Hàn Quốc công bố bản báo cáo cuối cùng về Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong ngày 28/12 - Ảnh minh họa. (Nguồn: Haszon) |
Chính phủ Hàn Quốc khẳng định sẽ theo đuổi 9 phương châm nỗ lực cốt lõi, hướng tới hoàn thành tầm nhìn về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do, hòa bình và thịnh vượng, dựa trên nguyên tắc hợp tác bao trùm, tin cậy và có đi có lại.
Cụ thể, 9 phương châm trên bao gồm: Xây dựng một trật tự khu vực dựa trên các quy tắc và chuẩn mực; hợp tác thúc đẩy pháp quyền và nhân quyền; đẩy mạnh các nỗ lực không phổ biến vũ khí hạt nhân và chống khủng bố trên toàn khu vực;
Tăng cường hợp tác an ninh toàn diện; xây dựng mạng lưới an ninh kinh tế; thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ quan trọng và thu hẹp khoảng cách số;
Dẫn đầu hợp tác khu vực về biến đổi khí hậu và an ninh năng lượng; tham gia vào “ngoại giao đóng góp” thông qua quan hệ đối tác hợp tác phát triển phù hợp và thúc đẩy sự hiểu biết và trao đổi lẫn nhau.
Theo Văn phòng Tổng thống Yoon Suk Yeol, hướng tới các giá trị tự do và đoàn kết, chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ đánh dấu mốc quan trọng trong việc đảm bảo lợi ích quốc gia mà nước này tìm kiếm.
Bên cạnh đó, chiến lược cũng sẽ mở rộng phạm vi chính sách đối ngoại của Seoul trong khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, nơi có tầm quan trọng chiến lược ngày càng tăng.
Với việc lần đầu tiên đưa ra chiến lược khu vực toàn diện, Hàn Quốc đã khẳng định cam kết của nước này trong việc mở rộng không gian ngoại giao, tăng cường vai trò và đóng góp cho khu vực phù hợp với vị thế cũng như kỳ vọng của cộng đồng quốc tế.
Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, nước này đặt mục tiêu tăng chi tiêu quốc phòng trung bình hằng năm là 6,8% trong 5 năm tới, trong đó tập trung vào việc đảm bảo khả năng "áp đảo" để đối phó với các mối đe dọa đang có xu hướng gia tăng từ Triều Tiên.
Trong đó, kế hoạch chi tiết quốc phòng trung hạn đầu tiên dưới thời Tổng thống Yoon Suk Yeol đã được đưa ra trước tình hình gia tăng căng thẳng do hàng loạt vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng trong thời gian gần đây, cùng các vụ xâm nhập bằng máy bay không người lái (UAV) qua biên giới liên Triều trong ngày 26/12.
Kế hoạch chi tiết cho giai đoạn 2023-2027 bao gồm các phương án tăng cường quốc phòng khác nhau, trong đó đảm bảo có thêm nhiều tàu ngầm hạng trung được trang bị tên lửa đạn đạo, bổ sung máy bay chiến đấu tàng hình và tên lửa đất đối đất chiến thuật tiên tiến.
Dự kiến Bộ Quốc phòng Hàn Quốc sẽ chi 331,4 nghìn tỷ Won (261 tỷ USD) trong thời gian 5 năm, trong đó 107,4 nghìn tỷ Won để cải tiến khả năng phòng thủ và 224 nghìn tỷ Won để quản lý quân đội, thiết bị và cơ sở vật chất.
Hiện kế hoạch này vẫn đang chờ được Quốc hội thông qua.
| Công bố chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đầu tiên: Hàn Quốc muốn gì? Các chuyên gia nghiên cứu quốc tế cho rằng chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đầu tiên của Hàn Quốc cho thấy ý định ... |
| Hàn Quốc: Thông qua dự thảo ngân sách năm 2023, gần 9% cho chi tiêu quốc phòng Bộ Tài chính Hàn Quốc cho biết dự thảo ngân sách được thông qua có tổng trị giá 638.700 tỷ Won (498,89 tỷ USD), ít ... |
| Triều Tiên phóng tên lửa trong hai tuần liên tiếp, Hàn Quốc sẵn sàng đáp trả 'áp đảo' Ngày 23/12, ngay sau khi Triều Tiên phóng 2 tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) ra vùng biển phía Đông, quân đội Hàn Quốc ... |
| Thủ tướng Nhật Bản tuyên bố sẽ ra bản cập nhật hướng dẫn chính sách đại dương trong năm 2023 Ngày 23/12, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio đã khẳng định cam kết về cập nhật các hướng dẫn chính sách đại dương của Tokyo ... |
| UAV Triều Tiên bay ngang qua bầu trời Seoul? Ngày 26/12, giới chức Hàn Quốc khẳng định, máy bay không người lái (UAV) được cho là của Triều Tiên đã bay qua khu vực ... |