nên được mở rộng.

Hối thúc EU sớm triển khai gói trừng phạt mới, Ngoại trưởng Kuleba nói: “Chúng tôi sẵn sàng làm việc mang tính xây dựng và hiệu quả với EU theo hướng này”.

Tuy nhiên, trong chính nội bộ các nước thành viên EU lại đang có sự chia rẽ về kế hoạch gói trừng phạt thứ 12 chống lại Nga, với những gì nên đưa thêm vào gói, dù có thông tin rằng, các biện pháp ngăn chặn mới nhất dự kiến được triển khai ngay vào đầu tháng 10 này.

Theo các nguồn tin, gói trừng phạt mới có thể bao gồm hai vấn đề lớn, vốn là điều "kiêng kỵ" trong 11 gói trừng phạt trước đây - là lệnh cấm mua kim cương từ Moscow và đề xuất sử dụng lợi nhuận tạo ra từ tài sản của Ngân hàng trung ương Nga đang bị đóng băng ở nước ngoài để hỗ trợ tái thiết Ukraine.

Trong khi, các quốc gia, bao gồm Ba Lan và các nước vùng Baltic còn muốn tiến xa hơn nữa trong đề xuất trừng phạt bổ sung đối với khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và dịch vụ công nghệ thông tin.

Một nhóm khác kêu gọi hạn chế đối với lĩnh vực hạt nhân của Nga. Nhưng những nỗ lực trừng phạt Moscow về lĩnh vực này đã bị quá nhiều quốc gia thành viên EU phản đối nhiều lần trước đây.

Một số thành viên lại cho rằng, còn rất ít lĩnh vực có thể tiếp tục triển khai trừng phạt Nga, trong khi có nhiều lời kêu gọi chỉ cần đảm bảo các hạn chế hiện có được thực thi.

Theo một tài liệu mà Bloomberg News có được, Ba Lan muốn tăng cường các biện pháp trừng phạt đối với một số mặt hàng được áp dụng trong các gói trước đó. Các đề xuất của họ bao gồm, giảm hạn ngạch nhập khẩu cao su tổng hợp, thực hiện các hạn chế về thép hiệu quả hơn và thêm lệnh cấm chất xút rắn. Ngoài ra, Warsaw cũng đang tìm kiếm một gói trừng phạt mới chống lại Belarus.

Những nỗ lực trước đây nhằm trừng phạt đá quý của Nga ở châu Âu đã vấp phải sự phản đối từ các quốc gia nhập khẩu hàng đầu như Bỉ - nơi có trung tâm giao dịch kim cương lớn nhất thế giới ở Antwerp, vốn lập luận rằng, một lệnh cấm đơn giản mà không có thỏa thuận toàn cầu sẽ chỉ có tác động chuyển hoạt động buôn bán đá quý sinh lợi sang nơi khác, mà không mang lại lợi ích gì.

Trước đó, vào ngày 15/9, một quan chức Bỉ cho biết, nhóm G7 dự định “ra đòn” mới nhất đối với kim cương Nga. Lệnh cấm nhập khẩu kim cương Nga của nhóm này dự định sẽ ra trong vòng 2 đến 3 tuần tới, dự kiến bắt đầu có hiệu lực từ 1/1/2024. Một khi có hiệu lực, việc mua kim cương Nga sẽ chịu ảnh hưởng của lệnh cấm trực tiếp trong khi lệnh cấm vấn gián tiếp sẽ được tiến hành sau đó. Cơ chế gián tiếp sẽ đưa ra một hệ thống theo dõi, bao gồm kiểm tra thực tế các gói hàng chứa đá quý và dữ liệu truy xuất nguồn gốc bắt buộc đối với các nhà sản xuất và kinh doanh kim cương.

Hiện người phát ngôn của Ủy ban châu Âu (EC) - cơ quan điều hành của EU không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận về các vấn đề trên. Nhưng được biết, gói trừng phạt thứ 12 có thể được tung ra vào nửa đầu tháng 10 hoặc được công bố trong Hội nghị thượng đỉnh EU-Mỹ tại Nhà Trắng vào ngày 20/10 tới.

Tuy nhiên, bất kỳ gói trừng phạt mới nào cũng có thể bao gồm các động thái tiếp theo nhằm ngăn chặn khả năng của Nga trong việc lách các lệnh trừng phạt của EU thông qua các nước thứ ba, như Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và Thổ Nhĩ Kỳ.

Là một phần của các cuộc thảo luận, EC sẽ đưa ra các đề xuất mới nhằm đánh một loại thuế bất ngờ đối với khoản lợi nhuận mà tài sản của Ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng đang tạo ra, tại các trung tâm thanh toán bù trừ, bất chấp sự phản đối của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB). Theo đó, loại thuế đang được xem xét để áp dụng là thuế lợi tức phụ thu (windfall tax - loại thuế đánh trên số lợi nhuận lớn và bất ngờ).

Tranh cãi đã nổ ra giữa các nhà lãnh đạo EU và ECB, khi hai bên không thể đồng thuận về kế hoạch sử dụng lợi nhuận từ hơn 200 tỷ Euro (217 tỷ USD) tài sản của Ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng để tái thiết Ukraine.

Chủ tịch EC Ursula von der Leyen đề xuất triển khai đánh thuế lên khối tài sản khổng lồ này, nhưng một số quốc gia thành viên bày tỏ lo ngại về sự ổn định tài chính và tính hợp pháp. Các quan chức EC cũng đã phản đối Chủ tịch ECB Christine Lagarde về cảnh báo của ngân hàng này rằng - các động thái liên quan các tài sản của Nga đang bị đóng băng tại EU có thể đe dọa sự ổn định tài chính của khu vực đồng Euro và tính thanh khoản của đồng tiền chung.

Nga cũng đã nhiều lần mô tả bất kỳ hành vi tịch thu tài sản nào của chính phủ các nước phương Tây đều là hành vi trộm cắp và đi ngược lại luật pháp quốc tế.

Được biết, EU đã đóng băng số tài sản Nga trị giá 207 tỉ Euro (226 tỉ USD) kể từ khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra, trong đó có tiền mặt, các khoản tiền gửi, chứng khoán. Ước tính ước tính số tài sản Nga bị đóng băng tại châu Âu có thể sinh lời khoảng 3 tỉ Euro/năm.

Trước đó, EU đã thông qua gói trừng phạt thứ 11 vào ngày 23/6.

Giá vàng hôm nay 4/10/2023: Giá vàng thế giới 'đại hạ giá', đồng USD ngày một mạnh lên, nên mua vàng lúc này?

Giá vàng hôm nay 4/10/2023: Giá vàng thế giới 'đại hạ giá', đồng USD ngày một mạnh lên, nên mua vàng lúc này?

Giá vàng hôm nay 4/10/2023 tiếp diễn xu hướng ngược dòng, giá vàng miếng SJC trong nước tiếp tục đi lên - giá vàng thế ...

Giá cà phê hôm nay 3/10/2023: Giá cà phê arabica tăng mạnh, niên vụ mới bắt đầu, thị trường chuyển biến tích cực

Giá cà phê hôm nay 3/10/2023: Giá cà phê arabica tăng mạnh, niên vụ mới bắt đầu, thị trường chuyển biến tích cực

Trong những ngày giao dịch đầu tiên của tháng 10/2023, cũng như của niên vụ mới, giá cà phê 2 sàn chuyển biến tích cực ...

Nỗ lực vượt trừng phạt, Nga bắt đầu thử nghiệm đồng Ruble kỹ thuật số; ngân hàng lớn thứ 2 cả nước tuyên bố một điều

Nỗ lực vượt trừng phạt, Nga bắt đầu thử nghiệm đồng Ruble kỹ thuật số; ngân hàng lớn thứ 2 cả nước tuyên bố một điều

Người dân tham gia thử nghiệm đồng Ruble kỹ thuật số của Nga sẽ được miễn phí trong khi các doanh nghiệp được hưởng một ...

Tài trợ cho Ukraine lại gặp 'đá tảng', EU bất đồng nội bộ, 'quay xe’ quyết nhắm vào tài sản Nga bị phong tỏa?

Tài trợ cho Ukraine lại gặp 'đá tảng', EU bất đồng nội bộ, 'quay xe’ quyết nhắm vào tài sản Nga bị phong tỏa?

Đối với nhiều quốc gia, việc hỗ trợ Ukraine giống như một "canh bạc đáng chơi", tuy nhiên, những lợi ích to luôn đi kèm ...

Không vượt được 'ải' Hạ viện, kế hoạch cuối cùng của Chủ tịch McCarthy đổ bể, chính phủ Mỹ gần như chắc chắn đóng cửa

Không vượt được 'ải' Hạ viện, kế hoạch cuối cùng của Chủ tịch McCarthy đổ bể, chính phủ Mỹ gần như chắc chắn đóng cửa

Kế hoạch cuối cùng của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Kevin McCarthy nhằm giúp chính phủ nước này tạm thời có ngân sách để duy ...

(theo Ukrinform, Reuters)

Tin cũ hơn

Cuộc di cư khỏi Nga, ‘kẹo đắng’ của doanh nghiệp nước ngoài từ bỏ Moscow? Cuộc di cư khỏi Nga, ‘kẹo đắng’ của doanh nghiệp nước ngoài từ bỏ Moscow?
Nga ra phán quyết cuối cùng với xăng dầu; Moscow loay hoay với hàng tỷ Ruble 'mắc kẹt' ở Ấn Độ Nga ra phán quyết cuối cùng với xăng dầu; Moscow loay hoay với hàng tỷ Ruble 'mắc kẹt' ở Ấn Độ
Hứng loạt 'đạn' mới từ Mỹ, Trung Quốc thiệt hại thế nào? Lợi ích lớn hơn nằm ở 'hòm phiếu'? Hứng loạt 'đạn' mới từ Mỹ, Trung Quốc thiệt hại thế nào? Lợi ích lớn hơn nằm ở 'hòm phiếu'?
Tòa án Nga tịch thu tài sản của Ngân hàng Đức, UniCredit của Italy 'chung số phận' Tòa án Nga tịch thu tài sản của Ngân hàng Đức, UniCredit của Italy 'chung số phận'
Giá vàng hôm nay 20/5/2024: Giá vàng có thể tăng lên mức 2.500 USD/ounce, bắt đầu 'thắt dây an toàn' và 'chạy đua' Giá vàng hôm nay 20/5/2024: Giá vàng có thể tăng lên mức 2.500 USD/ounce, bắt đầu 'thắt dây an toàn' và 'chạy đua'
Bị EU 'sờ gáy', Trung Quốc 'ăn miếng trả miếng' khởi động điều tra chống bán phá giá với nhựa POM Bị EU 'sờ gáy', Trung Quốc 'ăn miếng trả miếng' khởi động điều tra chống bán phá giá với nhựa POM
Tăng trưởng nhanh, năng động và không ngại chi tiêu, Gen Z sẽ tạo nên một cuộc cách mạng tiêu dùng tại Trung Quốc Tăng trưởng nhanh, năng động và không ngại chi tiêu, Gen Z sẽ tạo nên một cuộc cách mạng tiêu dùng tại Trung Quốc
Giá vàng hôm nay 19/5/2024, Giá vàng SJC tăng, thế giới xuất hiện ‘cơn bão hoàn hảo của sự lạc quan’, sẽ vượt mốc cao nhất mọi thời đại Giá vàng hôm nay 19/5/2024, Giá vàng SJC tăng, thế giới xuất hiện ‘cơn bão hoàn hảo của sự lạc quan’, sẽ vượt mốc cao nhất mọi thời đại
Khối lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt Trung-Nga dự kiến đạt mức cao mới Khối lượng vận chuyển hàng hóa đường sắt Trung-Nga dự kiến đạt mức cao mới
Trung Quốc thu hẹp cửa với thủy sản Nhật Bản Trung Quốc thu hẹp cửa với thủy sản Nhật Bản
Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái, điều gì khiến nền kinh tế lớn thứ chín thế giới vững tin? Kinh tế Canada đối mặt nguy cơ suy thoái, điều gì khiến nền kinh tế lớn thứ chín thế giới vững tin?
AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử AI cùng biến động địa chính trị trở thành 'báu vật' của giới siêu giàu, số tỷ phú có tài sản vượt 100 tỷ USD cao nhất lịch sử