TIN LIÊN QUAN | |
Mang sản phẩm vùng Gyeonggido đến người tiêu dùng Việt | |
Người tiêu dùng là động lực phát triển của nền kinh tế |
Sự kiện lần này đã thu hút khoảng 100 tổ chức thương mại và doanh nghiệp Pháp cùng 20 doanh nghiệp Việt Nam.
Tập đoàn bán lẻ Casino là công ty mẹ của chuỗi siêu thị Big C. (Nguồn: enternews) |
Tham dự các hoạt động tại Lyon, về phía Việt Nam có: Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa; lãnh đạo các Vụ Thị trường châu Âu, Thị trường trong nước (Bộ Công Thương); Tham tán Thương mại Việt Nam tại Pháp cùng đại diện nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Phía Pháp có: Thị trưởng quận 7 của thành phố Lyon và đại diện lãnh đạo tập đoàn bán lẻ Casino, công ty mẹ của chuỗi siêu thị Big C tại Việt Nam.
Đánh giá về sự hiện diện của hàng Việt Nam tại đây, Thị trưởng Quận 7, thành phố Lyon bày tỏ tin tưởng vào triển vọng thúc đẩy hình ảnh và hàng hóa của Việt Nam nhiều hơn tại Lyon - thành phố lớn thứ ba ở Pháp.
Lãnh đạo Tập đoàn bán lẻ Casino cam kết tiếp tục phát triển mảng xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam qua chuỗi các siêu thị của Casino ở châu Âu và trên thế giới mặc dù Casino đang tiến hành chuyển nhượng hệ thống siêu thị Big C Việt Nam.
Nguyên Tổng Giám đốc Big C tại Việt Nam, ông Guillaume Seneclauze cho biết, hàng Việt Nam khá thu hút người tiêu dùng ở các siêu thị của Casino tại Pháp. (Nguồn: gdoweek) |
Nguyên Tổng Giám đốc Big C tại Việt Nam, ông Guillaume Seneclauze cho rằng, hàng Việt Nam khá thu hút người tiêu dùng ở các siêu thị của Casino tại Pháp. Khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) chính thức được ký kết và triển khai thì lợi ích đối với các ngành hàng của Việt Nam xuất khẩu sang EU là rất lớn. Việc tổ chức tuần hàng Việt trong siêu thị của Casino cho thấy, tập đoàn này tiếp tục chiến lược thúc đẩy mảng xuất khẩu hàng hóa từ Việt Nam sang bày bán tại các siêu thị ở Pháp và trên thế giới.
Về phần mình, Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa đánh giá cao việc xuất khẩu trực tiếp hàng hóa Việt Nam vào các hệ thống phân phối tại EU, đặc biệt là tại Pháp - quốc gia có quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam và có tới gần 400.000 người Việt sinh sống, học tập và làm việc.
Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa nhấn mạnh rằng trong tương lai, đây sẽ là một trong những kênh hợp tác thương mại phát triển nhanh và hiệu quả, có giá trị gia tăng cao, mang lại lợi ích cho cả người tiêu dùng, nhà phân phối, nhà sản xuất.
Tuần hàng Việt Nam với khẩu hiệu "Tôn vinh Việt Nam" là hoạt động quy mô được Bộ Công Thương tổ chức lần thứ ba tại Pháp. Các sản phẩm được trưng bày tại siêu thị Casino Gambetta ở thành phố Lyon gồm hoa quả tươi, nem gói sẵn đông lạnh, tôm đông lạnh, hoa quả đóng hộp, đồ uống, gạo, một số mặt hàng may mặc..., thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng địa phương.
Việc đưa hàng hóa Việt Nam vào hệ thống Casino đã được tiến hành nhiều năm qua. Năm 2015, giá trị các hàng hóa được Casino tiêu thụ và phân phối đạt 30 triệu USD với 800 mặt hàng và 60 nhà cung cấp. Tuy nhiên, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa cho rằng, con số này còn khiêm tốn và hy vọng rằng giá trị hàng được hệ thống Casino nhập khẩu sẽ cao hơn nhiều trong thời gian tới.
Cho tới nay, những mặt hàng của Việt Nam được tiêu thụ nhiều trong các hệ thống siêu thị của châu Âu chủ yếu là thủy sản, chè, dệt may, giày dép, đồ gỗ, đồ trang trí nội thất… Đây là những mặt hàng sẽ được giảm thuế về 0% sau khi Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU có hiệu lực. Khi đó, người tiêu dùng Pháp và EU sẽ được hưởng lợi nhiều khi lựa chọn hàng xuất khẩu của Việt Nam.
Việt Nam cần tiếp tục cải thiện hạ tầng cơ sở
Cùng với việc giới thiệu hàng Việt Nam, Bộ Công Thương phối hợp Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và Phòng Thương mại và Công nghiệp vùng Rhone Alpes tổ chức hội thảo "Việt Nam - nền kinh tế đang phát triển mạnh". Các ý kiến tại hội thảo đều cho rằng có nhiều cơ hội thúc đẩy hợp tác với Việt Nam, nền kinh tế phát triển mạnh trong một ASEAN kết nối chặt chẽ và năng động.
Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa cho rằng Pháp luôn là thị trường tiềm năng của Việt Nam và doanh nghiệp của hai nước chính là cầu nối giúp đưa hàng Việt Nam ra thế giới và đưa các sản phẩm của Pháp đến với người tiêu dùng Việt Nam.
Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại giữa hai nước đã được nâng lên, tuy nhiên chưa tương xứng với tiềm năng. Vì vậy, cộng đồng doanh nghiệp hai nước cần tận dụng tối đa các hiệp định thương mại song phương nhằm đẩy mạnh việc tìm kiếm cơ hội hợp tác cùng có lợi, phát huy vai trò cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Pháp trong việc hỗ trợ tích cực thị trường Việt Nam.
Ông François Turcas, Chủ tịch Tổng liên đoàn các doanh nghiệp vừa và nhỏ vùng Rhone Alpes đã bày tỏ sự quan tâm lớn của doanh nghiệp Pháp đến các cơ hội hợp tác làm ăn với Việt Nam, quốc gia có nền kinh tế phát triển năng động và là cửa ngõ để doanh nghiệp Pháp phát triển trong ASEAN. Đại diện tập đoàn Casino, tập đoàn SEB, gồm các doanh nghiệp đã có kinh nghiệm kinh doanh tại Việt Nam, cùng các doanh nghiệp Việt Nam đã chia sẻ kinh nghiệm về môi trường kinh doanh, về các chính sách, luật pháp nhằm thúc đẩy thương mại song phương và thu hút đầu tư của Pháp vào Việt Nam.
Nhân dịp này, những công ty Pháp có văn phòng đại diện tại Việt Nam đánh giá cao những cải cách ở Việt Nam và cho rằng Việt Nam cần tiếp tục cải thiện hạ tầng cơ sở nhằm đáp ứng yêu cầu cũng như tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và đô thị hóa.
Trong khuôn khổ các hoạt động xúc tiến thương mại, Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa đã có buổi làm việc với tập đoàn bán lẻ Auchan và đại diện một số doanh nghiệp lớn của Pháp.
Thị trường bán lẻ: Vẫn còn dư địa cho doanh nghiệp Việt Thông tin Tập đoàn Central Group hoàn tất thương vụ mua lại Big C Việt Nam với giá 1,14 tỷ USD làm dấy lên lo ... |
Điểm mặt hàng Việt Nam được người tiêu dùng thủ đô yêu thích Cùng với 61 sản phẩm/dịch vụ, 21 “Doanh nghiệp hàng Việt tiêu biểu” và 16 “Doanh nhân hàng Việt tiêu biểu” đã được tôn vinh ... |
Khi doanh nghiệp bỏ rơi quyền lợi người tiêu dùng Nào là sữa nhiễm độc melamine, nước tinh khiết bẩn, dầu gội đầu nghi nhiễm dioxin và gần đây nhất là nhiều sản phẩm sữa ... |