Kinh tế châu Âu đứng trước thời khắc then chốt. (Nguồn: Reddit.com) |
Hai yếu tố tác động đến kinh tế châu Âu
Theo Nhật báo kinh tế Đài Loan (Trung Quốc), nền kinh tế và tài chính của châu Âu hiện đang bị hai yếu tố tác động.
Thứ nhất là các lệnh trừng phạt đối với Nga dẫn đến lạm phát leo thang và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) bắt đầu nâng lãi suất để ứng phó.
Thứ hai là Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tiếp tục nâng lãi suất và dòng tiền theo đuổi lợi nhuận cao sẽ rời khỏi châu Âu khiến cho đồng Euro mất giá.
Kể từ khi cuộc xung đột Nga-Ukraine bùng phát vào tháng 2/2022 đến nay, Liên minh châu Âu (EU) bắt đầu áp các lệnh trừng phạt đối với Nga.
Đầu tiên là quyết định cấm nhập khẩu hoàn toàn dầu thô từ Nga vào trước cuối năm nay. Tuy nhiên, vì khí đốt tự nhiên của Nga chiếm 40% nhập khẩu của châu Âu nên lục địa này rất khó chủ động cắt đứt.
Đặc biệt, Đức - nền kinh tế lớn nhất khu vực càng lệ thuộc hơn vào khí đốt tự nhiên của Moscow, được vận chuyển bằng tuyến đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1).
Cùng với sức ép ngày càng mạnh của Ukraine và Mỹ, châu Âu đã tăng tốc lấp đầy các kho dự trữ đủ khí đốt để đáp ứng nhu cầu của mùa Đông tới. Hiện tại, khu vực này đã hoàn thành 80% mục tiêu dự kiến.
Nga bắt đầu giảm nguồn cung khí đốt tự nhiên từ tháng 7 với lý do bảo trì Dòng chảy phương Bắc 1.
Vừa qua, Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) quyết định áp giá trần đối với dầu mỏ nhập khẩu từ Moscow. Đáp trả hành động này, Tổng thống Nga Vladimir Putin quyết định ngừng cung cấp khí đốt tự nhiên của Dòng chảy phương Bắc 1 vô thời hạn.
Nga biết rõ, nguồn cung khí đốt tự nhiên chính là điểm yếu của EU.
Giá khí đốt tự nhiên đã tăng gấp 10 lần so với năm ngoái khiến người dân châu Âu bất bình. Chính phủ các nước trong khu vực lần lượt tung ra các phương án trợ cấp khổng lồ, trong đó, Đức có quy mô lớn nhất với gói cứu trợ 65 tỷ Euro (tương đương 65 tỷ USD).
Tin liên quan |
'Cuộc chiến' khí đốt với Nga khiến EU 'co ro', châu Âu thu được gì từ một mùa Đông đắt đỏ? |
Pháp đã chi hơn hơn 26 tỷ Euro (26 tỷ USD) và tân Thủ tướng Anh Elizabeth Truss cũng đề xuất gói cứu trợ trị giá 20 tỷ Bảng (23 tỷ USD).
Nhân tố thực sự ảnh hưởng đến xu hướng của đồng Euro
Chính phủ bơm tiền khắp nơi chắc chắn tạo ra áp lực lạm phát. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 của Khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone) tăng 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn kỳ vọng thị trường.
ECB tăng mạnh lãi suất 0,75 điểm phần trăm, điều chưa từng có trong lịch sử. Chủ tịch ECB Christine Lagarde nhấn mạnh, lãi suất vẫn còn cách xa mức cần thiết để kéo giảm lạm phát, ám chỉ vẫn còn nhiều lần tăng lãi suất từ đây đến trước cuối năm nay.
Tuy nhiên, một mục đích khác của việc ECB tăng lãi suất là để bảo vệ đồng Euro. Fed liên tục tăng lãi suất khiến cho dòng tiền "nóng" đổ về nền kinh tế có lãi suất cao.
Dù việc tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm đã giúp đồng Euro tạm dừng xu thế mất giá liên tục trong 3 tuần, nhưng từ đầu năm đến nay, đồng Euro vẫn giảm 10%.
Hiện tại, các nhà đầu tư vẫn theo sát động tĩnh của Fed. Gần đây, Chủ tịch Fed Jerome Powell ám chỉ, vẫn sẽ áp dụng biện pháp mạnh để ứng phó với lạm phát.
Điều này có thể khiến đồng Euro tiếp tục mất giá so với USD. Do đó, nhân tố thực sự ảnh hưởng đến xu hướng của đồng Euro không phải là ECB mà là Fed.
Đây là một vòng tuần hoàn tiêu cực. Chỉ cần Fed tiếp tục dẫn đầu tăng lãi suất, dòng tiền từ châu Âu sẽ không ngừng đổ về Mỹ, khiến Euro mất giá.
Đồng Euro càng mất giá thì dầu mỏ và khí đốt tự nhiên nhập khẩu được định giá bằng USD sẽ tăng lên và kích hoạt hơn nữa lạm phát của châu Âu.
Sau khi đồng Euro giảm xuống mức ngang với USD, ngưỡng tâm lý bị phá vỡ. Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley có trụ sở tại Mỹ dự đoán, đồng tiền này sẽ giảm xuống mức 1 Euro tương đương 0,97 USD trong quý III/2022. Dự đoán bi quan nhất là đến giữa năm 2023, đồng Euro có thể giảm xuống mức 1 Euro đổi 0,9 USD.
Sẽ không "bỏ trứng vào một giỏ"
Nga có có thể từ bỏ "vũ khí" năng lượng trong tay. Tuyến đường ống đi qua Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay chỉ còn lại 10% tổng lượng khí đốt tự nhiên của châu Âu và có thể ngừng hoạt động bất cứ lúc nào. Ngay cả khi Moscow dừng chiến dịch quân sự đặc biệt, thì bản đồ năng lượng châu Âu cũng không thể quay lại như trước.
Tất cả các quốc gia châu Âu trải qua bài học lần này và sẽ không tiếp tục "bỏ trứng vào một giỏ".
Gần đây, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron thăm Algeria, mong muốn đẩy nhanh nhập khẩu khí đốt tự nhiên từ Bắc Phi. Trong khi đó, Đức xây đang gấp rút dựng trạm nạp khí đốt tự nhiên trên biển ở Bắc Hải để nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ.
Ngoài ra, EU còn muốn hợp tác với các nước Trung Á, muốn mở rộng nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Azerbaijan, cũng như bắt đầu nhập dầu thô của Kazakhstan.
Tất cả đều là kế hoạch phân tán nguồn cung năng lượng.
| Lạm phát leo thang, Euro giảm sốc, ECB có thể phải tiếp tục tăng mạnh lãi suất Sau khi tăng lãi suất lần đầu tiên trong hơn 1 thập niên vào tháng 7, các nhà hoạch định chính sách của Ngân hàng ... |
| Các dòng sông đang cạn kiệt, đe dọa tê liệt giao thương đường thủy châu Âu Theo Cơ quan Thống kế châu Âu (Eurostat), hệ thống sông ngòi và kênh rạch của châu lục này vận chuyển hàng ngàn tấn hàng ... |
| Kinh tế châu Âu 'sa lầy' lạm phát, thách thức lớn nhất vẫn chưa thể giải quyết Bất chấp mức tăng trưởng đạt được trong quý II/2022, một số chuyên gia cho rằng, áp lực từ cuộc khủng hoảng năng lượng, lạm ... |
| Sát bờ vực suy thoái, hướng đi nào cho châu Âu? Theo một số nhà bình luận, kinh tế Mỹ đã giảm hai quý liên tiếp và có thể đã rơi vào suy thoái. Vậy liệu ... |
| Kinh tế châu Âu đối mặt với rủi ro chồng chất Nền kinh tế châu Âu, chiếm gần 1/5 sản lượng kinh tế của thế giới, đang phải đối mặt với bài kiểm tra khó khăn ... |