Hai lệnh cấm dầu giáng mạnh xuống Nga, EU và Moscow cùng 'chịu trận'

Linh Chi
Hầu hết dầu thô của Nga sang châu Âu đã bị cấm - nỗ lực táo bạo nhất của phương Tây nhằm gây áp lực tài chính lên Tổng thống Vladimir Putin khi chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine bước sang tháng thứ mười.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Hai lệnh cấm dầu giáng xuống Nga, EU và Mosocow cùng 'chịu trận'
Dầu Nga được vận chuyển bằng đường biển đã bị EU cấm từ ngày 5/12. Một mức giá trần mới đối dầu Moscow cũng được thông qua cùng ngày. (Nguồn: Reuters)

Hai lệnh cấm song song

Lệnh cấm vận dầu mỏ Nga vận chuyển bằng đường biển, được thống nhất vào cuối tháng 5, đã có hiệu lực tại Liên minh châu Âu (EU) từ ngày 5/12. Một mức giá trần mới đối với dầu thô của Moscow cũng được Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7), EU và Australia thông qua.

Mức giá trần ban đầu sẽ là 60 USD/thùng và sẽ được xem xét lại cứ sau mỗi 2 tháng, bắt đầu từ giữa tháng 1/2023, nhưng vẫn phải đảm bảo rằng mức giá trần mới thấp hơn 5% so với giá trung bình. Mọi thay đổi về giá trần sẽ phải có sự đồng thuận tuyệt đối của 27 nước EU và tiếp đó là G7.

Biện pháp này đặt ra với mục đích hạn chế doanh thu của Điện Kremlin, trong khi cho phép các nước như Trung Quốc và Ấn Độ tiếp tục mua dầu của Nga, miễn là những quốc gia này không trả hơn 60 USD/thùng.

Bên cạnh đó, các công ty có trụ sở tại EU, các nước G7 và Australia bị cấm cung cấp các dịch vụ cho phép vận tải hàng hải, chẳng hạn như bảo hiểm, với giá dầu cao hơn mức giá đó.

EU hiện cấm nhập khẩu dầu thô của Nga bằng đường biển và đã loại bỏ khoảng 90% lượng dầu nhập khẩu từ Moscow. Đó là một "thành tựu lớn" khi châu Âu từng nhận khoảng 1/3 lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào năm 2021.

Có một vài trường hợp ngoại lệ. Lệnh cấm vận không nhắm mục tiêu vào dầu, khí đốt nhập khẩu qua đường ống. Điều đó có nghĩa là đường ống Druzhba có thể tiếp tục cung cấp cho Hungary, Slovakia và Czech.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận, lệnh cấm vận có tác động đáng kể đến cả Nga và EU. Năm 2021, EU đã nhập khẩu 48 tỷ Euro (50,7 tỷ USD) dầu thô và 23 tỷ Euro (24,3 tỷ USD) sản phẩm dầu tinh chế từ Nga. 2/3 số hàng nhập khẩu đó đến bằng đường biển.

Lệnh cấm các sản phẩm dầu tinh chế của Nga, chẳng hạn như nhiên liệu diesel, được nhập khẩu bằng đường biển, sẽ có hiệu lực vào ngày 5/2/2023.

Hai lệnh cấm dầu giáng xuống Nga, EU và Mosocow cùng 'chịu trận'
Nhanh chóng loại bỏ hàng nhập khẩu từ Nga, châu Âu hy vọng sẽ hạn chế 'dòng chảy' vào ngân sách của Tổng thống Putin. (Nguồn: Reuters)

Bước đi đúng nhưng chưa đủ?

Bất chấp các biện pháp trừng phạt chưa từng có từ phương Tây, nền kinh tế Nga và ngân sách của chính phủ vẫn được hỗ trợ nhờ vị thế "béo bở" là nước xuất khẩu dầu thô lớn thứ hai thế giới, sau Saudi Arabia.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), trong tháng 10, Nga đã xuất khẩu 7,7 triệu thùng dầu/ngày, chỉ thấp hơn 400.000 thùng so với mức trước khi nước này tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Doanh thu từ dầu thô và các sản phẩm tinh chế hiện ở mức 560 triệu USD/ngày.

Bằng cách nhanh chóng loại bỏ hàng nhập khẩu từ Nga, châu Âu hy vọng sẽ hạn chế "dòng chảy" vào ngân sách của Tổng thống Putin, khiến ông khó tiếp tục duy trì chiến dịch quân sự đặc biệt. Nhưng các quốc gia như Trung Quốc và Ấn Độ đã "bước vào" thị trường dầu mỏ của Moscow và "mạnh tay" mua các thùng dầu dư thừa.

Các nước G7 không muốn dầu của Nga bị loại bỏ hoàn toàn khỏi thị trường, vì điều đó sẽ đẩy giá dầu toàn cầu lên cao vào thời điểm lạm phát tăng cao. Bằng cách ban hành giới hạn giá, G7, EU và Australia hy vọng dòng chảy dầu tiếp tục lưu thông nhưng Moscow sẽ thu lợi ít hơn.

Tuy nhiên, mức giá giới hạn 60 USD/thùng vẫn gây nhiều tranh cãi. Các quốc gia như Ba Lan và Estonia muốn giới hạn giá thấp hơn, nhấn mạnh rằng, 60 USD là quá gần với giá thị trường hiện tại. Vào cuối tháng 9, dầu thô Urals của Nga được giao dịch chỉ dưới 64 USD/thùng.

Ngoại trưởng Estonia Urmas Reinsalu nhận định về mức giá này rằng: "Thỏa thuận trần giá dầu Nga là một bước đi đúng hướng, nhưng điều này là chưa đủ".

Chuyên gia năng lượng Simone Tagliapietra thuộc Viện Nghiên cứu Bruegel (Bỉ) cũng nhận thấy, ở điều kiện thị trường hiện nay, mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô Nga sẽ không gây phương hại cho Moscow.

Việc thực thi cũng có thể khó khăn. Nga và các khách hàng có thể bắt đầu sử dụng nhiều tàu và nhà cung cấp bảo hiểm bên ngoài châu Âu và Vương quốc Anh để lách luật. Richard Bronze, người đứng đầu bộ phận địa chính trị tại Công ty nghiên cứu Energy Aspects cho hay: “Năng lực của đội tàu nói trên đang tăng lên và nó có thể xử lý khối lượng của Nga trong một thời gian".

Bên cạnh đó, Moscow có thể bán bán dầu thô theo đúng quy định của phương Tây rồi xử lý hoặc tinh chế chúng bên ngoài lãnh thổ và tiếp tục bán với giá cao hơn. Việc này không vi phạm quy định liên quan của phương Tây.

Không chỉ Nga, EU "chịu trận"

Giá dầu đã giảm mạnh kể từ mùa Xuân do lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu có thể ảnh hưởng đến nhu cầu.

Sau khi áp trần giá dầu Nga, mọi con mắt đang đổ dồn vào phản ứng của Mosow. Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, mức trần giá là một bước “làm mất ổn định thị trường năng lượng thế giới”. Điện Kremlin cũng đe dọa, Nga có thể giảm sản lượng dầu.

Ông Ryabkov còn cảnh báo, phương Tây sẽ phải đối mặt với tình trạng bất ổn ngày càng tăng trên thị trường năng lượng trong khi Moscow dễ dàng tìm ra khách hàng mới có nhu cầu về dầu mỏ.

Theo IEA, Moscow cần tìm khách hàng thay thế cho 1,1 triệu thùng dầu thô/ngày. Điều đó có thể không dễ dàng.

Giới hạn giá dầu làm tăng thêm sự không chắc chắn. Những khách hàng tiềm năng có thể mua hàng hóa của Nga đang đứng trước quá rủi ro và phức tạp.

IEA đã ước tính, Moscow sẽ cắt giảm sản lượng thêm 1,4 triệu thùng dầu/ngày vào đầu năm 2023.

Ông Suranjali Tandon tại Viện Chính sách và Tài chính công Quốc gia có trụ sở tại Delhi (Ấn Độ) nhận định, sáng kiến áp giá trần đối với dầu thô Nga có thể có tác động tiêu cực hơn nữa đối với nền kinh tế toàn cầu.

Ông Suranjali Tandon nhấn mạnh: "Giá dầu tăng cao có thể dẫn đến những khó khăn chính trị cho các quốc gia đang đối phó với sự gia tăng bất bình đẳng và cản trở sự phục hồi kinh tế toàn cầu".

Lệnh cấm vận của châu Âu đối với các sản phẩm dầu tinh chế vào ngày 5/2/2023 cũng có thể là "điểm nóng" đối với giá năng lượng, do khu vực này vẫn phụ thuộc vào dầu diesel của Nga. Vấn đề tìm nguồn cung thay thế chỉ trong hai tháng không phải điều dễ dàng.

Muôn kiểu ‘lách’ trừng phạt, EU cứ cấm vận, Nga vẫn cứ xuất khẩu dầu và tăng thu ngân sách

Muôn kiểu ‘lách’ trừng phạt, EU cứ cấm vận, Nga vẫn cứ xuất khẩu dầu và tăng thu ngân sách

Trong khi các biện pháp trừng phạt của EU đã dẫn đến những thay đổi lớn về khách hàng mua dầu của Nga, chúng vẫn ...

Áp trần giá dầu Nga: 'Túi tiền' Moscow khó hao hụt nhưng việc bán hàng sẽ 'tốn kém và cồng kềnh'

Áp trần giá dầu Nga: 'Túi tiền' Moscow khó hao hụt nhưng việc bán hàng sẽ 'tốn kém và cồng kềnh'

Liên minh châu Âu (EU), Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) và Australia đồng ý áp trần giá dầu ...

Áp trần giá dầu Nga: Hàng loại tàu nghẽn tại Thổ Nhĩ Kỳ, Nga quan ngại; một 'cú sốc kinh tế' mới với Moscow?

Áp trần giá dầu Nga: Hàng loại tàu nghẽn tại Thổ Nhĩ Kỳ, Nga quan ngại; một 'cú sốc kinh tế' mới với Moscow?

Ngày 7/12, Nhật báo Telegraph đưa tin, các quan chức Anh đang trao đổi với phía Thổ Nhĩ Kỳ để giải quyết tình trạng hàng ...

Giá vàng hôm nay 7/12: Giá vàng củng cố 'chỗ đứng', dõi theo nhất cử nhất động từ Fed; vàng SJC nhập đà tăng mới?

Giá vàng hôm nay 7/12: Giá vàng củng cố 'chỗ đứng', dõi theo nhất cử nhất động từ Fed; vàng SJC nhập đà tăng mới?

Giá vàng hôm nay 7/12 tăng trở lại sau phiên giảm mạnh hơn 1% vào phiên trước. Tuy nhiên, thị trường dường như đang bị ...

Giá vàng hôm nay 8/12: Giá vàng sẽ khởi sắc vào năm 2023? Vị thế đã thay đổi, lý do đà tăng bị 'dập tắt'

Giá vàng hôm nay 8/12: Giá vàng sẽ khởi sắc vào năm 2023? Vị thế đã thay đổi, lý do đà tăng bị 'dập tắt'

Giá vàng hôm nay 8/12 ghi nhận thị trường thế giới biến động nhẹ giữa bối cảnh các nhà đầu tư chờ kết quả cuộc ...

(theo CNN)

Bài viết cùng chủ đề

Khủng hoảng năng lượng

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT, thách thức vị thế của Google

OpenAI vừa ra mắt công cụ tìm kiếm SearchGPT sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), hứa hẹn sẽ mang đến cho người dùng câu trả lời nhanh chóng, chính ...
Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Truyền thông Cuba tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Những ngày này, các phương tiện truyền thông Cuba liên tục có nhiều bài viết tri ân và tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Man City 'vung tiền' chiêu mộ cầu thủ tỏa sáng tại EURO 2024 Dani Olmo

Man City 'vung tiền' chiêu mộ cầu thủ tỏa sáng tại EURO 2024 Dani Olmo

Nguồn tin từ Foot Mercato cho hay, Dani Olmo đã lọt vào tầm ngắm Man City - đội bóng hoạt động chậm chạp trên thị trường chuyển nhượng gần đây.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức Lễ viếng và ghi sổ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức Lễ viếng và ghi sổ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức lễ viếng và mở sổ tang đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam Nguyễn ...
Quan hệ Việt Nam-Thụy Sỹ đang bước sang một giai đoạn hợp tác mới

Quan hệ Việt Nam-Thụy Sỹ đang bước sang một giai đoạn hợp tác mới

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ Alexandre Fasel nhấn mạnh trong cuộc làm việc với Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ.
Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Việt Nam cần làm gì để sử dụng nguồn lực tự nhiên hiệu quả

Chiếm 20 - 55% tổng tài sản của các quốc gia, nguồn lực tự nhiên là nhân tố đóng góp chính cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt Việt Nam vào một thời kỳ mở cửa kinh tế mạnh mẽ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn dắt Việt Nam vào một thời kỳ mở cửa kinh tế mạnh mẽ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã để lại nhiều dấu ấn nổi bật với nhiều quyết sách đột phá, góp phần đổi mới, đưa nền kinh tế đất nước vươn lên mạnh mẽ.
Lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong AANZFTA

Lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong AANZFTA

Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định AANZFTA.
Việt Nam mong muốn Algeria tạo điều kiện tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà ở

Việt Nam mong muốn Algeria tạo điều kiện tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà ở

Ngày 26/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp đón Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh và người có công Algeria Laid Rebigua.
Giá cà phê hôm nay 26/7/2024: Giá cà phê phục hồi từ đáy, đồng USD giảm, thị trường khó giữ được ổn định lúc này

Giá cà phê hôm nay 26/7/2024: Giá cà phê phục hồi từ đáy, đồng USD giảm, thị trường khó giữ được ổn định lúc này

Giá cà phê hôm nay 26/7/2024: Giá cà phê phục hồi từ đáy, đồng USD giảm, thị trường khó giữ được ổn định vì lý do này...
Bất động sản mới nhất: Thị trường ấm lên từng ngày, định lại giá đất hơn 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền

Bất động sản mới nhất: Thị trường ấm lên từng ngày, định lại giá đất hơn 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền

Lượng giao dịch tăng hơn 10%, Khánh Hòa định lại giá đất 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng

Bất động sản mới nhất: Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng

Ba Luật mới sẽ gỡ 'nút thắt' cho thị trường, Hà Nội đồng ý tiếp tục thực hiện Khu đô thị Thanh Hà A, B… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Từ ngày 1/8, có bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 không?

Từ ngày 1/8, có bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 không?

Có hay không bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 đang được người dân quan tâm khi hiệu lực Luật mới đã điều chỉnh.
Người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu khi lựa chọn chủ đầu tư

Người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu khi lựa chọn chủ đầu tư

Theo Báo cáo của PropertyGuru Việt Nam, khi cân nhắc chủ đầu tư, người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu.
3 luật về bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

3 luật về bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

Quốc hội vừa thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023 và Luật Các tổ chức tín ...
Bất động sản mới nhất: Phân khúc tăng giá nhất, loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá, điều kiện cấp sổ hồng cho chung cư mini

Bất động sản mới nhất: Phân khúc tăng giá nhất, loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá, điều kiện cấp sổ hồng cho chung cư mini

Loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá, giá căn hộ cao cấp và đất nền tại TPHCM tăng gấp đôi sau 8 năm… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7: USD chưa dứt đà giảm, Yen Nhật được hỗ trợ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7: USD chưa dứt đà giảm, Yen Nhật được hỗ trợ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7 ghi nhận USD giảm nhẹ, trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đi xuống.
MB cho vay mua ôtô phê duyệt siêu tốc chỉ trong 5 phút

MB cho vay mua ôtô phê duyệt siêu tốc chỉ trong 5 phút

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) triển khai gói vay ưu đãi 5000 tỷ đồng dành cho khách hàng vay mua ô tô với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 7,5%/năm, khách hàng có thể ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7: Yen Nhật 'chiếm sóng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7: Yen Nhật 'chiếm sóng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7 ghi nhận đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tháng so với đồng Yen Nhật.
MB tung gói vay mua nhà miễn trả gốc trong 5 năm đầu – hàng trăm bạn trẻ đã hiện thực hóa ước mơ an cư

MB tung gói vay mua nhà miễn trả gốc trong 5 năm đầu – hàng trăm bạn trẻ đã hiện thực hóa ước mơ an cư

Với gói vay mua nhà linh hoạt, lãi suất ưu đãi và thời gian vay lên đến 35 năm, MB mang đến cơ hội “hiện thực hóa ngôi nhà mơ ước" cho người trẻ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7: Yen Nhật bật tăng, thị trường 'im hơn lặng tiếng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7: Yen Nhật bật tăng, thị trường 'im hơn lặng tiếng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7 ghi nhận đồng USD phản ứng rất ít với dữ liệu doanh số bán nhà hiện tại của Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7: USD lao dốc nhẹ khi nhận tin của Tổng thống Biden rời cuộc đua

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7: USD lao dốc nhẹ khi nhận tin của Tổng thống Biden rời cuộc đua

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch tổng thể trầm lắng.
Phiên bản di động