Trung Quốc không còn là miền đất hứa của các hãng xa xỉ phẩm quốc tế. (Nguồn: Bloomberg) |
Những lo ngại về sự suy yếu trong hoạt động tiêu dùng tại Trung Quốc đã đeo bám ngành hàng xa xỉ trong thời gian qua.
Các khách hàng ở phân khúc hàng xa xỉ tại Trung Quốc đã trở nên kỹ tính hơn trong việc tiêu tiền vào đâu. Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và cuộc khủng hoảng trên lĩnh vực bất động sản đã làm giảm niềm tin tiêu dùng.
Trong khi đó, áp lực giảm phát cũng đang làm dấy lên nhưng lo ngại về tăng trưởng tại một trong những thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới này.
Không chỉ Gucci mà các thương hiệu khác cũng chịu tác động từ sự giảm tốc tại Trung Quốc.
Tin liên quan |
Standard Chartered: Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi |
Dù các “ông lớn” trong nhánh hàng xa xỉ như Rolex, Hermes, Chanel và Louis Vuitton ghi nhận mức tăng trưởng hai chữ số trong năm 2023 tại Hong Kong (Trung Quốc) - một điểm đến được các tín đồ mua sắm Trung Quốc ưa thích, doanh thu của họ đã chậm lại vào tháng 10/2023.
Song song với đó, giá đồng hồ cao cấp đã qua sử dụng trong tháng 1 đã giảm 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đồng hồ Thụy Sỹ là một trong những mặt hàng xa xỉ chịu thiệt nhất trước sự thay đổi trong tâm lý tiêu dùng tại Trung Quốc.
Hiệp hội ngành đồng hồ Thụy Sỹ tuần trước cho biết, xuất khẩu sang Bắc Kinh trong tháng 2 đã giảm 25% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi xuất khẩu sang Hong Kong (Trung Quốc) giảm 19%.
Các chuyên gia của ngân hàng HSBC cho biết, tình hình nhu cầu ở nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang rất khó khăn, nhưng xu hướng ảm đạm này cũng được ghi nhận tại Hong Kong (Trung Quốc), Macau (Trung Quốc) và Singapore vì du khách Trung Quốc, dù tăng lên về số lượng nhưng lại chi tiêu ít hơn nhiều.
Trong bối cảnh này, nhiều thương hiệu có thể buộc phải tìm cách giảm sự phụ thuộc vào thị trường tỷ dân.
Tăng trưởng doanh thu hàng xa xỉ tại nước này trong năm nay được dự đoán sẽ giảm xuống khoảng 5%, thấp hơn nhiều so với mức 12% trong năm 2023, theo báo cáo của công ty tư vấn Bain & Co.
Tuy nhiên, cũng có những thương hiệu xa xỉ phẩm đi ngược lại xu hướng này.
Prada, chủ sở hữu thương hiệu Miu Miu, ghi nhận doanh số bán lẻ tăng 32% trong quý IV/2023 ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, ngoại trừ Nhật Bản.
Hermes International cũng chứng kiến mức tăng trưởng hai chữ số trong cùng quý.
| Tài sản Nga bị phong tỏa: Lãnh đạo EU 'gật đầu' sử dụng lợi nhuận, Moscow tuyên bố sẽ 'trả đũa' Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý "xúc tiến" kế hoạch sử dụng lợi nhuận từ tài sản bị phong ... |
| Tăng trưởng kinh tế kỹ thuật số của ASEAN phụ thuộc vào việc nâng cao kỹ năng Theo ông Rich Lesser, Chủ tịch toàn cầu của Công ty tư vấn Boston Consulting Group của Hoa Kỳ, các quốc gia Đông Nam Á ... |
| Trừng phạt Nga: Chuyên gia Cuba chỉ rõ EU thiệt hại nặng, khẳng định nỗ lực của phương Tây thất bại Ông José Luis Rodríguez, cố vấn của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế thế giới Cuba (CIEM) nhận định, những nỗ lực của các cường ... |
| Bình Định sở hữu những yếu tố đặc biệt để thu hút đầu tư Sáng 23/3, tại TP. Quy Nhơn, UBND tỉnh Bình Định tổ chức buổi thông tin kinh tế - xã hội; thu hút đầu tư; Tuần ... |
| Standard Chartered: Việt Nam vẫn giữ đà phục hồi Trong báo cáo cập nhật kinh tế mới nhất về Việt Nam công bố ngày 25/3, Ngân hàng Standard Chartered dự báo, tăng trưởng Tổng ... |