Nhỏ Bình thường Lớn

Google hướng Châu Á - Thái Bình Dương thành trọng tâm trong chiến lược AI toàn cầu

Google đang muốn hướng khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC) trở thành trọng tâm trong chiến lược AI toàn cầu của mình.

Cụ thể, trong cuộc phỏng vấn với Nikkei Asia, Scott Beaumont, Chủ tịch khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của Google, khẳng định công ty đang nhắm đến khu vực này với sự bùng nổ của AI tạo sinh.

Google đã ra mắt phiên bản beta của công nghệ mang tên “trải nghiệm tìm kiếm tạo sinh” (SGE), với việc dùng AI tạo sinh để nâng cao chất lượng dịch vụ tìm kiếm trên Internet.

Google sẽ tập trung phát triển thị trường AI tạo sinh tại khu vực APAC.
Google sẽ tập trung phát triển thị trường AI tạo sinh tại khu vực APAC.

Ấn Độ và Nhật Bản là hai thị trường vừa được tiếp cận với công nghệ mới này của Google, chỉ sau Mỹ. Đại diện công ty lý giải điều này là do “mức độ quan tâm của hai quốc gia nói trên là cực kỳ cao” so với những thị trường toàn cầu khác. Ngoài ra, Hàn Quốc cũng là một quốc gia châu Á khác nằm ở vị trí cao trong danh sách có nhu cầu.

Kết thúc năm 2022, khu vực APAC đóng góp đến 47 tỷ USD doanh thu cho Alphabet (công ty mẹ Google), chiếm tới 16% tổng doanh thu toàn cầu của công ty. Trong khi đó, doanh thu tại châu Âu, Trung Đông và châu Phi đạt được tổng cộng 82 tỷ USD, chiếm tới 29% doanh thu toàn cầu.

Beaumont còn nhấn mạnh rằng “hơn một nửa dân số dùng Internet trên thế giới tập trung tại khu vực APAC”, cùng với đó là sự tăng trưởng kinh tế của những quốc gia trong khu vực, mức độ thâm nhập kỹ thuật số đang ngày càng tăng tạo ra “dư địa” phát triển to lớn.

Với những yếu tố này, Google đang đặt mục tiêu mở rộng tất cả những nguồn doanh thu ở thị trường châu Á, gồm dịch vụ điện toán đám mây, doanh số bán phần cứng như điện thoại thông minh cùng với quảng cáo trực tuyến.

Đại diện lãnh đạo Google đã chỉ ra rằng AI tạo sinh có thể phục vụ khu vực châu Á như một “vũ khí” hoặc “trợ lý nằm gọn trong túi”. Nhu cầu từ những doanh nghiệp vừa và nhỏ đối với công nghệ đang bùng nổ này là rất lớn, mang kỳ vọng cải thiện năng suất mạnh mẽ.

Song, đối với thị trường Trung Quốc, Beaumont xác nhận không có “dịch vụ tiêu dùng nào” đang triển khai tại đây và phủ nhận khả năng tham gia vào thị trường AI đầy tiềm năng của nền kinh tế thứ hai của thế giới.

“Chúng tôi có nhiều việc cần làm ở những thị trường khác”, Beaumont nói, lưu ý rằng công ty sẽ cần vượt qua các “trở ngại tương tự” ở Trung Quốc trong lĩnh vực AI tạo sinh.

Năm 2010, Google đã ngừng cung cấp dịch vụ tìm kiếm ở đại lục để phản đối chính sách kiểm duyệt Internet và những cuộc tấn công mạng có nguồn gốc từ Trung Quốc nhằm vào công ty này.

Microsoft sẽ ra mắt Windows 12 trong năm 2024?

Microsoft sẽ ra mắt Windows 12 trong năm 2024?

Microsoft được cho là sẽ ra mắt Windows 12 vào năm 2024 với hàng loạt bổ sung về thuật toán máy học và AI, hứa ...

IPhone 15 tiếp tục dính lỗi mới

IPhone 15 tiếp tục dính lỗi mới

Vừa khắc phục xong lỗi quá nhiệt, iPhone 15 tiếp tục dính lỗi mất kết nối WiFi và lỗi lưu ảnh trên màn hình sau ...

Hải Dương đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số

Hải Dương đồng hành cùng doanh nghiệp chuyển đổi số

Ngày 10/10, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hải Dương phối hợp Sở Công Thương, Tập đoàn FPT tổ chức Hội thảo về giải ...

Nhật Bản sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để ngăn chặn tội phạm mạng

Nhật Bản sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để ngăn chặn tội phạm mạng

Cơ quan Cảnh sát Quốc gia Nhật Bản (NPA) đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong những cuộc tầm soát không gian mạng ...

Google công bố xu hướng các điểm du lịch được du khách châu Á tìm kiếm nhiều nhất

Google công bố xu hướng các điểm du lịch được du khách châu Á tìm kiếm nhiều nhất

Google vừa công bố xu hướng các điểm du lịch được du khách châu Á tìm kiếm nhiều nhất, trong đó chỉ người Việt là ...

(theo Vietnamnet)