Hàn Quốc hướng tới chiến lược xuất khẩu mới. Hình ảnh Tổng thống Yoon Suk-yeol đọc Thông điệp Năm mới được truyền hình tại Ga Seoul sáng 1/1/2023. (Nguồn: Yonhap) |
Trong thông điệp Năm mới đưa ra ngày 1/1, Tổng thống Yoon cam kết sẽ đích thân tham gia vào các chiến lược xuất khẩu của quốc gia và tập trung vào lĩnh vực ngoại giao kinh tế.
Trong bài phát biểu của mình, ông Yoon nhấn mạnh tầm quan trọng của lĩnh vực xuất khẩu ở Hàn Quốc đồng thời cho rằng, đã đến lúc phải thay đổi chiến lược xuất khẩu do các chính sách bảo hộ thương mại đang làm suy yếu các nỗ lực chung của thế giới nhằm giải quyết lạm phát, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu và biến động giá nguyên liệu thô.
Theo Tổng thống Yoon, trong bối cảnh hiện nay, các quốc gia chia sẻ các giá trị phổ quát về tự do, nhân quyền và pháp quyền đang liên kết với nhau thông qua các nền kinh tế và ngành công nghiệp của họ và “sự đoàn kết dựa trên các giá trị phổ quát này là lựa chọn chiến lược nhất”.
Tổng thống Yoon cho biết, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà máy điện hạt nhân và công nghiệp quốc phòng sẽ là những động lực kinh tế mới của Hàn Quốc. Ông tuyên bố sẽ nới rộng tài chính cho lĩnh vực thương mại tổng thể lên mức cao kỷ lục 360 nghìn tỷ Won (285 tỷ USD) trong năm nay để đạt mục tiêu giành được tổng cộng 50 tỷ USD đơn đặt hàng ở nước ngoài.
Ông Yoon cũng cam kết đẩy mạnh "các công nghệ chiến lược trong tương lai" như hàng không vũ trụ, trí tuệ nhân tạo và kỹ thuật sinh học, nêu bật cam kết dành khoản chi 30 nghìn tỷ Won của chính phủ cho nghiên cứu và phát triển lĩnh vực hàng không vũ trụ.
Xuất khẩu, lĩnh vực trụ cột của nền kinh tế Hàn Quốc trong năm 2022 đã tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng kỷ lục song đồng thời nước này cũng ghi nhận mức thâm hụt thương mại lớn nhất từ trước đến nay trong năm 2022, do giá năng lượng trên thị trường thế giới tăng cao.
Theo số liệu do Bộ Thương mại, công nghiệp và năng lượng Hàn Quốc công bố ngày 1/1, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Hàn Quốc năm 2022 đạt 683,9 tỷ USD - mức cao nhất kể từ năm 1956 khi nước này bắt đầu tổng hợp dữ liệu liên quan đến thương mại.
Giới chuyên gia nhận định, kết quả này có được là do nhu cầu toàn cầu vững chắc đối với các mặt hàng xuất khẩu chính của Hàn Quốc như chất bán dẫn và sản phẩm dầu mỏ, cũng như doanh số bán xe điện và pin sạc lớn nhất từ trước đến nay. Theo đó, Hàn Quốc trở thành nhà xuất khẩu lớn thứ 6 thế giới - tăng một bậc so với năm 2021.
Top 5 nước xuất khẩu hàng đầu thế giới năm 2022 gồm Trung Quốc, Mỹ, Đức, Hà Lan và Nhật Bản.
Trong khi đó, nhập khẩu của Hàn Quốc cũng tăng tới 18,9% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 731,2 tỷ USD, dẫn đến mức thâm hụt thương mại 47,2 tỷ USD. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 2008 cán cân thương mại Hàn Quốc thâm hụt, với mức thâm hụt cao gấp hơn 2 lần so với mức kỷ lục trước đó là 20,62 tỷ USD ghi nhận vào năm 1996.
Các chuyên gia dự báo, xuất khẩu của Hàn Quốc năm 2023 sẽ giảm 4,5% do suy thoái kinh tế toàn cầu và nhu cầu chất bán dẫn giảm trên thị trường thế giới. Chính vì điều này, chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu thông qua mở rộng tài trợ thương mại, gia tăng hiện diện của Hàn Quốc tại các thị trường mới nổi và các quốc gia giàu tài nguyên, đảm bảo duy trì đà tăng trưởng.
| Việt Nam và Hàn Quốc chính thức trở thành Đối tác chiến lược toàn diện Ngay sau hội đàm và chứng kiến lễ ký kết các văn kiện hợp tác, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Hàn ... |
| Đề nghị tạo điều kiện cho nông, thủy sản Việt Nam được xuất khẩu sang Hàn Quốc Việc tạo điều kiện để các mặt hàng nông, thuỷ sản của Việt Nam được xuất khẩu sang Hàn Quốc góp phần thúc đẩy kim ... |
| Hàn Quốc sắp công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Ngày 22/12, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc thông báo nước này có thể công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương từng được Tổng ... |
| Xuất khẩu ngày 23-25/12: Cơ hội cho hàng Việt tại thị trường mới Peru; xuất khẩu tôm khởi sắc Xuất khẩu tôm đạt hơn 4 tỷ USD; cơ hội cho hàng Việt tại thị trường mới Peru... là những tin nổi bật trong bản ... |
| Hàn Quốc tiết lộ chi tiết chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và kế hoạch ngân sách quốc phòng giai đoạn 2023-2027 Ngày 28/12, Hàn Quốc thông báo chi tiết chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của nước này, trọng tâm gồm thúc đẩy tự do, ... |