CPTPP hiện có 11 thành viên, gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, chiếm 13% GDP toàn cầu. (Nguồn: Wiki Media) |
Phát biểu tại cuộc họp chính phủ, Bộ trưởng Hong Nam-ki nêu rõ: "Chính phủ đang cố gắng thu thập ý kiến của công chúng và tiến hành các cuộc thảo luận xã hội về việc gia nhập CPTPP".
Ông Hong Nam-ki nhấn mạnh, chính phủ Hàn Quốc tìm cách gia nhập CPTPP để mở rộng thương mại, đầu tư và nâng cao vị thế của nước này như một thành tố lớn trong thương mại toàn cầu.
Việc Hàn Quốc tích cực xem xét gia nhập CPTPP là một phần trong nỗ lực của nước này nhằm mở rộng các thỏa thuận tự do thương mại (FTA) trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Theo báo cáo của Viện Kinh tế Công nghiệp và Thương mại Hàn Quốc, kim ngạch thương mại của 11 nước tham gia CPTPP lên tới 5.700 tỷ USD vào năm 2019, chiếm 15,2% tổng kim ngạch thương mại toàn cầu.
Được ký kết tại Chile vào tháng 3/2018, CPTPP hiện có 11 thành viên, gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore và Việt Nam, chiếm 13% GDP toàn cầu.
Hiệp định này bắt đầu có hiệu lực vào ngày 30/12/2018 sau khi được Australia, Canada, Nhật Bản, Mexico, New Zealand và Singapore thông qua, và bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam từ tháng 1/2019.
Tháng 9 vừa qua, Trung Quốc đã đệ đơn xin gia nhập CPTPP. Trước đó, tháng 2/2021, Anh cũng đã đệ đơn xin gia nhập CPTPP.
Với những cam kết mang tính toàn diện, tiêu chuẩn cao và cân bằng, CPTPP giúp tăng cường mối liên kết cùng có lợi giữa các nền kinh tế thành viên và thúc đẩy thương mại, đầu tư và tăng trưởng kinh tế trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
| Động lực nào thúc đẩy Trung Quốc cải cách để tham gia 'sân chơi' CPTPP? Báo The Straits Times phân tích những lý do đằng sau việc Trung Quốc nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện ... |
| CPTPP 'nóng' tại APEC, cơ hội đối thoại với Trung Quốc Vấn đề Trung Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) nộp đơn xin gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái ... |